Tác hại của việc mổ mắt cận thị​ là gì? Khi nào nên mổ?

Mổ cận thị là một trong những phương pháp giúp triệt tiêu độ cận bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc hoặc điều chỉnh độ khúc xạ bằng cách đặt thấu kính nội nhãn. Hầu hết các phương pháp mổ cận khá an toàn, tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách thì chúng cũng có thể gây ra các biến chứng xấu. Vậy các tác hại của việc mổ mắt cận thị là gì? Có nên mổ cận thị không và khi nào thì nên mổ? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết về những biến chứng có thể sảy ra khi mổ cận thị trong bài viết sau nhé!

Có nên mổ mắt cận không?

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Với tần suất sử dụng thiếc bị điện tử liên tục gây áp lực không nhỏ lên mắt, khiến nguy cơ mắt cận thị cao hơn. Độ cận tăng cao gây ra nhiều khó khăn và bất tiện cho người bệnh. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các phương pháp điều trị, trong đó phẫu thuật cận thị được xem là một lựa chọn khả thi cho nhiều bệnh nhân. 

Có thể thấy, phẫu thuật cận thị mắt mang lại giải pháp lâu dài, giúp giảm sự phụ thuộc vào kính và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, quyết định phẫu thuật không chỉ phụ thuộc vào mức độ cận thị mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như độ tuổi, tình trạng sức khỏe mắt tổng thể, lối sống và mong muốn cá nhân.

Cận thị thường có xu hướng tiến triển, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhiều bậc phụ huynh nên cân nhắc khi có ý định phẫu thuật sớm cho con em mình. Các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên phẫu thuật khi bệnh nhân đã trưởng thành và thị lực ổn định trong ít nhất một năm để đảm bảo kết quả tối ưu.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc các bệnh lý giác mạc cần đặc biệt thận trọng khác, phẫu thuật có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này nên cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi phẫu thuật.

Có nên mổ mắt cận không?
Phẫu thuật cận thị cung cấp giải pháp bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống

Tác hại của việc mổ mắt cận thị là gì?

Phẫu thuật cận thị được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Dù nguy cơ biến chứng tổng thể rất thấp, nhưng một số tác dụng phụ phổ biến vẫn có thể xuất hiện. Dưới đây là những tác dụng phụ và biến chứng khi mổ cận:

Mắt nhìn mờ

Một trong những tác dụng phụ thường gặp sau phẫu thuật cận thị là tình trạng nhìn mờ, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Bệnh nhân có thể thấy thị lực thay đổi thất thường, khiến họ lo lắng về kết quả phẫu thuật.

Đa số mọi người sau khi phẫu thuật sẽ cảm thấy khó mở mắt do sự thích nghi của mắt, kèm theo cảm giác lạ lẫm và hơi khó chịu. Việc sử dụng nước mắt nhân tạo có thể giúp giảm bớt khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.

Khô mắt

Tình trạng khô mắt là một trong những tác hại của việc mổ mắt cận thị, xảy ra do sự suy giảm tạm thời trong quá trình sản xuất nước mắt. Nguyên nhân chính là do sự gián đoạn các dây thần kinh giác mạc trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến cảm giác khó chịu, kích ứng và đôi khi làm mờ thị lực. Nhiều bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như khô rát, đỏ mắt và cảm giác cộm như có vật lạ trong mắt.

Hiện tượng này được gọi là Hội chứng khó chịu mắt tạm thời sau phẫu thuật (Surgical Temporary Ocular Discomfort Syndrome – STODS), thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể diễn ra từ vài tuần đến vài tháng trước khi mắt hồi phục hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 95% bệnh nhân từng thực hiện phẫu thuật cận thị mắt sẽ trải qua tình trạng khô mắt ở một mức độ nào đó, trong đó gần một nửa có triệu chứng rõ rệt.

Tác hại của việc mổ mắt cận thị là gì?
Khô mắt, đỏ mắt là một trong những tác dụng phụ phổ biến sau phẫu thuật cận thị

Để giảm bớt cảm giác khó chịu, hầu hết bệnh nhân có thể sử dụng nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần các biện pháp điều trị bổ sung. Nếu triệu chứng kéo dài, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhãn khoa để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp.

Tăng nhạy cảm với ánh sáng

Sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, gặp phải hiện tượng chói lóa và quầng sáng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Nguyên nhân là do phẫu thuật phải tác động đến giác mạc khiến mắt phản ứng mạnh hơn với ánh sáng cường độ cao. Ban ngày, đồng tử co lại giúp cải thiện tầm nhìn mà không cần kính. Tuy nhiên, khi trời tối, đồng tử giãn rộng, làm lộ ra các vùng có độ khúc xạ thấp hơn trong phạm vi quang học, dẫn đến hiện tượng nhìn mờ hoặc mờ ảo. 

Điều này đặc biệt ảnh hưởng vào ban đêm, khi ánh sáng từ đèn pha xe cộ hay đèn đường có thể làm suy giảm thị lực, gây khó chịu và tiềm ẩn rủi ro khi tham gia giao thông. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần đeo kính râm ngay cả trong nhà để giảm bớt sự khó chịu cho đến khi mắt hoàn toàn hồi phục.

Tái cận

Hiện tượng tái cận sau phẫu thuật mắt tuy không quá phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Theo thời gian, thị lực của một số bệnh nhân có thể dần suy giảm, khiến hiệu quả cải thiện trước đó bị ảnh hưởng và mắt dần trở lại tình trạng cận thị ban đầu. Trong một số trường hợp, người bệnh cần phải được phẫu thuật lại hoặc sử dụng kính để hỗ trợ điều chỉnh thị lực.

▷ Xem thêm: Top 8 điều cần biết trước khi mổ mắt cận thị

Tái cận là một trong những tác hại của mổ mắt cận thị
Sau khi mổ cận thị nếu không được chăm sóc đúng cách mắt có thể bị tái cận thị

Các biến chứng sau khi mổ mắt cận thị

Nếu các tác hại của việc mổ mắt cận thị không được cải thiện sớm có thể làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt như: 

Biến chứng vạt giác mạc

Tình trạng viêm nhẹ của vạt giác mạc khá phổ biến sau phẫu thuật mắt bằng laser. Một số trường hợp hiếm hoi, viêm nặng có thể xảy ra, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Trong quá trình hồi phục cũng có thể gặp một số vấn đề như lệch vạt, nếp gấp trong vạt, hoặc sự phát triển bất thường của biểu mô dưới vạt, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.

Ngoài ra, vạt giác mạc không thể hồi phục hoàn toàn như ban đầu, nên nếu mắt chịu chấn thương đáng kể sau phẫu thuật, vạt có thể bị dịch chuyển hoặc tách rời, gây khó chịu, đỏ mắt và rối loạn thị giác. Để hạn chế tối đa những rủi ro này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu, đồng thời sử dụng kính bảo vệ để đảm bảo an toàn cho mắt trong quá trình hồi phục.

Đục, sẹo giác mạc

Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm tình trạng đục hoặc sẹo giác mạc, cả hai đều làm giảm độ trong suốt của giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực và làm suy giảm hiệu quả của phẫu thuật. Trong một số trường hợp, đục giác mạc có thể tạo thành một lớp màng mờ, che khuất tầm nhìn.

Tương tự, sẹo giác mạc hình thành do quá trình phẫu thuật có thể làm suy giảm thị lực và đòi hỏi phải điều trị thêm bằng các can thiệp điều trị khác. Một biến chứng nghiêm trọng hơn là giãn giác mạc, đây tình trạng giác mạc trở nên quá mỏng và yếu, mất đi cấu trúc ban đầu. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng phình giác mạc, khiến thị lực suy giảm theo thời gian.

Các biến chứng sau khi mổ mắt cận thị
Đục giác mạc có thể tạo thành một lớp màng mờ, gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân

Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là một hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra sau phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ. Tình trạng này thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất kích thích hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật. Dù không ảnh hưởng đến thị lực và thường tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng vết đỏ đặc trưng trên mắt có thể khiến người bệnh lo lắng. Tuy vậy, cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp phục hồi phù hợp để hạn chế nguy cơ biến chứng.

Nhiễm trùng mắt

Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm trùng mắt vẫn là một rủi ro tiềm ẩn sau phẫu thuật cận thị. Bất kỳ can thiệp phẫu thuật nào, nguy cơ nhiễm trùng luôn tồn tại, và nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Để giảm thiểu rủi ro này, bác sĩ thường kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sát sao tình trạng mắt sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng sau khi mổ cận thị gây nhiễm trùng mắt
Nguy cơ nhiễm trùng luôn tồn tại, cần theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời

Các hạn chế các tác hại khi mổ mắt cận thị

Để giảm thiểu rủi ro biến chứng sau khi mổ cận thị và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ. Bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau:

  • Khám mắt tổng quát trước phẫu thuật để đánh giá mức độ phù hợp với phẫu thuật dựa trên độ tuổi, tình trạng cận thị, độ dày giác mạc và sức khỏe tổng thể của mắt.
  • Tuân thủ các hướng dẫn trước phẫu thuật, bao gồm tránh một số loại thuốc, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định để giảm thiểu rủi ro.
  • Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tiến trình hồi phục và kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề bất thường.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, chẳng hạn như nước mắt nhân tạo hoặc thuốc đặc trị, giúp giảm khó chịu và hỗ trợ mắt hồi phục tốt hơn.
  • Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây kích ứng như bụi, gió, khói để giảm nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương giác mạc.
  • Hạn chế các hoạt động có thể ảnh hưởng đến mắt như tập thể dục cường độ cao, bơi lội, dụi mắt để tránh tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục.
  • Bổ sung các loại thuốc bổ mắt cho người cận thị, các dưỡng chất hỗ trợ mắt, giúp cải thiện thị lực và tăng cường sức khỏe đôi mắt sau phẫu thuật.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nặng.

Biện pháp hạn chế các tác hại sau khi mổ mắt cận thị
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế rủi ro và hỗ trợ phục hồi mắt

Quyết định phẫu thuật điều trị cận thị cần được cân nhắc kỹ lưỡng với sự đánh giá thận trọng về các tác hại của việc mổ mắt cận thị. Trước khi đưa ra lựa chọn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhãn khoa giàu kinh nghiệm và cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan để đảm bảo quyết định sáng suốt. Sau khi phẫu thuật, việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và chế độ sinh hoạt khoa học, người bệnh cũng có thể bổ sung dưỡng chất hỗ trợ mắt bằng thực phẩm chức năng.

  1. What to know about laser eye surgery
  2. Laser Eye Surgery Risks
  3. Laser Eye Surgery Risks and Benefits
  4. What Are The Side Effects Of Laser Eye Surgery?
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan