Beta-caroten là một sắc tố tự nhiên thuộc nhóm carotenoid, tạo nên màu sắc rực rỡ cho nhiều loại trái cây và rau củ như cà rốt, khoai lang, rau bina và cải xoăn. Khi vào cơ thể, beta-caroten được chuyển hóa thành vitamin A, một dưỡng chất quan trọng cho thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, beta carotene còn là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Việc tiêu thụ đa dạng các loại trái cây và rau củ giàu beta caroten giúp cung cấp vitamin A tự nhiên cho cơ thể.
Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu về carotene, hiểu rõ hơn công dụng, liều lượng và lưu ý khi dùng beta carotene.
Beta carotene là gì?
Beta-caroten là tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó được chuyển hóa thành Retinal là một dạng của vitamin A. Retinal kết hợp với opsin (một loại protein trong mắt) để tạo thành rhodopsin, giúp mắt thích nghi với bóng tối và cải thiện tầm nhìn ban đêm. Ngoài ra, beta-caroten còn hỗ trợ sự phát triển của xương, giúp tinh hoàn và buồng trứng hoạt động bình thường, đồng thời góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh của phôi thai.
Beta carotene không phải là vitamin, nhưng nó là một dạng provitamin A, tức là chất có thể chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ beta carotene, một phần sẽ được chuyển hóa thành vitamin A để sử dụng, phần còn lại sẽ được lưu trữ hoặc hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do.

Công dụng của beta carotene
Beta caroten không chỉ là tiền chất của vitamin A mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, beta caroten giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, hỗ trợ thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn góp phần bảo vệ tim mạch, thúc đẩy sự phát triển tế bào và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Dưới đây là những công dụng nổi bật của beta caroten đối với sức khỏe.
- Hỗ trợ thị lực: Beta caroten giúp duy trì sức khỏe mắt, ngăn ngừa khô mắt và hỗ trợ tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Với nồng độ beta carotene cao trong máu, làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Chống oxy hóa: Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, beta caroten giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
- Tốt cho da: Nghiên cứu cho thấy beta carotene giúp bảo vệ da khỏi tia UV nhờ tác dụng chống oxy hóa. Liều thấp (30mg/ngày) có thể cải thiện nếp nhăn, tăng độ đàn hồi, giảm lão hóa do ánh sáng, giữ da khỏe mạnh và hạn chế khô ráp.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và giúp vết thương mau lành.
- Bảo vệ tim mạch: Beta caroten có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol xấu (LDL), giảm viêm và cải thiện sức khỏe mạch máu.
- Hỗ trợ phát triển và duy trì tế bào: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, chức năng sinh sản và duy trì tế bào biểu mô.
- Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy beta caroten có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, ung thư da và ung thư vú nhờ đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Những nguồn thực phẩm giàu beta carotene
Beta-carotene được biết đến nhiều với việc tạo màu cam cho một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm giàu beta-carotene đều có màu cam nhiều loại rau lá xanh cũng chứa hàm lượng beta-carotene dồi dào.
Dưới đây, Mediphar USA sẽ gợi ý các thực phẩm giàu beta caroten:
Thực phẩm | Hàm lượng beta caroten trong 100g |
Khoai lang nướng | 11,509mcg |
Cà rốt | 8,332mcg |
Cải bó xôi | 6,288mcg |
Bí đỏ | 4,570mcg |
Dưa lưới | 2,020mcg |
Rau xà lách | 5,226mcg |
Ớt chuông | 1,525mcg |
Quả mơ | 1,094mcg |
Súp lơ | 929mcg |
Đậu hà lan | 760mcg |
Bổ sung những thực phẩm trên vào bữa ăn hằng ngày giúp cung cấp đủ beta-carotene, góp phần tăng cường sức khỏe hỗ trợ sức khỏe mắt, da và hệ miễn dịch. [3]
Những lưu ý gì khi sử dụng beta carotene
- Không nên bổ sung quá mức: Dư thừa beta-carotene có thể gây vàng da (carotenemia) và không mang lại lợi ích sức khỏe vượt trội.
- Nên ưu tiên nguồn thực phẩm tự nhiên: Beta-carotene từ rau củ và trái cây là nguồn an toàn và tốt hơn so với thực phẩm chức năng.
- Cân nhắc với một số tình trạng sức khỏe: Những người có vấn đề về gan hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin A nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung beta-carotene.
- Beta-carotene tan trong chất béo: Để hấp thu tốt hơn, nên ăn cùng thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu oliu, quả bơ hoặc các loại hạt.
- Không thay thế hoàn toàn vitamin A: Khả năng chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, vì vậy cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng.
- Hạn chế ở người hút thuốc và uống rượu: Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung beta-carotene liều cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và bệnh tim ở người hút thuốc hoặc uống rượu nhiều.

Liều lượng của beta carotene
Nhu cầu beta carotene hàng ngày của mỗi người khác nhau tùy vào độ tuổi và giới tính. Dưới đây là lượng vitamin A khuyến nghị mỗi ngày, được tính bằng microgam (mcg) tương đương hoạt động retinol (RAE):
- Sơ sinh đến 6 tháng: 400 mcg RAE
- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 500 mcg RAE
- Trẻ em 1-3 tuổi: 300 mcg RAE
- Trẻ 4-8 tuổi: 400 mcg RAE
- Trẻ em 9-13 tuổi: 600 mcg RAE
- Nam thiếu niên 14-18 tuổi: 900 mcg RAE
- Thiếu nữ 14-18 tuổi: 700 mcg RAE
- Đàn ông trưởng thành: 900 mcg RAE
- Phụ nữ trưởng thành: 700 mcg RAE
- Thanh thiếu niên mang thai: 750 mcg RAE
- Phụ nữ mang thai: 770 mcg RAE
- Thanh thiếu niên cho con bú: 1.200 mcg RAE
- Phụ nữ cho con bú: 1.300 mcg RAE
Công thức chuyển đổi giữa beta carotene và retinol (vitamin A):
- 1 mcg retinol = 1 mcg RAE.
- 12 mcg beta carotene từ thực phẩm có thể được cơ thể chuyển hóa thành 1 mcg RAE.
Tùy sự thay đổi theo độ tuổi, giới tính và từng giai đoạn phát triển mà cần lượng beta carotene khác nhau. Tình trạng sức khỏe như mang thai hay cho con bú, cũng ảnh hưởng đến lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.

Tương tác thuốc với beta carotene
Một số tương tác có thể xảy ra:
- Statin: hiệu quả của simvastatin và niacin (vitamin B3) có thể bị giảm nếu bệnh nhân đang dùng beta carotene với selen, vitamin E và vitamin C.
- Một số loại thuốc giảm cholesterol như cholestyramine và colestipol có thể làm giảm nồng độ beta carotene trong máu từ 30-40%.
- Orlistat: đây là một loại thuốc kiểm soát cân nặng. Nó có thể làm giảm hấp thụ beta carotene tới 30%. Từ đó, dẫn đến giảm nồng độ beta caroten trong máu. Nên uống cách xa ít nhất 2 giờ.
- Dầu khoáng: được sử dụng để điều trị táo bón có thể làm giảm nồng độ beta carotene trong máu.
Tác hại khi bổ sung quá nhiều beta carotene
Bổ sung quá nhiều beta-carotene có thể gây ra một số tác hại, đặc biệt là khi sử dụng ở liều cao trong thời gian dài:
- Vàng da (Carotenemia): Khi dùng quá nhiều beta-carotene, có thể gây vàng da, đặc biệt là lòng bàn tay và bàn chân. Đây là một tình trạng vô hại nhưng có thể gây lo lắng.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư phổi: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung beta-carotene liều cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe gan: Dùng liều cao beta-carotene trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan ở một số người, đặc biệt khi có các vấn đề về gan trước đó.
- Mất cân bằng vitamin A: Mặc dù beta-carotene là tiền chất của vitamin A, việc bổ sung quá mức có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong việc chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
Vì vậy, việc bổ sung beta-carotene cần phải có liều lượng hợp lý và được giám sát, đặc biệt là khi dùng dưới dạng thực phẩm chức năng.

Kết luận
Beta carotene là một dưỡng chất quan trọng với nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc bảo vệ thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, đến việc bảo vệ làn da và tim mạch. Beta carotene có thể được cung cấp tự nhiên qua các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, cải bó xôi và nhiều loại rau quả khác. Tuy nhiên, việc bổ sung beta carotene cũng cần được thực hiện một cách hợp lý, tránh sử dụng quá liều vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Để đạt hiệu quả tối ưu, nên ưu tiên các nguồn thực phẩm tự nhiên và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm có hàm lượng beta carotene cao, Dầu gấc Vina của Mediphar USA là một sự lựa chọn lý tưởng và đáng tin cậy. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển với công thức đặc biệt giúp giảm mỏi mắt, khô mắt, rất phù hợp cho những người gặp phải vấn đề suy giảm thị lực do lão hóa, thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể. Với cam kết về chất lượng và an toàn, Dầu gấc Vina hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

>>> Xem ngay sản phẩm: Dầu gấc Vina
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về beta carotene và sẽ lựa chọn được thực phẩm tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tài liệu tham khảo:
- Journal of Nutrition. (n.d.). Beta-Carotene: What is Beta-Carotene? Retrieved February 5, 2025, from https://journalofnutrition.org/encyclopedia/beta-carotene-what-is-beta-carotene/
- SelfDecode Labs. (n.d.). Beta-Carotene: Benefits, Sources, and Deficiency Symptoms. Retrieved February 5, 2025, from https://labs.selfdecode.com/blog/beta-carotene/
- MyFoodData. (n.d.). Natural Food Sources of Beta-Carotene. Retrieved February 5, 2025, from https://www.myfooddata.com/articles/natural-food-sources-of-beta-carotene.php
- WebMD. (n.d.). Health Benefits of Beta-Carotene. Retrieved February 5, 2025, from https://www.webmd.com/diet/health-benefits-beta-carotene
- Medical News Today. (n.d.). What is beta carotene? Retrieved February 5, 2025, fromhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/252758
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.