Mổ mắt cận thị là phương pháp cải thiện thị lực hiệu quả, được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong thời gian qua. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên trang bị cho bản thân một số thông tin cần thiết trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật. Hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu những điều quan trọng cần lưu ý trước khi tiến hành xóa cận qua bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của phẫu thuật điều trị cận thị
Mổ mắt cận là phương pháp điều chỉnh độ cong của giác mạc về vị trí bình thường giúp người bị cận lấy lại thị thị lực tốt và nhìn rõ các vật xung quanh. Một số lợi ích mà phẫu thuật mang lại cho bệnh nhân bị cận thị gồm có:
- Không gây đau đớn: Quá trình phẫu thuật hoàn toàn không gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện cảm giác khó chịu trong vài giờ đầu sau phẫu thuật và sẽ biến mất trong ngày.
- Phục hồi nhanh: Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thường không kéo dài. Sau khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt để đánh giá kết quả phẫu thuật và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc mắt hàng ngày.
- Tạm biệt kính và kính áp tròng: Một trong những lợi ích lớn nhất của phẫu thuật cận thị là bệnh nhân sẽ không cần đeo kính hoặc kính áp tròng nữa. Điều này giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

>>> Tìm hiểu nguyên nhân cận thị
2. Điều kiện để mổ mắt cận thị
Điều kiện mổ mắt cận thị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cận thị và các đặc điểm riêng của mắt từng người, cụ thể như sau:
Chỉ định
Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), để phẫu thuật cận thị, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định gồm:
- Người từ 18 tuổi trở lên (lý tưởng nhất là trên 21 tuổi, khi thị lực đã ổn định).
- Độ cận ổn định trong vòng khoảng 1 năm.
- Giác mạc đủ dày và khỏe mạnh, sức khỏe tổng thể của mắt phải tốt.

Chống chỉ định
Một số người không phù hợp để phẫu thuật cận thị, bao gồm:
- Độ cận chưa ổn định.
- Mức độ cận thị, viễn thị hoặc loạn thị cực độ
- Mắc chứng khô mắt nghiêm trọng
- Giác mạc quá mỏng, sẹo giác mạc.
- Mắc bệnh giác mạc hình chóp (keratoconus), bệnh tăng nhãn áp tiến triển, đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực
- Có tiền sử mắc một số bệnh nhiễm trùng mắt hoặc mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên phẫu thuật cận thị do những thay đổi về thị lực có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.
3. Điểm danh các phương pháp mổ mắt cận thị phổ biến
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị cận thị, trong đó nổi bật gồm:
Phương pháp Laser in situ keratomileusis (LASIK)
Đây có lẽ là phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vạt giác mạc, sau đó sử dụng laser để định hình lại các lớp bên trong của giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ chính xác lên võng mạc. Sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu mà không cần khâu.

Phương pháp Photorefractive keratectomy (PRK)
PRK khá giống với LASIK nhưng thay vì tạo vạt trên giác mạc, lớp ngoài cùng của giác mạc (biểu mô) sẽ được loại bỏ để tia laser tác động trực tiếp lên giác mạc. PRK là một trong những phương pháp phẫu thuật khúc xạ có chi phí thấp nhất.
Phương pháp Automated lamellar keratoplasty (ALK)
Kỹ thuật này tương tự như LASIK nhưng sử dụng một công cụ cắt đặc biệt thay vì laser để tạo vạt trên giác mạc và sau đó cắt bỏ một phần mô giác mạc phẳng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp cận thị nặng.
Vòng nội giác mạc (Intacs)
Intacs là các vòng nhựa trong suốt có thể được cấy vào giác mạc để giúp làm phẳng và điều chỉnh các chỗ lồi. Phẫu thuật này thường được thực hiện cho những người bị cả cận thị và giác mạc hình nón (keratoconus).
Phương pháp Small incision lenticule extraction (SMILE)
Trong kỹ thuật SMILE, bác sĩ sử dụng tia laser femtosecond để tạo ra một lớp mô mỏng hình đĩa (lenticule) bên trong nhu mô giác mạc. Sau đó, lớp mô này được lấy ra qua một vết rạch rất nhỏ trên bề mặt giác mạc.
Phương pháp Laser-assisted subepithelial keratectomy (LASEK)
LASEK tương tự như LASIK nhưng thay vì tạo vạt trong lớp nhu mô giác mạc, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch cồn để nâng lớp biểu mô trên cùng của giác mạc. Sau khi laser điều chỉnh hình dạng giác mạc, lớp biểu mô được đặt lại lên nhu mô.
Cuối cùng, bệnh nhân được kê thuốc steroid dạng bôi và kháng sinh kèm theo một kính áp tròng mềm để bảo vệ mắt. Quá trình hồi phục của LASEK thường chậm hơn LASIK nhưng ít có có nguy cơ biến chứng hay nhiễm trùng.

Phương pháp thay thủy tinh thể khúc xạ (RLE)
Hầu hết các phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị đều thay đổi giác mạc nhưng phương pháp này tập trung vào thủy tinh thể tự nhiên của mắt. Thủy tinh thể tự nhiên sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo. Phương pháp này đôi khi còn được gọi là clear lens extraction (CLE).
Thấu kính nội nhãn phakic (PIOL)
Phương pháp này tương tự như RLE nhưng trong trường hợp này, thủy tinh thể tự nhiên của mắt không bị loại bỏ.
Phương pháp Radial keratotomy (RK)
Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo nhiều vết rạch trên giác mạc bằng dao kim cương, hướng ra ngoài (giống như kim đồng hồ), từ đó thay đổi hình dạng giác mạc. Đây là một trong những phương pháp phẫu thuật cận thị đầu tiên nhưng hiện nay phần lớn đã bị thay thế bởi các phương pháp tiên tiến hơn.
Mỗi phương pháp mổ mắt cận thị có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng tình trạng mắt khác nhau. Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật điều trị cận thị, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nhãn khoa để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất.
4. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau mổ mắt cận
Cũng như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật khác, mổ mắt cận cũng có nguy cơ tác dụng phụ hoặc biến chứng, bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở mắt.
- Mờ mắt, mờ hoặc nhìn cảm giác có sương mù.
- Ngứa, khô và các triệu chứng khác của khô mắt.
- Rối loạn mắt, chẳng hạn như nhìn thấy quầng sáng, chói mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Lòng trắng mắt xuất hiện một hoặc nhiều tia máu đỏ.
Theo AAO, những tác dụng phụ này thường là tạm thời. Ở một số ít bệnh nhân, một số tác dụng phụ này có thể là vĩnh viễn.
Ngoài ra, mổ mắt có thể gây ra các biến chứng như: Những biến chứng có thể gặp khi mổ cận thị
- Lệch vạt giác mạc
- Võng mạc bị bong ra, tách khỏi lớp mô bên dưới
- Điều chỉnh không đủ hoặc điều chỉnh quá mức
- Bị đục thủy tinh thể do tuổi tác sớm hơn so với bình thường
- Nhiễm trùng hoặc viêm
- Mất thị lực vĩnh viễn, nghiêm trọng.
Các biến chứng có khả năng xảy ra trong vài tuần đầu sau mổ cận hoặc có thể diễn biến nặng hơn. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần đến bác sĩ sớm để có kế hoạch điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm về: Tác hại của việc mổ mắt cận thị
5. Mổ mắt cận giá bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật cận thị sẽ dao động từ 15 đến 100 triệu đồng. Mức giá này chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và một số yếu tố khác, bao gồm:
- Các dịch vụ khám mắt đi kèm.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi mổ mắt.
- Chi phí thực hiện ca phẫu thuật tại từng bệnh viện sẽ khác nhau.
- Các ưu đãi có sẵn tại thời điểm tiến hành phẫu thuật.

6. Quy trình mổ mắt cận thị
Mỗi bệnh viện sẽ có quy trình cụ thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ cận của từng bệnh nhân. Quy trình chung cho việc phẫu thuật cận thị diễn ra như sau:
- Khám chuyên sâu trước khi phẫu thuật: Bệnh nhân cần thực hiện khám sàng lọc và chuyên sâu tại bệnh viện để bác sĩ đánh giá sức khỏe mắt, độ cận và tình trạng giác mạc nhằm xác định xem có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật cận hay không. Nếu độ cận vẫn chưa ổn định, bệnh nhân sẽ cần chăm sóc mắt một thời gian cho đến khi tình trạng được ổn định.
- Thực hiện phẫu thuật xóa cận: Quá trình phẫu thuật diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt ca phẫu thuật, vì vậy cần giữ tâm lý thoải mái, nằm yên, nhìn thẳng và phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để ca mổ diễn ra suôn sẻ nhất.
- Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển xuống phòng nghỉ ngơi để theo dõi; sau đó sẽ được kiểm tra lại và xuất viện trong ngày. Có thể bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng khó chịu ở mắt, nhưng không lâu sau sẽ giảm đi. Quá trình chăm sóc mắt tại nhà sẽ ảnh hưởng đến thời gian và tình trạng hồi phục thị lực sau này.

7. Hướng dẫn chăm sóc, phục hồi sau mổ mắt cận thị
Sau khi mổ cận, ngoài việc tuân thủ những lưu ý từ bác sĩ về việc đeo kính bảo hộ, chăm sóc, vệ sinh mắt và sinh hoạt, bệnh nhân cũng cần chú ý các điều sau:
- Chăm sóc mắt đúng cách và cho mắt nghỉ ngơi: Nếu công việc yêu cầu sử dụng máy tính nhiều, hãy áp dụng nguyên tắc: làm việc 20 phút thì để mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn ra xa khoảng 6-7m. Ngoài ra, nên tạo thói quen chớp mắt thường xuyên để giữ ẩm cho mắt và giảm cảm giác khó chịu do khô mắt.
- Sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên: Khô mắt, dù ít hay nhiều, là một trong những biểu hiện phổ biến nhất sau phẫu thuật khúc xạ bằng laser, và bác sĩ nhãn khoa khuyên bệnh nhân nên sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên trong khoảng 3-6 tháng đầu sau phẫu thuật.
- Duy trì lối sống lành mạnh và đủ giấc: Thức khuya khiến mắt phải làm việc nhiều hơn và có thể làm tăng nguy cơ tái cận. Vì vậy, bệnh nhân nên cố gắng ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và tránh thức khuya.
- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý: Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A giúp bảo vệ mắt và tránh tái cận, như trứng, cá, và các loại rau củ quả có màu đỏ cam như gấc, ớt chuông, cà rốt…
Với những người bận rộn có thể tham khảo sản phẩm viên uống dầu gấc Vina của Mediphar USA. Đây là sản phẩm nổi bật với hàm lượng beta-caroten 400 mg, DHA 12 mg và vitamin E 3 mg, giúp hỗ trợ sáng mắt, bảo vệ thị lực và giảm tình trạng mỏi mắt. Sản phẩm đặc biệt thích hợp cho những người bị suy giảm thị lực do lão hóa, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, người mới mổ mắt…
Viên uống dầu gấc Vina phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
8. Một số câu hỏi thường gặp khi phẫu thuật xóa cận
Khi có ý định mổ mắt cận thị, một số câu hỏi thường gặp gồm:
Mổ mắt cận thị có cần ở viện không?
Mổ mắt cận không yêu cầu bệnh nhân phải nằm viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc mắt và cách nhỏ thuốc tại nhà. Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo mắt hồi phục tốt nhất.
Sau phẫu thuật mắt cận thị có phải kiêng gì không?
Sau khi mổ cận, bạn cần kiêng trong ít nhất 3 tháng. Nếu muốn cẩn thận hơn, bạn có thể kiêng đến 6 tháng để bảo vệ mắt và tạo điều kiện hồi phục tối ưu.
Trong 1 – 3 ngày đầu cần tránh dụi mắt, tránh để nước bẩn vào mắt, tránh vận động mạnh, không sử dụng mỹ phẩm, và hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm. Trong vòng 1 tháng đầu kiêng chơi các môn thể thao đối kháng và vận động mạnh, cũng như tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Trong vòng 3 tháng đầu kiêng bơi lội và tắm xông hơi.

Mổ mắt cận có tái phát không?
Khả năng cận thị tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, mức độ cận thị, lối sống và việc tuân thủ chăm sóc sau phẫu thuật.
Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Phẫu thuật Đục thủy tinh thể và Khúc xạ cho thấy khoảng 6-10% bệnh nhân LASIK cần thực hiện phẫu thuật thứ hai hoặc phẫu thuật tăng cường trong vòng mười năm sau khi phẫu thuật ban đầu. Điều này cho thấy mặc dù LASIK hiệu quả cao, nhưng vẫn có một khả năng nhỏ là cận thị sẽ quay lại.
Cận bao nhiêu thì nên mổ?
Theo ThS.BS. Hoàng Thanh Nga tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, không có quy định cụ thể về số độ cận để được phẫu thuật khúc xạ. Quyết định mổ cận phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người, cũng như mong muốn và đặc điểm công việc của họ. Bác sĩ cũng cho biết rằng những người bị cận thị từ -0,50 diop trở lên nếu có nhu cầu đều có thể xem xét mổ cận.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mổ mắt cận thị mà các bạn có thể tham khảo. Khi có ý định lựa chọn bất cứ phương pháp nào, bạn hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên sử dụng dầu gấc Vina mỗi ngày để hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ đôi mắt tối ưu.
- https://www.operarme.com/blog/benefits-of-laser-myopia-surgery-lasik
- https://www.aao.org/eye-health/treatments/lasik
- https://www.healthline.com/health/eye-health/faqs-about-myopia-procedures#who-needs-it
- https://www.aao.org/eye-health/treatments/facts-about-lasik-complications
- https://mathanoi2.vn/dich-vu/thong-tin-co-ban-ve-mo-can.html
- https://mathanoi2.vn/kien-thuc/danh-sach-nhung-dieu-can-kieng-ky-truoc-va-sau-khi-mo-mat-can-thi.html
- https://www.visualaidscentre.com/will-myopia-come-back-after-lasik/
- https://suckhoedoisong.vn/can-bao-nhieu-do-nen-mo-mat-169231122161935413.htm
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.
*Lưu ý quan trọng: Thông tin và sản phẩm gợi ý trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán y khoa. Quý khách vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chi tiết. Xem thêm