Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Mục lục bài viết
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày có thể nhận biết như thế nào?
Đối tượng mắc bệnh này thường là nam giới, tỉ lệ mắc cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, ai cũng nên biết triệu chứng của xuất huyết dạ dày để phòng ngừa trường hợp bản thân mắc phải căn bệnh này.
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường thấy: Đau vùng thượng vị
Đây là tình trạng cơn đau xuất hiện vùng trên rốn khiến người bệnh cảm thấy bụng hơi căng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt… Tùy từng trường hợp, thời điểm, cơn đau có thể vừa hoặc rất dữ dội. Nếu thấy đau vật vã, người bệnh cần đi cấp cứu ngay lập tức để tránh những nguy hiểm không đáng có.
Đi ngoài ra máu
Nếu bạn bị xuất huyết tiêu hóa thì khi đi ngoài phân có thể kèm theo máu tươi hoặc phân màu đen, có mùi hôi tanh, có thể có cả nhầy. Màu sắc của phân đen sẫm thể hiện tình trạng xuất huyết nặng.
Nôn ra máu
Nôn ra máu là dấu hiệu chảy máu dạ dày mà một số bệnh nhân xuất huyết dạ dày gặp phải. Người bệnh sẽ cảm thấy tanh trong miệng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ra máu có lẫn thức ăn. Máu nôn ra có thể có màu đen hoặc đỏ tươi.
Thiếu máu
Hậu quả tất yếu của xuất huyết tiêu hóa và các triệu chứng trên là thiếu máu. Thiếu máu dẫn đến tình trạng: hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt, mạch đập yếu, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi… thậm chí là suy nhược cơ thể khi tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Khi gặp phải một trong những dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời và được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm dạ dày
Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày ở người bệnh như:
Căng thẳng tâm lý: Khi người bệnh có trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài, đồng thời lại gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa sẽ rất dễ khiến cho dạ dày tăng tiết axit, các mạch máu căng lên từ đó dẫn đến viêm loét dạ dày và xung huyết.
Sử dụng rượu bia quá nhiều: Sử dụng rượu, bia quá mức trong nhiều năm cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này. Những thành phần có trong rượu bia như cồn sẽ tác động xấu tới chức năng của dạ dày, lâu dần có thể dẫn đến loét dạ dày kèm xuất huyết.
Chế độ ăn uống: Sử dụng những thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa, thực phẩm chứa nhiều chất có hại, chứa nhiều chất kích thích cũng có khả năng tác động và gây kích thích làm cho những vết viêm loét có sẵn thêm trầm trọng và chảy máu.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới đường tiêu hóa cũng là nguyên do của tình trạng dạ dày bị xuất huyết ở một số người.
Các loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày thường thấy
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau, hoặc kết hợp một vài loại thuốc để điều trị có hiệu quả tốt. Các loại thuốc thường thấy trong điều trị là thuốc làm giảm các triệu trứng bệnh như:
Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc uống, thậm chí tiêm một số loại thuốc chứa các thành phần hoạt chất như: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin… Đây là các thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, có tác dụng làm giảm tiết acid dạ dày, từ đó giảm tình trạng chảy máu dạ dày.
Thuốc trung hòa axit dạ dày như các hidroxit nhôm và magie có tác dụng làm giảm lượng axit có trong dạ dày, từ đó cũng giảm xuất huyết.
Thuốc ức chế bơm proton như: omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol,… cũng thường được sử dụng. Chúng có tác dụng làm giảm lượng axit tiết ra ở dạ dày và được coi là phương pháp phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ quá trình điều trị, tạo hiệu quả tối ưu. Nổi bật trong dòng sản phẩm từ tự nhiên đó là Nghệ, dược liệu này có tác dụng rất tốt trong việc làm êm dịu, giảm chảy máu… Đặc biệt, khi Nghệ được chiết xuất dưới dạng Nano curcumin hiệu quả sẽ tốt hơn gấp nhiều lần.
Cách điều trị xuất huyết dạ dày thông qua chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Với một chế độ sinh hoạt tốt, quá trình phục hồi nhanh hơn, hiệu quả điều trị cao, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Đầu tiên, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh mọi căng thẳng, stress về tâm lý, không thức khuya. Ngoài ra, những vận động thể lực quá sức trong lao động, thể thao hàng ngày cũng có thể gây lao lực, làm nặng hơn tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.
Đối với người đang có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần nhịn ăn và được theo dõi, dinh dưỡng thường được thông qua đường tĩnh mạch. Khi đã cầm máu, bệnh nhân nên bắt đầu ăn trở lại bằng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu.
Sau điều trị, để ngừa tái phát chúng ta lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn quá no hoặc đói. Việc lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp hệ tiêu hóa ít chịu áp lực.
Lời kết
Như vậy, thực tế ta không nên xem nhẹ xuất huyết dạ dày. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, nên được phát hiện kịp thời, chữa trị đúng cách. Hãy luôn tạo cho mình một lối sống lành mạnh nhất để phòng ngừa mắc bệnh và giúp bệnh được hồi phục nhanh hơn.
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.