Mắt trũng khiến khuôn mặt kém sắc, mệt mỏi và già hơn tuổi thật, nhưng liệu bạn có biết đây còn có thể là dấu hiệu của mất nước, thiếu ngủ, thậm chí là một vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn. Việc nhận biết nguyên nhân và kịp thời điều trị, cũng như chăm sóc là cách giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng này và góp phần duy trì sức khỏe đôi mắt luôn khỏe mạnh. Hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu về mắt trũng chi tiết ngay trong bài viết này.
Mắt trũng là gì?
Mắt trũng là tình trạng hốc mắt lõm sâu hơn bình thường, khiến nhãn cầu như bị rút vào trong và vùng da quanh mắt trũng xuống, tạo cảm giác mệt mỏi, già nua và thiếu sức sống. Đây là một vấn đề thường gặp ở người trên 30 tuổi và người già, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ do mất nước, thiếu ngủ, giảm cân nhanh hoặc các yếu tố sức khỏe khác.
Mắt trũng mất nước là một dạng của tình trạng mắt trũng, xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết dẫn đến mất cân bằng chất lỏng và độ ẩm trong các mô. Khi mất nước, mô mềm dưới da co lại, khiến mắt trông hốc hác và mệt mỏi. Tình trạng này thường đi kèm khô miệng, tiểu ít, hoặc chóng mặt, và có thể cảnh báo mất nước nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu của mắt trũng
Mắt trũng thường dễ nhận biết khi nhìn vào gương, với một số biểu hiện đặc trưng sau:
- Hõm sâu dưới mắt (tear trough hollows): Vùng dưới mắt có cảm giác bị lõm hoặc rút vào trong.
- Quầng thâm rõ rệt: Xuất hiện bóng tối hoặc vùng da sẫm màu bên dưới mí mắt dưới.
- Da dưới mắt mỏng và nhăn nheo: Làn da có thể trông mỏng, kém đàn hồi, dễ lộ mạch máu.
- Gương mặt có vẻ mệt mỏi: Dù ngủ đủ, khuôn mặt vẫn có cảm giác thiếu sức sống, uể oải hoặc già hơn tuổi.
- Khô và kích ứng mắt (nếu liên quan đến mất nước hoặc khô mắt): Có thể kèm cảm giác châm chích, rát, nhìn mờ hoặc cộm như có dị vật trong mắt.

Nguyên nhân gây mắt trũng
Mắt trũng là tình trạng hốc mắt bị lõm sâu vào bên trong, khiến khuôn mặt trở nên mệt mỏi và già nua hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm cả yếu tố sinh lý, bệnh lý và môi trường. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Lão hóa: Khi tuổi tác tăng (từ 30 tuổi trở đi), cơ thể mất dần collagen, mô mỡ dễ bị teo và cấu trúc xương thay đổi, đặc biệt ở vùng mặt khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn. Da quanh mắt là vùng da nhạy cảm, dễ bị mất đàn hồi kèm theo sự suy yếu của cơ nâng mí làm mí mắt sụp và hốc mắt lõm sâu rõ rệt.

- Di truyền: Một số người có đặc điểm mắt trũng ngay từ khi còn trẻ, nguyên nhân là do cấu trúc xương và mô mềm quanh mắt mang tính di truyền. Đây là nguyên nhân bẩm sinh nên thường khó cải thiện triệt để.
- Giảm cân đột ngột: Việc giảm cân nhanh chóng làm mất đi lớp mỡ dưới da, bao gồm cả vùng quanh mắt. Khi lớp mỡ bị mất, da dễ chảy xệ, lộ rõ mạch máu và xương, khiến mắt trông hốc hác.
- Thiếu ngủ, thức khuya: Ngủ không đủ hoặc ngủ kém chất lượng làm giảm lưu thông máu dưới da, khiến vùng mắt dễ thâm, trũng và khuôn mặt kém tươi tắn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thiết bị điện tử liên tục gây ra tình trạng khô mắt, mất nước làm cho mắt sâu hơn.

- Thiếu vitamin C và K: Vitamin C giúp hấp thu sắt và làm dịu các vết bầm, trong khi vitamin K hỗ trợ đông máu. Thiếu hai vitamin này khiến da quanh mắt dễ bị thâm, sạm màu và khiến hốc mắt lún sâu hơn bình thường..
- Tác động của ánh nắng mặt trời: Tia UV kích thích sản sinh melanin, một sắc tố làm sạm da. Ở những người có vùng da mắt sẫm màu sẵn, ánh nắng có thể làm mắt trông trũng hơn do tăng sắc tố và bóng tối quanh hốc mắt.
- Mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, da trở nên khô, nhăn và thiếu sức sống, đặc biệt ở vùng da mỏng quanh mắt từ đó gây nên trũng mắt. Ở nam giới, đặc biệt người uống nhiều rượu bia, nguy cơ mắt trũng do mất nước còn cao hơn.

- Dị ứng: Dị ứng theo mùa, phấn hoa hoặc viêm mũi dị ứng có thể gây sưng, ngứa và thâm vùng mắt. Việc dụi mắt thường xuyên càng làm vùng da này mỏng và lõm sâu hơn.
▷ Xem chi tiết hơn về: Ngứa mắt là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Tổn thương mắt: Bất kỳ chấn thương nào ở mặt hoặc xương quanh mắt, bao gồm cả phẫu thuật, đều có thể khiến mắt trông trũng sâu. Các thủ thuật thẩm mỹ như cắt mí, nâng chân mày hoặc lấy mỡ mí nếu thực hiện quá mức đều có thể gây ra tình trạng này.
- Viêm xoang: Cấu trúc xoang mũi gần vùng mắt. Khi bị viêm xoang, người bệnh thường bị nghẹt mũi, áp lực vùng mặt và sưng quanh mắt sẽ khiến mắt trông trũng sâu hơn.

- Hút thuốc: Hút thuốc làm suy giảm collagen và độ đàn hồi của da, gây chảy xệ và đẩy nhanh quá trình lão hóa, từ đó làm vùng mắt trông già nua và lõm sâu.
- Tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt chống tăng áp: Một số loại thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể làm sẫm màu vùng da quanh mắt, tạo cảm giác mắt bị trũng sâu hơn. Người dùng nên trao đổi với bác sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị.
Mắt trũng là dấu hiệu của bệnh gì?
Trong nhiều trường hợp, mắt trũng đơn thuần chỉ là đặc điểm di truyền, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện đột ngột hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, đây có thể là biểu hiện cảnh báo của nhiều bệnh tiềm ẩn như:
- Mất nước do tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết: Nguyên nhân này khiến cho người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong các giai đoạn nặng, làm cho mắt bị trũng sâu.
- Suy dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo và vitamin, khả năng duy trì mô mỡ và collagen quanh mắt sẽ suy giảm. Điều này khiến cho hốc mắt trở nên lõm sâu và khuôn mặt hốc hác.
- Tắc ruột: Tình trạng tắc nghẽn trong đường tiêu hóa không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến mất nước nghiêm trọng qua dịch tiêu hóa bị ứ đọng hoặc rò rỉ vào các khoang cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể gây hiện tượng mắt trũng ở bệnh nhân.
- Chấn thương vùng hốc mắt: Tai nạn hoặc va chạm mạnh vào vùng mặt có thể gây gãy xương quanh hốc mắt, làm thay đổi cấu trúc mô mềm và xương tại khu vực này, dẫn đến mắt bị lõm sâu bất thường.
- Rối loạn tâm thần và giấc ngủ: Việc ngủ không đủ hoặc không sâu làm suy giảm quá trình tái tạo mô, khiến vùng da quanh mắt trở nên mệt mỏi, sạm màu và trũng xuống.
- Ung thư và sụt cân nhanh: Một số bệnh ung thư khiến người bệnh giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn. Sự thiếu hụt khối lượng cơ và mỡ trên toàn cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, có thể khiến hốc mắt trở nên sâu hơn.

Mắt trũng có nguy hiểm không?
Mắt trũng do di truyền hoặc lão hóa thường không nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể tác động đến tâm lý, làm giảm tự tin, dẫn đến lo âu hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, nếu mắt trũng xuất hiện đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của mất nước nặng hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Nếu không được điều trị, các tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy thận cấp
- Sốc giảm thể tích
- Suy giảm miễn dịch

Mắt trũng có cần đi khám không?
Mắt trũng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, đây chỉ là biểu hiện bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu mắt trũng xuất hiện đột ngột hoặc ngày càng rõ dù đã ngủ đủ, uống đủ nước và kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, khô hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu thường xuyên, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, chán ăn). Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp cải thiện lối sống và chăm sóc tại nhà để giảm tình trạng mắt trũng.

Chẩn đoán nguyên nhân mắt trũng
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể nhận biết mắt trũng bằng quan sát trực tiếp, đặc biệt nếu chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt. Sau đó bắt đầu, bác sĩ sẽ bắt đầu khai thác tiền sử bệnh lý (triệu chứng đi kèm, thời điểm xuất hiện, nguy cơ) và khám mắt toàn diện đánh giá tình trạng vùng hốc mắt và da quanh mắt.
Ngoài ra, để xác định nguyên nhân và mức độ chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên sâu như:
- Đo độ lồi mắt (exophthalmometry): Đo khoảng cách mắt lồi ra hoặc tụt vào hốc mắt để đánh giá mức độ trũng.
- Chụp CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết ba chiều của hốc mắt và mô mềm xung quanh để kiểm tra tổn thương cấu trúc.
- Chụp MRI hoặc chụp X-quang: Cho hình ảnh rõ nét về mô mềm và dây thần kinh, giúp loại trừ các nguyên nhân bệnh lý phức tạp.

Cách điều trị khi bị mắt trũng
Mắt trũng không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo mà còn có thể phản ánh tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân cụ thể gây mắt trũng như:
- Viêm xoang: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh (nếu bị nhiễm trùng xoang)
- Dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và điều trị bằng thuốc thuốc kháng dị ứng hoặc thuốc nhỏ mắt phù hợp
- Chấn thương vùng mắt: Nếu mắt trũng do gãy xương hốc mắt, cần điều trị lành xương trước khi phục hồi thẩm mỹ.
- Giảm cân quá nhanh: Cần điều chỉnh lại tốc độ giảm cân, không nên giảm cân đột ngột khiến mất mô mỡ quanh mắt.
- Mất nước, thiếu chất: Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin C và K) qua thực phẩm hoặc theo hướng dẫn bác sĩ.
- Lão hóa, di truyền: Có thể cải thiện bằng các phương pháp thẩm mỹ như làm đầy da, Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), Lăn kim,…
- Tác dụng phụ của thuốc đang dùng (như thuốc nhỏ mắt trị tăng nhãn áp): Bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc đổi thuốc nhưng bạn không nên tự ý ngưng thuốc.

Các phương pháp phòng ngừa mắt trũng
Mặc dù không thể kiểm soát hoàn toàn các yếu tố như di truyền hay lão hóa, bạn vẫn có thể chủ động ngăn ngừa và làm chậm quá trình xuất hiện mắt trũng bằng những thói quen chăm sóc đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:
- Ngủ đủ giấc: Cố gắng ngủ 7–8 tiếng mỗi đêm và giữ lịch sinh hoạt đều đặn để cơ thể và làn da được phục hồi.
- Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước mỗi ngày giúp da không bị khô, cải thiện độ đàn hồi và giảm hốc mắt.
- Hạn chế caffeine và bỏ thuốc lá: Caffeine và nicotine khiến da mất nước và nhanh lão hóa.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, K, omega-3, beta-carotene và chất chống oxy hóa để hỗ trợ sản sinh collagen và nuôi dưỡng vùng da quanh mắt.
- Đeo kính râm khi ra ngoài: Giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV và khói bụi.
- Hạn chế dụi mắt: Thói quen này có thể gây tổn thương da mỏng quanh mắt và làm tình trạng trũng nặng hơn.
- Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Nghỉ ngơi mắt thường xuyên khi dùng điện thoại, máy tính để tránh căng thẳng vùng mắt.
- Dưỡng ẩm đều đặn: Sử dụng kem dưỡng mắt chứa thành phần dưỡng ẩm và chống lão hóa.
- Mát xa nhẹ vùng mắt: Thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu, giảm nhăn và cải thiện độ đàn hồi da. Có thể kết hợp với kem mắt để tăng hiệu quả.
- Đắp mặt nạ tự nhiên: Dưa leo, khoai tây, túi trà ấm hoặc lạnh đều có thể sử dụng đắp mắt để làm dịu da, giảm sưng và thâm quầng.
- Dùng kem che khuyết điểm sáng màu cho vùng dưới mắt và trang điểm nhẹ nhàng giúp mắt trông đầy đặn hơn.
Việc chăm sóc và phòng ngừa mắt trũng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và thói quen tốt mỗi ngày.

Mắt trũng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt dưỡng chất và độ ẩm. Bên cạnh việc bổ sung đủ nước, ngủ đủ giấc và chăm sóc vùng mắt đúng cách, bạn có thể hỗ trợ nuôi dưỡng làn da từ bên trong bằng các sản phẩm giàu vitamin A, E và chất chống oxy hóa. Một trong những lựa chọn được nhiều người tin dùng chính là dầu gấc Vina – giàu beta-caroten, lycopene và vitamin E tự nhiên. Những dưỡng chất này không chỉ giúp làm sáng da, giảm quầng thâm mà còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi và giữ ẩm cho vùng da quanh mắt, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc tình trạng mắt trũng.
- https://www.visioncenter.org/blog/sunken-eyes/
- https://www.healthline.com/health/sunken-eyes#outlook
- https://www.verywellhealth.com/sunken-eyes-6504742
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.