Tại sao các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình?

tại sao các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình

Mặc dù phẫu thuật cận thị bằng phương pháp Lasik đã được chứng minh hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi nhưng vẫn tồn tại quan niệm cho rằng các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình. Nếu bạn cũng có thắc mắc này, hãy cùng Mediphar USA đi tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Những điều kiện cần thiết để phẫu thuật cận thị

Khi có ý định mổ cận thị, bạn có thể lựa chọn giữa nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, Lasik là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả đã đã được sử dụng trên toàn thế giới (Thông tin từ Viện Nhãn Khoa Hoa Kỳ)

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để phẫu thuật cận thị, kể cả bác sĩ. Quyết định phẫu thuật vốn không phụ thuộc vào nghề nghiệp hay trình độ chuyên môn mà dựa trên các tiêu chí bắt buộc.

Đây là yếu tố tiên quyết nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của ca phẫu thuật. Ngay cả bác sĩ nhãn khoa, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết cũng không thể lựa chọn phẫu thuật cho bản thân mình.

Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bác sĩ sẽ xem xét khi đánh giá khả năng thực hiện phẫu thuật Lasik cho một bệnh nhân (hoặc chính họ):

  • Độ dày giác mạc: Giác mạc là phần trong suốt hình vòm ở phía trước mắt. Phẫu thuật Lasik sẽ định hình lại giác mạc để điều chỉnh các tật khúc xạ. Do đó, độ dày giác mạc đủ tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả.
  • Mức độ tật khúc xạ: Phẫu thuật Lasik có hiệu quả trong việc điều chỉnh các tật khúc xạ phổ biến như cận thị, viễn thị và loạn thị. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ cũng ảnh hưởng đến điều kiện để thực hiện phẫu thuật.
  • Tình trạng sức khỏe mắt: Những người mắc các bệnh lý về mắt như hội chứng khô mắt, giác mạc hình chóp (keratoconus) hoặc một số bệnh tự miễn có thể sẽ không đủ điều kiện phẫu thuật Lasik.
  • Độ tuổi: Phẫu thuật Lasik thường được khuyến nghị cho những người từ 18 tuổi trở lên, khi độ dày giác mạc và độ cận/viễn của mắt đã ổn định.
Để phẫu thuật cận thị cần một số yêu cầu nhất định
Để phẫu thuật cận thị cần một số yêu cầu nhất định

Cũng giống như bệnh nhân, các bác sĩ nhãn khoa sẽ phải trải qua một quá trình đánh giá toàn diện để xác định xem họ có phù hợp với phẫu thuật Lasik hay không. Nếu không đáp ứng đủ tiêu chí cần thiết, họ sẽ không thể tiến hành phẫu thuật mắt cận.

Tại sao một số bác sĩ nhãn khoa cẩn trọng khi mổ cận cho chính mình?

Khác với bệnh nhân thông thường, bác sĩ nhãn khoa hiểu rất rõ về lợi ích và rủi ro của từng phương pháp điều trị cận thị. Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, Lasik cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp phải vấn đề hoặc biến chứng mà bạn nên cân nhắc.

Một số tác dụng phụ sau khi phẫu thuật Lasik có thể sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng có thể kéo dài hoặc không biến mất hoàn toàn.

Theo AAO – Viện Nhãn Khoa Hoa Kỳ: “Gần như tất cả các bệnh nhân đều trải qua tình trạng khô mắt và thay đổi thị lực trong ngày. Những triệu chứng này thường giảm dần trong vòng một tháng nhưng với một số người chúng có thể kéo dài hơn hoặc trở thành vĩnh viễn”. Ngoài ra, một số tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở mắt
  • Nhìn mờ, không rõ hoặc có cảm giác sương mù
  • Cảm giác cộm, khô mắt và các triệu chứng khác của hội chứng khô mắt
  • Chói mắt
  • Nhìn thấy quầng sáng (halos) hoặc tia sáng (starbursts) xung quanh nguồn sáng
  • Nhìn đôi
  • Giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc hồng nhỏ trên tròng trắng mắt, thường tự biến mất theo thời gian

Ngoài ra, một số rủi ro hiếm gặp bao gồm:

  • Nhiễm trùng mắt
  • Giảm thị lực so với trước khi phẫu thuật, ngay cả khi đeo kính hoặc kính áp tròng
  • Mù lòa

Từ những rủi ro trên, dưới đây là một số lý do khiến bác sĩ nhãn khoa có thể quyết định không thực hiện phẫu thuật do có khả năng ảnh hưởng đến công việc hiện tại:

  • Khô mắt: Cảm giác cộm, khô mắt và các triệu chứng khác của hội chứng khô mắt làm giảm hiệu suất làm việc.
  • Giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu: Điều này gây trở ngại lớn cho bác sĩ khi thực hiện các thủ thuật y khoa, khiến bác sĩ có thể gặp khó khăn khi quan sát chi tiết nhỏ, làm tăng nguy cơ sai sót.
  • Quầng sáng, lóa mắt vào ban đêm: Có thể gây khó chịu cho bác sĩ khi thường xuyên di chuyển về khuya do đi trực gác đêm, cấp cứu bệnh nhân…
  • Giảm thị lực so với trước khi phẫu thuật: Khiến bác sĩ lại phải quay về dùng kính nhưng không hiệu quả như trước.
  • Một số lý do khác: Một số bác sĩ thích đeo kính do sở thích cá nhân, cận nhẹ chưa đến mức phải mổ, muốn dùng kính để bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường y tế…
Nhiều người cảm thấy thoải mái khi đeo kính nên không muốn mổ cận
Nhiều người cảm thấy thoải mái khi đeo kính nên không muốn mổ cận

Ngoài yếu tố an toàn và nghề nghiệp, tuổi tác cũng là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều bác sĩ không vội vàng phẫu thuật cận thị – đặc biệt là khi họ đã bước vào độ tuổi ngoài 40.

Sau độ tuổi này, mắt sẽ dần bắt đầu có dấu hiệu lão thị, vì vậy nếu bác sĩ tiến hành phẫu thuật xóa cận trong giai đoạn này, họ chỉ thoát khỏi cận một thời gian ngắn trước khi phải trở lại đeo kính do lão hóa [2].

>>> Tìm hiểu thêm: Tác hại của việc mổ mắt cận thị

Quan niệm bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình có đúng không?

Quan niệm này cũng đã bị bác bỏ bởi một nghiên cứu của Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy các bác sĩ nhãn khoa có xu hướng lựa chọn các thủ thuật chỉnh thị giác cho chính họ và các thành viên trong gia đình gia đình với tỷ lệ cao hơn đáng kể so với những người bình thường.

Ngoài ra, trong thực tế có rất nhiều bác sĩ mắt đã mổ cận và không còn đeo kính khiến nhiều người thậm chí không biết họ đã từng bị cận và mổ cận. Bởi vậy, ý kiến cho rằng “các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình” là không chính xác.

Nhiều bác sĩ đã từng bị cận mà bệnh nhân không biết
Nhiều bác sĩ đã từng bị cận mà bệnh nhân không biết

Quan niệm các bác sĩ thường không mổ cận xuất phát từ đâu?

Quan niệm cho rằng các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình xuất phát từ sự hiểu nhầm về niềm tin của họ đối với phương pháp này. Dưới đây là những lý do dẫn đến hiểu lầm này:

  • Tập trung vào chăm sóc bệnh nhân: Các bác sĩ nhãn khoa có thể không thực hiện mổ cận cho bản thân đơn giản vì việc đeo kính giúp mắt họ hoạt động tốt, ổn định và giúp họ thực hiện công việc hiệu quả.
  • Nhu cầu cá nhân: Giống như bất kỳ bệnh nhân nào khác, các bác sĩ nhãn khoa cũng có nhu cầu và sở thích riêng. Phẫu thuật mổ cận có thể không phải là lựa chọn phù hợp nhất cho tất cả mọi người, kể cả các chuyên gia chăm sóc mắt. Một số bác sĩ nhãn khoa có thể đã có thị lực tốt tự nhiên hoặc thích sử dụng kính mắt vì lý do cá nhân.
Việc mổ cận do nhu cầu cá nhân bác sĩ
Việc mổ cận do nhu cầu cá nhân bác sĩ

Quyết định thực hiện mổ cận của các bác sĩ nhãn khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ phù hợp, sự thay đổi thị lực, sở thích cá nhân. Hiểu rõ những yếu tố này có thể giúp giải thích vì sao một số bác sĩ nhãn khoa vẫn đeo kính, dù họ vẫn khuyến nghị các phương pháp mổ cận cho bệnh nhân của mình.

Khi nào bác sĩ nhãn khoa mới chọn mổ cận cho bản thân?

Không phải bác sĩ nhãn khoa không phẫu thuật cận thị cho chính mình, mà họ cẩn trọng hơn trong việc đưa ra quyết định. Là chuyên gia về mắt, họ hiểu rõ lợi ích, rủi ro, và những tiêu chí cần thiết để đảm bảo một ca phẫu thuật an toàn và hiệu quả.

Trước khi quyết định mổ cận, bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện lâm sàng, nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau phẫu thuật cũng như cân nhắc các yếu tố cá nhân và công việc.

Việc bác sĩ nhãn khoa thận trọng trong quyết định phẫu thuật cũng là minh chứng rõ ràng cho thấy mổ cận không phải là một lựa chọn cảm tính – không thể chỉ vì thích hay vì có đủ tài chính mà tiến hành.

Ngay cả khi đủ điều kiện, người thực hiện vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu công việc, lối sống và khả năng thích nghi sau phẫu thuật.

>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp chữa cận thị không cần phẫu thuật

Kết luận

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc các bác sĩ không bao giờ đi mổ cận thị cho chính mình. Nếu bạn đang cân nhắc một phương pháp chỉnh thị lực nhưng chưa chắc chắn liệu đó có phải là lựa chọn phù hợp hay không, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của một bác sĩ phẫu thuật mắt có chuyên môn. Họ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện, xác định mức độ phù hợp của bạn và đưa ra khuyến nghị cá nhân hóa dựa trên nhu cầu thị lực cụ thể của bạn.

  1. Laser in situ Keratomileusis (LASIK): https://www.aao.org/education/munnerlyn-laser-surgery-center/laser-in-situ-keratomileusis-lasik-3
  2. What Is Photorefractive Keratectomy (PRK)?: https://www.aao.org/eye-health/treatments/photorefractive-keratectomy-prk
  3. Prevalence of laser vision correction in ophthalmologists who perform refractive surgery: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26603390/

Khi bị cận, việc chăm sóc đúng cách sẽ góp phần kiểm soát độ cận hiệu quả. Cùng với việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cũng là cách chăm sóc mắt cận, giúp đôi mắt hạn chế tăng độ và khỏe mạnh hơn.

Với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ đôi mắt người Việt, Mediphar USA đã cho ra mắt sản phẩm viên uống dầu gấc Vina. Sản phẩm có chứa 400mg dầu gấc cùng vitamin E & DHA giúp tăng cường thị lực, bổ mắt, sáng mắt, giảm khô mắt, mắt mờ, mỏi mắt. Với công nghệ viên nang mềm hiện đại, viên uống giúp hấp thu tối ưu các dưỡng chất, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.

Dầu gấc Vina
Dầu gấc Vina

>>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm dầu gấc Vina

MEDIPHARUSA

MEDIPHARUSA

Đã kiểm duyệt nội dung

Mediphar USA tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, gia công và phân phối thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe (TPCN) và mỹ phẩm tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm và sở hữu nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP đầu tiên tại khu vực phía Nam, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan