Atiso (còn gọi là actiso hay atisô) là một loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều gia đình và được coi là siêu thực phẩm do chúng mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng atiso không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Vậy atiso có thực sự tốt cho sức khỏe? Những công dụng của nó là gì và cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Hãy cùng nhà Mediphar USA với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, gia công và phân phối thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe (TPCN) và mỹ phẩm tại Việt Nam làm rõ những lợi ích tuyệt vời của atiso đối với sức khỏe và cách dùng hợp lý.
Giới thiệu chung về Atiso
Atiso (tên khoa học: Cynara scolymus) là một loại cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Atiso còn được trồng rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu ôn đới hoặc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây Atiso được trồng ngày càng phổ biến, nhất là ở các vùng có khí hậu mát mẻ, rất phù hợp với sự phát triển của loài cây này.
Atiso được biết đến không chỉ là một thực phẩm ngon mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền nhờ vào các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
Đặc điểm thực vật học
Cây atisô gồm ba bộ phận là thân, là và đầu (còn được gọi là hoa đầu). Phần cụm hoa được bao phủ bởi các lá bắc màu xanh lá cây và nhọn. Hoa có màu xanh tím và lớn trông giống như quả thông nhỏ. Cụm hoa bao gồm các vòi nhụy và nhụy, phần dưới hoặc lõi là phần ăn được của atiso.
Mặc dù atisô thường được coi là rau, nhưng phần atisô mà chúng ta thường ăn thực ra là nụ hoa trước khi nở. Sau khi nở, atisô trở thành một bông hoa màu tím duy nhất, nhưng hầu hết được thu hoạch để làm thực phẩm trước khi chúng đạt đến giai đoạn đó.
Cây atiso là loại cây lâu năm và có thể cao tới 1.5 đến 1.8m. Phần thân thẳng, cứng, có màu xanh nhạt và phủ lớp lông tơ màu trắng. Phần lá atiso hình mác lớn, có răng cưa sâu và độ dài lên đến 200 cm.
Các đầu hoa do cây atisô tạo ra có kích thước khác nhau; đầu hoa chính là lớn nhất và hình thành ở đỉnh của thân chính, trong khi các đầu hoa phụ nhỏ hơn và phát triển trên các nhánh.
Các bộ phận sử dụng của cây Atiso
Phần lõi của Atiso, được bao bọc bởi các lá bắc xanh, là phần chính thường được sử dụng làm thực phẩm.
Trong khi đó, các bộ phận khác như thân, lá, và các lá bắc bên ngoài không ăn được và thường được coi là sản phẩm phụ. Tuy nhiên, những phần này lại được tận dụng trong sản xuất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, và dược phẩm.
Các bộ phận của cây atiso được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học, bao gồm:
- Hoa Atiso: Hoa atiso là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Hoa atiso thường được sử dụng để làm trà, nấu canh, hoặc chế biến thành các món ăn khác.
- Thân và lá Atiso: Thân và lá atiso cũng được sử dụng trong việc chiết xuất các hợp chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, và làm sạch gan.
Thành phần dinh dưỡng của cây Atiso
Cây atiso không chỉ ngon mà còn rất giàu giá trị dinh dưỡng, bao gồm:
- Vitamin: Atiso chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B3, và vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9 những vitamin cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe mắt, và làm đẹp da.
- Khoáng chất: Cây atiso là nguồn cung cấp khoáng chất như kali, magie và sắt, rất quan trọng đối với chức năng tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Chất xơ: Là một nguồn giàu chất xơ, atiso giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng ruột, và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Chất chống oxy hóa: Atiso chứa các hợp chất như cynarin, flavonoid, và phenolic, có tác dụng mạnh mẽ trong việc bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thành phần hóa học
Tính theo khối lượng khô, hoa atiso chứa khoảng 66,3% tổng carbohydrate, 19,6% protein, 2,0% chất béo thô và 3,5% chất xơ.
Trên cơ sở khối lượng tươi, trong 100 g hoa chỉ chứa 25 calo, không có chất béo. Là nguồn cung cấp vitamin C và khoáng chất do hàm lượng lên đến 14–19 mg vitamin C và 170 mg kali. Ngoài ra, còn có magie, chất xơ tốt và phức hợp vitamin B (folate, biotin, niacin và pyridoxine).
Theo các nghiên cứu, phần thân, lá bắc và rễ chứa nhiều inulin, polyphenol, flavonoid và terpenoid.Đặc biệt trong số này có sự hiện diện của các hoạt chất mạnh là Cynarin và Silymarin, có tác dụng tích cực mạnh mẽ đối với gan.
Công dụng của Atiso
Giải độc và bảo vệ gan
Một trong những công dụng nổi bật của atiso là giải độc gan. Atiso chứa một hợp chất gọi là cynarin, có tác dụng kích thích sản xuất mật và tăng cường chức năng gan, giúp gan loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. Đồng thời, trong atiso còn có silymarin có hoạt tính bảo vệ gan khỏi tổn thương.
Từ đó có thể thấy, atiso và các chiết xuất từ atiso có thể hỗ trợ cải thiện chức năng gan, làm sạch gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ.
Tốt cho tim mạch
Lợi ích tim mạch của atiso có thể kể đến hỗ trợ giảm huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, phòng ngừa các bệnh như cao huyết áp, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng atiso hoặc chiết xuất atiso có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các hợp chất hoạt tính sinh học trong chiết xuất atisô, đặc biệt là cynaropicrin, có thể giúp hạ mức cholesterol bằng cách ức chế enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol.
Bằng cách hạ thấp mức cholesterol, chiết xuất atisô có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Thêm vào đó, kali trong atiso giúp giảm huyết áp, nhờ vào khả năng giãn mạch máu và duy trì sự ổn định của hệ tuần hoàn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Inulin là một loại chất xơ hòa tan và cũng là một prebiotic – nguồn dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Atiso là nguồn cung cấp inulin và chất xơ dồi dào, đặc biệt tập trung ở phần thân và lá. Những thành phần này không chỉ giúp kích thích nhu động ruột mà còn cải thiện chức năng tiêu hóa một cách hiệu quả.
Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện rằng dùng chiết xuất lá atisô trong hai tháng cho thấy các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) giảm 26% và các triệu chứng đau dạ dày giảm 40%.
Tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật
Trong một nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện, atisô được xếp hạng là loại rau số một về số lượng chất chống oxy hóa. Các chất này bao gồm vitamin C, polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
Các hợp chất chống oxy hóa có trong atiso cũng giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do. Các phân tử này gây tổn thương tế bào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tự miễn và bệnh Alzheimer.Từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hỗ trợ giảm cân
Atiso rất ít calo và giàu chất xơ, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân. Hơn nữa, các hợp chất trong atiso như cynarin cũng giúp tăng cường sản xuất mật, hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo và giảm mỡ thừa trong cơ thể.
Chống ung thư
Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, các hợp chất trong atiso như silymarin có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.Các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol trong atiso cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự hình thành các tế bào ung thư bằng cách giảm thiểu tổn thương DNA và giảm viêm. Chúng cũng ngăn chặn các tế bào ung thư tăng sinh và phát triển.
Một số nghiên cứu cho thấy atisô và chiết xuất lá atisô có thể ngăn ngừa hoặc giúp kiểm soát:
- Ung thư vú .
- Ung thư ruột kết .
- Ung thư gan .
- Ung thư tuyến tiền liệt .
Cách dùng và liều dùng atiso
Chiết xuất từ atiso có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức để tận dụng tối đa lợi ích cho sức khỏe:
- Trà atiso: Hoa atiso khô hoặc tươi được dùng để pha trà, giúp giải khát, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan và giảm huyết áp.
- Nước ép atiso: Nước ép từ hoa hoặc lá atiso có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm mát gan.
- Chiết xuất atiso: Các chiết xuất từ atiso dạng viên hoặc tinh chất lỏng thường được dùng trong các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ chức năng gan, tim mạch, và tiêu hóa.
- Dùng trong thực phẩm: Atiso tươi hoặc chế biến sẵn có thể được dùng trong các món ăn, như súp, salad, vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng.
Lưu ý khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn khi dùng atiso như một loại thuốc, chỉ sử dụng tối đa 12 tuần.Bởi vì atisô có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy.
Đối với người mắc chứng tắc nghẽn ống mật thì atiso có thể làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, hiện tại chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu atisô có an toàn để sử dụng như một loại thuốc khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do đó với các trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
Liều lượng
Chiết xuất lá atisô thường được khuyến cáo dùng cho người lớn với liều lượng 320-640 mg qua đường uống ba lần mỗi ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu liều lượng nào có thể tốt nhất cho tình trạng cụ thể.
Qua bài viết trên, Mediphar USA hy vọng đã cung cấp thêm thông tin bổ ích về vị thuốc quý atiso đến quý bạn đọc. Với các công dụng nổi bật liên quan đến bảo vệ gan, hỗ trợ tim mạch, tiêu hóa và khả năng phòng ngừa ung thư, atiso luôn được người tiêu dùng tìm kiếm và sử dụng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc gan và lợi tiểu với thành phần chính từ Atiso, thì Thanh nhiệt Maxcool được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP của Mediphar USA chính là lựa chọn phù hợp.
Xem ngay sản phẩm: Thanh nhiệt Maxcool
Tài liệu tham khảo:
- ARTICHOKE: Overview, Uses, Side Effects, Precautions, Interactions, Dosing and Reviews: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-842/artichoke
- Bioactive Compounds from Artichoke and Application Potential – PMC: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10666951/
- Health and Nutrition: http://artichokes.org/recipes-and-such/health-and-nutrition
- Artichokes: Health Benefits, Nutrients, Preparation, and More: https://www.webmd.com/diet/health-benefits-artichokes
- 10 Health Benefits of Artichokes: https://health.clevelandclinic.org/artichoke-benefits
- Role of Silymarin in Cancer Treatment: Facts, Hypotheses, and Questions – PMC: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8814827/#section4-2515690X211068826
- Artichoke extracts in cancer therapy: do the extraction conditions affect the anticancer activity? | Future Journal of Pharmaceutical Sciences: https://fjps.springeropen.com/articles/10.1186/s43094-020-00088-0
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.