Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn thịt nạt và cá

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, thường gây nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh. Ngoài việc dùng các loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị hội chứng này. Thì hội chứng ruột kích thích nên ăn gì cũng là điều được nhiều người bệnh quan tâm.

Hiểu được mối băn khoăn của cộng đồng, hôm nay chuyên mục Cẩm Nang Sức Khỏe của Mediphar USA sẽ giúp người bệnh thống kê lại những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người mắc phải hội chứng này. Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi ngay sau đây.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích là một triệu chứng rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Để giảm thiểu các triệu chứng của IBS như: đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đại tiện khó khăn, mệt mỏi… Thì việc cải thiện chế độ dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể hàng ngày là việc làm mà người bệnh tuyệt nhiên không được bỏ qua.

Và sau đây sẽ là một số thực đơn lý tưởng cho quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích sớm hiệu quả:

Thức ăn giàu chất xơ giúp giảm chứng ruột kích thích

Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh, trái cây, các loại hạt,… là những loại thực phẩm lý tưởng nhất cho sức khỏe mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những người mắc phải hội chứng ruột kích thích.

Bởi, chất xơ sẽ giúp làm giảm gánh nặng tại hệ tiêu hóa, giúp hoạt động tại cơ quan này được thực hiện trơn tru, thuận lợi hơn, giúp giảm táo bón và tiêu chảy.

Thức ăn giàu chất xơ giúp giảm chứng ruột kích thích

Người bị chứng ruột kích thích có thể bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau, như: rau muống, rau lang, rau mồng tơi, gạo lứt, cải bó xôi, khoai lang,…

Đồng thời nên tránh ăn quá nhiều cải bắp, súp lơ, bông cải xanh… vì các loại rau này chứa chất xơ khó tiêu hoá và dễ gây tụ hơi trong người.

Lưu ý nên chế biến các món rau này đơn giản luộc hoặc hấp, nấu canh, tránh chiên xào cầu kỳ và dầu mỡ gây khó tiêu cho hệ tiêu hoá.

Uống đủ nước

Cố gắng uống khoảng 1,5- 2 L chất lỏng mỗi ngày. Giữ đủ nước có thể hữu ích nếu bạn bị táo bón, nước giúp điều hoà cơ thể, làm mềm phân, thanh lọc hệ tiêu hoá hiệu quả. Bạn có thể chọn uống nước ấm, nước ép một số loại hoa quả, sinh tố trái cây,… tránh dùng các loại nước có cồn, nước ngọt,… dễ khiến triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Uống đủ nước

Thịt nạc

Việc bổ sung đủ protein cũng cần thiết đối với sức khỏe và khả năng hồi phục của người mắc chứng ruột kích thích. Khuyên dùng nhất vẫn là: ức gà, thịt heo nạc, thăn bò…Để dễ tiêu hoá, bạn nên chế biến các loại thực phẩm bằng cách nướng, hoặc hấp với ít dầu (hoặc dùng nồi chiên không dầu), hạn chế tẩm ướp cầu kỳ với các loại gia vị gây nóng, khó tiêu.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn thịt nạt và cá
Hội chứng ruột kích thích nên ăn thịt nạt và cá

Các loại cá

Cá chứa nhiều Omega – 3 nên luôn được khuyên dùng đối với những cá nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích. Một số loại cá khuyên dùng cần kể đến như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm…

Các loại cá

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho những người bị bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa. Nên sữa chua luôn là loại thực phẩm được khuyên dùng đối với các cá nhân có hệ tiêu hóa kém. Kể cả người mắc hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Hội chứng ruột kích thích nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Gợi ý chế độ ăn kiêng FODMAP cho người bị ruột kích thích

Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp là gì?

FODMAP viết tắt của ” Fermentable,  Oligosaccharides, Disaccharides,  M onosaccharides  And Polyols. Những carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men được phổ biến trong chế độ ăn uống.

  • Oligosaccharides: fructan và galacto-oligosaccharides (GOS)
  • Disaccharides: lactose
  • Monosaccharid: fructose
  • Polyols: sorbitol và mannitol

Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp là gì?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ruột non không hấp thụ FODMAPs tốt vì chúng làm tăng lượng chất lỏng trong ruột và tạo ra nhiều khí hơn. Đó là do gây vi khuẩn đại tràng lên men. Tăng chất lỏng và khí trong ruột dẫn đến đầy hơi và làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn, gây đau bụng và tiêu chảy. Ăn ít các loại carbohydrate này sẽ làm giảm các triệu chứng này.

Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống FODMAP thấp giúp cải thiện các triệu chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu thậm chí còn cho thấy 76% bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng này đã báo cáo sự cải thiện các triệu chứng của họ.

Tránh ăn các thực phẩm nào khi bị ruột kích thích

  • Đường lactose
    • Sữa bò, sữa chua, bánh pudding, sữa trứng, kem, phô mai tươi, phô mai ricotta và mascarpone
  • Fructose
    • Trái cây, chẳng hạn như táo, lê, đào, anh đào, xoài, lê và dưa hấu
    • Chất làm ngọt, chẳng hạn như mật ong và mật hoa cây thùa
    • Các sản phẩm có xi-rô ngô fructose cao
  • Fructan
    • Các loại rau, chẳng hạn như atisô, măng tây, cải Brussels, bông cải xanh, củ dền, tỏi và hành
    • Các loại ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch đen
    • Bổ sung chất xơ, chẳng hạn như inulin
  • GOS
    • Đậu gà, đậu lăng, đậu tây và các sản phẩm từ đậu nành
    • Các loại rau, chẳng hạn như bông cải xanh
  • Polyols
    • Trái cây, chẳng hạn như táo, mơ, dâu đen, anh đào, quả xuân đào, lê, đào, mận và dưa hấu
    • Các loại rau, chẳng hạn như súp lơ, nấm và đậu tuyết
    • Chất tạo ngọt, chẳng hạn như sorbitol, mannitol, xylitol, maltitol và isomalt được tìm thấy trong kẹo cao su không đường và kẹo bạc hà, thuốc ho và thuốc nhỏ

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị ruột kích thích

  • Sữa : Sữa không có lactose, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa chua không có lactose; pho mát cứng như feta và brie
  • Trái cây : Chuối, việt quất, dưa đỏ, bưởi, mật ong, kiwi, chanh, chanh, cam và dâu tây
  • Rau : Măng, giá đỗ, cải ngọt, cà rốt, hẹ, dưa chuột, cà tím, gừng, rau diếp, ô liu, hành tây, khoai tây, hành lá và củ cải
  • Chất đạm : Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng và đậu phụ
  • Các loại hạt  (giới hạn 10-15 mỗi loại): Hạnh nhân, mắc ca, đậu phộng, hạt thông và quả óc chó
  • Ngũ cốc : Yến mạch, cám yến mạch, cám gạo, mì ống không chứa gluten, chẳng hạn như gạo, ngô, hạt diêm mạch, gạo trắng, bột ngô và hạt diêm mạch

Chế độ ăn kiêng FODMAPs thấp hạn chế các loại thực phẩm có vấn đề cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là với những người bị ruột kích thích. Nhưng với cơ thể khoẻ mạnh, bạn có thể dùng các thực phẩm trên ở liều lượng phù hợp.

Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì?

Tương ứng với những thực phẩm nên tăng cường, nguyên nhân hội chứng ruột kích thích là cũng do ăn nhiều các loại thực phẩm:

– Thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…).

– Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ,..

– Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều gluten (protein khó tiêu đối với người mắc IBS)

– Các loại thực phẩm thuộc nhóm đậu chứa FODMAP cũng sinh hơi nên cần tránh.

– Thức ăn dầu mỡ cao như các món rán, xào, sốt…

– Thức ăn cay nóng, chua, đậm gia vị

Hội chứng ruột kích thích không nên ăn
Hội chứng ruột kích thích không nên ăn

– Đồ ngọt chứa đường lactose rất khó tiêu.

– Hoa quả chua vì chúng có nhiều axit, không tốt cho đường tiêu hóa.

– Đồ chứa chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas,…

Mẹo giữ chế độ ăn kiêng cho người bị ruột kích thích

Khi đi ăn ở ngoài, dự các buổi tiệc tùng, bạn hãy cố gắng chọn những thức ăn gần giống nhất với món bạn ăn ở nhà, các món ăn nhẹ và đơn giản. Lưu ý tránh đồ chiên rán, những món tẩm ướp gia vị cầu kỳ, tránh đồ ăn nhiều dầu, ăn một phần nhỏ món tráng miệng và không ăn quá nhiều!

Nếu có thể, hãy yêu cầu một thực đơn cho riêng bạn, nhưng nếu bạn không thể, hãy ăn từng ít một và cố gắng lựa chọn các món phù hợp với cơ thể.

Mẹo giữ chế độ ăn kiêng cho người bị ruột kích thích

Giải pháp khác cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Một lựa chọn khác luôn được lưu tiên song hành cùng người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn tính, chính là La liễu Bạch tràng khang. Một sản phẩm đến từ thương hiệu Mediphar USA – Chuyên hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng liên quan đến ruột kích kích.

La liễu Bạch tràng khang đặc biệt phù hợp với các cá nhân mắc phải hội chứng IBS với các triệu chứng sau:

– Người có chức năng tiêu hóa suy giảm, tiêu hóa thức ăn chậm chạp, kém hiệu quả.

– Thường xuyên đau bụng khi ăn phải thức ăn tanh, lạ, hải sản, giàu đạm…

Ăn uống khó tiêu, ợ hơi, đau bụng, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn và nôn ói, phân sống, nát, đi lỏng hoặc táo bón dài ngày.

Ngoài ra, các nhà thuốc, phòng khám, phòng mạch, muốn nhập sản phẩm hỗ trợ điều trị hội chứng kích thích ruột, hoặc các sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa khác. Thì đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay Mediphar USA. Chúng tôi đang có nhiều ưu đãi đợi chờ bạn!
phân phối sỉ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan