Dầu gấc có tốt không? Công dụng và cách sử dụng dầu gấc

Dầu gấc với thành phần chiết xuất từ tinh dầu gốc tự nhiên, giàu DHA và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hiện nay. Dầu gấc không chỉ giúp tăng cường thị lực, tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe làn da hiệu quả hơn. Vậy nên uống dầu gấc lúc nào thì tốt? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết về công dụng của dầu gấc cũng như cách sử dụng loại tinh dầu này đúng cách trong bài viết sau.

Dầu gấc là loại dầu gì?

Dầu gấc hay còn gọi là tinh dầu gấc là sản phẩm được chiết xuất màng đỏ của quả gấc (Momordica cochinchinensis), một loại cây leo nhiệt đới phổ biến ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Quả gấc có vỏ màu cam sẫm hoặc đỏ, bên trong chứa các hạt được bao quanh bởi lớp màng đỏ tươi giàu dinh dưỡng.

Dầu gấc không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả sức khỏe và làn da. Nhờ vào hàm lượng carotenoid, axit béo và các chất chống oxy hóa dồi dào, dầu gấc có khả năng hỗ trợ thị lực, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch, cũng như giúp dưỡng da mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa.

Dầu gấc là dầu gì
Dầu gấc là tinh dầu được chiết xuất từ màng đỏ của trái gấc

Công dụng của dầu gấc là gì?

Dầu gấc thường được biết đến là loại tinh dầu tốt cho sức khỏe như: 

Bảo vệ mắt và cải thiện thị lực 

Dầu gấc là một trong những nguồn beta-carotene tự nhiên dồi dào nhất. Beta-carotene là tiền chất của vitamin A, rất cần thiết cho thị lực, giúp duy trì chức năng võng mạc và ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt (xerophthalmia) và quáng gà.

Các carotenoid này tập trung ở điểm vàng của mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh và các gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nhờ vào các carotenoid, dầu gấc có thể hỗ trợ cải thiện thị lực, đặc biệt là ở những người có nguy cơ thiếu vitamin A.

Tác dụng của dầu gấc đối với mắt
Dầu gấc có tác dụng giúp bảo vệ mắt và cải thiện thị lực

Tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư

Dầu gấc chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là lycopene và beta-carotene. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Với hàm lượng lycopene cực cao, dầu gấc có khả năng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày thông qua nhiều cơ chế như gây chết tế bào ung thư theo chương trình (apoptosis) và ức chế sự tăng sinh mạch máu nuôi khối u (anti-angiogenesis).

Tác dụng của dầu gấc đối với sức khỏe
Dầu gấc chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol

Dầu gấc chứa nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit oleic (omega-9) và axit linoleic (omega-6), giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ. Các hợp chất trong dầu gấc có tính kháng viêm, giúp giảm viêm trong mạch máu, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Công dụng của dầu gấc đối với tim mạch
Dầu gấc giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol

Chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa

Dầu gấc là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa lão hóa. Các chất chống oxy hóa này không chỉ cải thiện tổn thương tế bào gan do t-BHP (tert-Butyl hydroperoxide) gây ra, mà còn giúp bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ môi trường, duy trì làn da khỏe mạnh và tươi trẻ.

Vitamin E và các carotenoid trong dầu gấc giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các yếu tố môi trường khác, giúp da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Khả năng bảo vệ DNA của chiết xuất quả gấc cũng góp phần ngăn ngừa lão hóa và các bệnh liên quan đến tổn thương DNA.

Công dụng của tinh dầu gấc đối với sức khỏe
Dầu gấc có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa

Hỗ trợ tăng trưởng chiều cao

Thành phần Beta – Carotene có trong dầu gấc là loại vitamin có khả năng chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường và hỗ trợ sự phát triển của xương. Đồng thời, dầu gấc cũng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ. 

Dưỡng da mịn màng và sáng hồng

Dầu gấc có khả năng dưỡng ẩm sâu, giúp da mềm mại và căng bóng. Các axit béo không bão hòa trong dầu gấc, đặc biệt là axit oleic và linoleic, giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp và bong tróc.

Bên cạnh đó, hàm lượng beta-carotene cao sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, một loại vitamin thiết yếu cho quá trình tái tạo tế bào da, giúp da luôn tươi mới và hồng hào. Các chất chống oxy hóa trong dầu gấc cũng góp phần bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường, làm chậm quá trình lão hóa và giúp da sáng khỏe hơn.

Trị mụn và làm mờ vết thâm

Với đặc tính kháng viêm và khả năng kích thích tái tạo tế bào, dầu gấc có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và làm mờ các vết thâm sẹo sau mụn. Các chất chống oxy hóa giúp làm dịu da bị viêm và giảm thiểu tình trạng mụn sưng đỏ. Vitamin A thúc đẩy quá trình phục hồi của da, giúp các vết thâm mờ dần và trả lại làn da đều màu. Dầu gấc cũng giúp kiểm soát lượng dầu thừa trên da, một trong những nguyên nhân gây mụn.

Công dụng của dầu gấc trong trị mụn
Đặc tính kháng viêm và tái tạo tế bào của tinh dầu gấc giúp hỗ trợ điều trị và giảm thâm mụn

Dưỡng môi mềm mại và hồng hào

Dầu gấc là một lựa chọn tuyệt vời để dưỡng ẩm cho môi, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi thời tiết khô hanh. Các axit béo trong dầu gấc giúp môi mềm mại, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ và bong tróc. Ngoài ra, sắc tố đỏ tự nhiên của lycopene trong dầu gấc có thể giúp môi hồng hào hơn một cách tự nhiên. Việc sử dụng dầu gấc thường xuyên sẽ giúp bạn sở hữu đôi môi căng mọng và quyến rũ.

Chăm sóc tóc chắc khỏe và bóng mượt

Không chỉ tốt cho da, dầu gấc còn mang lại nhiều lợi ích cho mái tóc. Với hàm lượng vitamin E và các axit béo, dầu gấc giúp dưỡng ẩm cho tóc, ngăn ngừa tình trạng khô xơ và chẻ ngọn. Các chất dinh dưỡng này cũng giúp tóc chắc khỏe hơn, giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc. Sử dụng dầu gấc thường xuyên giúp tóc bóng mượt, mềm mại và khỏe mạnh hơn.

Giảm tình trạng hư tổn trên tóc

Hàm lượng vitamin A dồi dào có trong dầu gấc giúp cải thiện và tăng cường quá trình sản xuất dầu tự nhiên trên tóc, giảm tình trạng khô xơ, giúp tóc mềm mại hơn. Đồng thời, các chất chống oxy hóa như beta – carotene và lutein sẽ giúp bảo vệ tóc trước các hư tổn, duy trì độ bóng cho tóc tốt hơn. 

Hỗ trợ cải thiện tình trạng thâm môi

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị mụn, giảm thâm, cải thiện các hư tổn trên tóc thì tinh dầu gấc còn có khả năng giúp giảm và cải thiện tình trạng thâm môi hiệu quả. Thành phần lycopen, zeaxanthin, beta-caroten và beta-cryptoxanthin có trong gấc giúp hỗ trợ chống oxy hóa, cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa quá trình lão hóa trên da. 

Thành phần có trong dầu gấc

Dầu gấc, đặc biệt là dầu chiết xuất từ màng hạt (aril), nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, bao gồm:

Carotenoid

  • Lycopene: Hàm lượng cực cao, có thể gấp nhiều lần so với các loại trái cây và rau củ khác. Lycopene là chất chống oxy hóa mạnh, có lợi cho tim mạch và phòng ngừa ung thư.
  • Beta-carotene: Tiền chất của vitamin A, rất quan trọng cho thị lực, da và hệ miễn dịch. Hàm lượng trong dầu gấc cũng rất cao khoảng 2,592 mg/g.
  • LuteinZeaxanthin: Các carotenoid quan trọng cho sức khỏe mắt, đặc biệt là ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
  • Alpha-caroteneBeta-cryptoxanthin: Các carotenoid khác có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, cũng được tìm thấy trong dầu gấc.

Axit béo

  • Axit béo không bão hòa: Chiếm tỷ lệ lớn trong dầu gấc, đặc biệt là axit oleic (omega-9), linoleic (omega-6) và palmitic. Các axit béo này rất tốt cho tim mạch và não bộ.
  • Axit béo bão hòa: Tồn tại với hàm lượng ít hơn, chủ yếu là axit stearic.

Các hợp chất khác

  • Vitamin E (α-tocopherol): Chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
  • PolyphenolFlavonoid: Các chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe tổng thể.
  • Khoáng chất: Dù không nhiều, nhưng có một số khoáng chất cần thiết như kẽm, selenđồng.
Thành phần có trong dầu gấc
Carotrenoid, axit béo, vitamin E, Polyphenol và Flavonoid là những thành phần chính có trong dầu gấc

Uống dầu gấc nhiều có tốt không? 

Dầu gấc là loại tinh dầu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc làm dụng quá nhiều có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người dùng cần tuân thủ các liều lượng từ dược sĩ và nhà sản xuất. Cụ thể: 

  • Trẻ em: Hiện chưa có khuyến cáo cụ thể về liều lượng dầu gấc cho trẻ em. Do đó, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dầu gấc vào chế độ ăn của trẻ. 
  • Người lớn: Một số sản phẩm bổ sung dầu gấc có sẵn trên thị trường, chẳng hạn như viên nang mềm, thường được khuyến cáo sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu sử dụng dầu gấc dạng lỏng, liều lượng khuyến nghị là 2ml/ngày, cung cấp khoảng 5 mg beta-carote.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Dầu gấc là nguồn cung cấp beta-caroten tự nhiên, an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nên sử dụng với liều lượng hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nên uống dầu gấc vào lúc nào?

Để tối ưu hóa quá trình hấp thụ, nên uống dầu gấc trong hoặc sau bữa ăn, khi cơ thể hấp thụ chất béo tốt nhất. Tránh sử dụng dầu gấc ở nhiệt độ cao như chiên xào, vì nhiệt độ cao có thể làm mất các chất dinh dưỡng quan trọng như beta-caroten và lycopene. Dầu gấc nên được dùng trong các món ăn nguội, trộn salad hoặc thêm vào sau khi đã nấu chín. 

▷ Bạn có thể tham khảo thêm về: Top 5 viên uống dầu gấc tăng cường thị lực, tốt cho mắt

Lưu ý khi sử dụng dầu gấc

Khi sử dụng dầu gấc hàng ngày bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đối tượng không nên sử dụng: phụ nữ mang thai, người dư thừa vitamin A hoặc bị vàng da do thừa beta caroten.
  • Thêm vào món ăn: Có thể thêm dầu gấc vào cháo, súp, salad hoặc các món ăn sau khi đã nấu chín để tăng cường dinh dưỡng.
  • Sử dụng trực tiếp: Uống trực tiếp dầu gấc theo liều lượng khuyến cáo hoặc sử dụng dạng viên nang theo hướng dẫn.
  • Kết hợp với thực phẩm khác: Khi sử dụng dầu gấc, vẫn nên duy trì chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm rau xanh và trái cây, để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tác dụng phụ của dầu gấc: Dầu gấc chứa hàm lượng beta-carotene cao, một tiền chất của vitamin A. Khi tiêu thụ, beta-carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá mức vitamin A có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và đau đầu. Để tránh các tác dụng phụ, nên tiêu thụ dầu gấc ở mức độ vừa phải. 
Người tiêu dùng cần lưu ý tương tác của dầu gấc với các loại thuốc
Người tiêu dùng cần lưu ý tương tác của dầu gấc với các loại thuốc

Câu hỏi thường gặp về dầu gấc

Ăn dầu gấc có béo không?

Dầu gấc không trực tiếp gây tăng cân. Thay vào đó, dầu gấc với các axit béo có lợi có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu gấc cần được kiểm soát cẩn thận. Nếu tiêu thụ quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A, gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Uống dầu gấc có nóng không?

Về việc uống dầu gấc có gây “nóng” không, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy dầu gấc gây hiệu ứng này; thay vào đó, lợi ích của nó đến từ các chất dinh dưỡng như vitamin và chất chống oxy hóa.

Bôi dầu gấc hàng ngày có tốt không?

Việc bôi dầu gấc hàng ngày cũng có thể có lợi cho da, với khả năng dưỡng ẩm, trị mụn và làm mờ vết thâm. Dầu gấc cũng có thể làm mềm môi và giúp tóc chắc khỏe. Dù vậy, nên tham khảo chuyên gia da liễu và thử phản ứng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng thường xuyên.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu gấc. Đây là loại dầu mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Do đó, còn chờ gì mà bạn không lựa chọn một sản phẩm phù hợp để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Dầu gấc Vina là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại cũng như áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm hoàn thiện. Nhà máy của Mediphar USA đạt chứng nhận GMP. Đây là tiêu chuẩn quan trọng giúp mang đến sản phẩm dầu gấc chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng Việt.

Dầu gấc Vina
Dầu gấc Vina
  1. Gac (Momordica cochinchinensis Spreng.) Fruit and its Potentiality and Superiority in -Health Benefits – Source: https://www.researchgate.net/publication/330544853_Gac_Momordica_cochinchinensis_Spreng_fruit_and_its_potentiality_and_superiority_in-health_benefits
  2. A method of preserving and testing the acceptability of gac fruit oil, a good source of beta-carotene and essential fatty acids – Source: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12891827/
  3. Vitamin A Toxicity – Source: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532916/
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

*Lưu ý quan trọng: Thông tin và sản phẩm gợi ý trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán y khoa. Quý khách vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chi tiết. Xem thêm

Bài viết liên quan