Hoài sơn là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, từ lâu đã được biết đến với công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ ngũ tạng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như suy nhược cơ thể, các vấn đề về tiêu hóa (lỵ, tiêu chảy), hay các chứng đau nhức gân cốt. Với giá trị vượt thời gian, hoài sơn trở thành thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc cổ truyền giúp nâng cao sức khỏe toàn diện. Vậy hoài sơn là gì, công dụng cụ thể ra sao, và làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất?
Hãy cùng Mediphar USA với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng từ các nguồn dược liệu trong và ngoài nước tìm hiểu chi tiết về vị thuốc quý này qua bài viết dưới đây.
Hoài Sơn là gì?
Hoài sơn còn được biết đến với tên gọi khác là cây sơn dược hay củ mài, có tên khoa học là Dioscorea persimilis Dioscoreaceae. Hoài sơn là thân rễ của cây củ mài đã được sơ chế qua các công đoạn cạo vỏ, chế biến sơ bộ và sấy khô.

Củ mài được phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc, bao gồm: Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Mùa thu hoạch hoài sơn tốt nhất là thu đông (từ tháng 10 – 11) và đầu xuận (tháng 3 – 4). Để chế biến dược liệu hoài sơn, người ta cần tiến hành trong vòng 3 ngày sau khi thu hái và chế biến với 3 giai đoạn sấy diêm sinh.

Thành phần của Hoài Sơn
Hoài sơn là nguồn dược liệu giàu dinh dưỡng, với nhiều thành phần hóa học quan trọng đã được chiết xuất và phân tích. Về mặt thực phẩm, các nghiên cứu cho thấy hoài sơn chứa:
- Tinh bột: chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 63,25%.
- Protit: khoảng 6,75%.
- Chất béo: chỉ 0,45%.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết được từ hoài sơn một protit nhớ có tên gọi là mucin. Mucin là hợp chất có thể hòa tan trong nước, khi môi trường đạt điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp sẽ có thể thủy phân thành các hydrocacbon và protit, có giá trị bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy maltase – men thủy phân đường maltose. Một số hợp chất khác có thể kể đến như: allantoin, acid amin, cholin và acginin.
Lợi ích của Hoài Sơn đối với sức khỏe
Theo Đông y ghi nhận, hoài sơn là vị thuốc có vị ngọt và hơi đắng, tính bình và quy vào các kinh tỳ, phế, vị và thận. Hoài sơn được sử dụng kết hợp trong nhiều bài thuốc để điều trị các tình trạng sau đây:
- Cầm tiêu chảy, trị chứng kém ăn ở người bệnh.
- Trị mộng tinh, di tinh do chứng thận hư, bạch đới ở phụ nữ.
- Các bệnh hô hấp như ho, hen suyễn, lao phổi, khó thở.
- Chứng khô kiệt, tiểu đường, sốt cao.

Cách bổ sung Hoài Sơn hiệu quả
Dạng thuốc và bài thuốc đông y
Lục vị hoàn
Thành phần:
- Thục địa: 32g
- Hoài sơn: 16g
- Đơn bì: 12g
- Sơn thù: 16g
- Phục linh: 12g
- Trạch tả: 12g
Cách chế biến, cách dùng: sắc với nước để uống hoặc làm thành hoàn để sử dụng.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị chứng thận âm hư với các biểu hiện như nóng trong người, gầy yếu, đổ mồ hôi trộm, đau mỏi lưng gối.
- Phù hợp để cải thiện tình trạng âm huyết hư suy, đặc biệt hiệu quả với trẻ em biếng ăn, chậm lớn, cơ thể suy nhược.
Sâm linh bạch truật tán
Thành phần:
- Đảng sâm: 12g
- Hoài sơn: 14g
- Bạch truật: 12g
- Phục linh: 12g
- Bạch biển đậu: 12g
- Hạt sen: 12g
- Ý dĩ: 12g
- Cát cánh: 8g
- Trần bì: 8g
- Sa nhân: 6g
- Cam thảo: 12g
- Đại táo: 3 quả
Cách chế biến, cách dùng:
- Các vị thuốc có thể sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn.
- Sử dụng 3 lần mỗi ngày.
Công dụng:
- Giúp điều trị tình trạng tỳ vị hư nhược với các biểu hiện như ăn uống không tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.
- Hỗ trợ hồi phục sức khỏe ở người có thể trạng suy nhược, tay chân yếu, cơ thể mệt mỏi.
Sơn dược hoàn
Thành phần:
- Thục địa: 32g
- Hoài sơn: 16g
- Phục linh: 12g
- Sơn thù: 12g
- Xa tiền tử: 12g
- Đơn bì: 12g
- Phụ tử: 4g
- Nhục quế: 4g
- Thổ ty tử: 12g
- Nhục thung dung: 12g
- Ngũ vị tử: 12g
- Thạch hộc: 12g
- Long cốt: 10g
- Cửu thái tử: 12g
Cách chế biến, cách dùng:
- Các vị thuốc có thể sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang hoặc chế thành dạng hoàn, mỗi lần uống 15g, ngày dùng 3 lần.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị thận suy, giúp củng cố hạ nguyên không vững.
- Giảm triệu chứng tiểu đục, đau lưng, yếu chân và cải thiện chức năng thận.
Phì nhi hoàn
Thành phần:
- Hoài sơn: 60g
- Phục linh: 45g
- Bạch biển đậu (sao): 45g
- Sơn tra: 45g
- Thần khúc: 45g
- Đương quy: 45g
- Bạch truật (sao): 30g
- Trần bì: 30g
- Sử quân tử: 30g
- Hoàng liên: 20g
- Cam thảo: 20g
Cách chế biến, cách dùng:
- Các vị thuốc được tán thành bột mịn.
- Trộn với mật ong làm hoàn, viên kích thước bằng hạt đậu xanh.
- Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4g.
Công dụng: Dùng để bồi bổ cho trẻ em gầy yếu.
Cốm bổ sâm hoài
Thành phần:
- Hoài sơn: 100g
- Đảng sâm (hoặc Bố chính sâm): 50g
- Ý dĩ: 100g
- Bạch truật: 50g
- Mạch nha: 100g
- Binh lang: 25g
- Vỏ quýt: 25g
Cách chế biến, cách dùng:
- Tất cả các vị thuốc sao vàng, sau đó nghiền thành bột mịn.
- Trộn bột với một ít nước hồ để làm thành viên.
- Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 8 – 12g.
Công dụng: Chữa suy dinh dưỡng trẻ em có kèm theo tiêu chảy.
Thang bí nguyên
Thành phần:
- Sơn dược: 12g
- Đảng sâm: 12g
- Bạch truật: 12g
- Phục linh: 12g
- Khiếm thực: 12g
- Táo nhân: 12g
- Kim anh tử: 12g
- Viễn chí: 6g
- Ngũ vị tử: 6g
- Cam thảo: 6g
Cách chế biến, cách dùng:
- Đem các vị thuốc sắc với nước.
- Chia uống trong ngày.
Công dụng: Trị di tinh, tiêu chảy, bạch đới.
Hoài Sơn trong ẩm thực
Hoài sơn không chỉ là một vị thuốc Đông y phổ biến mà còn được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng. Một trong những món ăn thường được ưa chuộng vào mùa hè, đặc biệt phù hợp với các em học sinh đang trong kỳ thi, là chè củ mài.
Nguyên liệu:
- Bột hoài sơn: 100g
- Đường kính: 150g (hoặc có thể thay bằng 200g đường thốt nốt để tăng hương vị).
- Nước lọc: 1,2 lít
Cách chế biến:
- Bước 1: Đun sôi nước lọc, sau đó cho đường vào khuấy tan hoàn toàn.
- Bước 2: Hòa tan bột hoài sơn trong một ít nước lạnh để tránh vón cục, sau đó từ từ đổ vào nồi nước đường đang sôi, khuấy đều tay.
- Bước 3: Tiếp tục khuấy cho đến khi chè trở nên đặc sánh, có độ trong và màu sắc hấp dẫn.
- Bước 4: Có thể thêm một chút nước cốt gừng để tăng hương vị.
- Bước 5: Múc chè ra bát và thưởng thức khi còn ấm hoặc để nguội tùy sở thích.

Bổ sung thực phẩm chức năng chứa Hòa Sơn
Ngoài việc sử dụng hoài sơn trong các bài thuốc hay chế biến món ăn, một cách hiệu quả khác để bổ sung các dưỡng chất của hoài sơn vào chế độ dinh dưỡng là qua các thực phẩm bổ sung như viên nang La Liễu Bạch Tràng Khang của Mediphar USA.

Đây là sản phẩm kết hợp hoài sơn với các thảo dược thiên nhiên khác, như Immunepath-IP, cao đặc la liễu, mộc hương, hoàng liên và bạch thược, mang đến những lợi ích vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng cấp và mãn tính. Viên nang La Liễu Bạch Tràng Khang giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói và các vấn đề như táo bón, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.
Không chỉ hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột dễ kích thích (đại tràng co thắt), sản phẩm còn giúp bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn và làm cho việc ăn uống trở nên dễ dàng và ngon miệng hơn. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm giải pháp an toàn và hiệu quả để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Xem ngay sản phẩm: La Liễu Bạch Tràng Khang
Lưu ý khi sử dụng Hoài Sơn
Mặc dù hoài sơn là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Theo y học cổ truyền, hoài sơn không được khuyến khích sử dụng cho các đối tượng có tình trạng sau:
- Người bị thấp nhiệt: Hoài sơn có tính ôn, bổ dưỡng, không phù hợp cho người bị thấp nhiệt (ứ đọng nhiệt ẩm) vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng như mệt mỏi, nóng trong, chảy mồ hôi không thoải mái, gây mất cân bằng âm dương.
- Người bị thực tà: Khi cơ thể còn ngoại tà (phong, hàn, nhiệt, thấp) chưa được loại trừ, việc dùng hoài sơn có thể làm tà khí “bám sâu” hơn, cản trở quá trình hồi phục.
Hoài sơn là một thảo dược quý, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị và hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy. Ngoài việc được sử dụng trong các món ăn và bài thuốc bổ dưỡng, hoài sơn còn có thể được bổ sung qua các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và kích thích ăn ngon. Sử dụng hoài sơn từ các nguồn uy tín như các sản phẩm của Mediphar USA sẽ đảm bảo hiệu quả và an toàn trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc!
Tài liệu tham khảo:
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (trang 848-849): https://yhn.edu.vn/Portals/0/tailieu/thamkhao/S%C3%A1ch%20nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-thuvienPDF.com.pdf
- Hoài sơn: Thuốc bổ ngũ tạng: https://suckhoedoisong.vn/hoai-son-thuoc-bo-ngu-tang-169138359.htm
- Hoài sơn – Vị thuốc điều hòa âm dương: https://suckhoedoisong.vn/hoai-son-vi-thuoc-dieu-hoa-am-duong-16910470.htm
- Món ăn, bài thuốc từ hoài sơn tốt cho các sĩ tử: https://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-hoai-son-tot-cho-cac-si-tu-169220523170950032.htm
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.