#5 điều bố mẹ cần biết khi trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Nếu như các bậc phụ huynh nào cho đến nay vẫn chưa phải trị táo bón ở trẻ sơ sinh cho con thì xin chúc mừng vì “trộm vía” bé nhà bạn đang có hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh. Ngược lại, nếu như bạn còn đang thở dài ngao ngán vì con mình cũng thường xuyên bị như vậy thì phải làm sao? 

1. Hiểu táo bón là gì trước khi muốn chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Táo bón là tình trạng bé đi đại tiện phân rắn, cứng và có tần suất đi ngoài lâu hơn bình thường. Thế nhưng, tình trạng phân cũng như số lần đi đại tiện sẽ có sự khác nhau ở từng bé. 

bé 2 tháng tuổi bị táo bón
Hiểu táo bón là gì trước khi muốn trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Hầu như trẻ sẽ đi đại tiện ít nhất một lần trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Nhưng có một phần ít những đứa trẻ có thói quen đường ruột khác biệt và chỉ có nhu cầu 1 lần một tuần nhưng chúng vẫn rất khỏe mạnh và không có vấn đề gì.

Vì vậy, bố mẹ hãy phân biệt rõ rằng chỉ nên lo lắng khi thấy con mình có những dấu hiệu bất thường như: khó đi đại tiện, phân có dính máu hoặc tâm trạng căng thẳng, đau đớn sau mỗi lần đi vệ sinh.

2. Điểm khác biệt giữa táo bón ở trẻ sơ sinh và người lớn?

Khác với người lớn, 95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh là do thay đổi chức năng nhu động ruột. Khi trẻ bị táo bón, các chuyển động co thắt của ruột già diễn ra quá chậm khiến phân di chuyển cũng khó hơn. 

Bên cạnh đó thì thời gian lưu giữ thức ăn tại đại tràng càng lâu càng khiến phân trở nên rất cứng và khô do bị hút nước nhiều. Kích thước phân to kèm theo độ cứng của nó sẽ chắc gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ.

bé 1 tháng tuổi bị táo bón
Điểm khác biệt giữa táo bón ở trẻ sơ sinh và người lớn?

Một số trẻ sơ sinh từ khi sinh ra vốn đã có nhu động ruột chậm bẩm sinh. Vì vậy, chúng rất dễ bị táo bón khi có một yếu tố tác động từ bên ngoài. 

Bên cạnh đó, qua những lần đi ngoài rất đau, cảm giác khó chịu sẽ khiến các bé sợ hãi. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dần, trực tràng bị căng giãn quá mức do chứa đầy phân sẽ gây mất phản xạ đi ngoài và khiến trẻ không còn cảm giác buồn đi vệ sinh nữa.

Có một số trường hợp đặc biệt trẻ sơ sinh có bệnh lý thần kinh và nội tiết cnên sẽ dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất hiếm gặp. 

3. 3 Dấu hiệu nào giúp tôi nhận ra con mình đang bị táo bón?

Tình trạng “tắc nghẽn bồn cầu”

táo bón trẻ sơ sinh
Tình trạng “tắc nghẽn bồn cầu” hay xảy ra khi trẻ bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón, thông thường kích thước phân sẽ rất to và cứng, đến nỗi có thể làm tắc nghẽn bồn cầu. Tuy nhiên cũng có khi, phân chỉ nhỏ nhưng chắc mà thường hay được so sánh như “phân thỏ” hay “phân dê”.

Ngoài ra, nếu bình thường từ 1 – 2 ngày bé đã đi ngoài. Song bây giờ cứ cách vài ngày, thậm chí 1 tuần bé mới đi nặng một lần thì đây là một tín hiệu cho thấy trẻ có thể đã bị táo bón.

Thể hiện thái độ trên gương mặt

Nếu người lớn khi táo bón thấy khó chịu một thì với bé 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi bị táo bón giác đau đớn khổ sở sẽ nhân lên nhiều lần. Bởi chúng nhạy cảm hơn người lớn và không thể kiểm soát được cơn đau như những người trưởng thành. 

cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị táo bón dễ thể hiện thái độ trên gương mặt (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh có thể sẽ trở nên “khó tính”, cáu gắt hơn bình thường trong tình trạng này. Vì thế, chỉ cần bạn quan sát thấy con mồ hôi nhễ nhại, nhăn nhó khóc khi cố rặn trong lúc đi ngoài, rất có thể con đang phải chịu đựng chứng táo bón.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn

táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ biếng ăn, chậm lớn khi bị táo bón

Táo bón kéo dài sẽ khiến cho trẻ sơ sinh luôn ở trong trạng thái đầy bụng, ăn không tiêu. Lâu dần, chúng sẽ không còn cảm giác thèm ăn, dẫn đến chậm lớn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.

4. 5 cách điều trị táo bón trẻ sơ sinh

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của người mẹ sao cho hợp lý, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng, …để lượng sữa cho bé bú đầy đủ dưỡng chất và “sạch”. 
  • Các mẹ nên cho con mình bú đủ không nên quá 500ml/ngày để cơ thể chúng không bị thiếu nước. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc loại sữa con uống hằng ngày. Bởi một số bé có thể bị dị ứng sữa bò hoặc uống quá nhiều sữa loại sữa công thức cũng sẽ gây khó tiêu. 
  • Thức ăn không được hấp thu hết sẽ tích tụ lâu ngày trong bụng bé, lúc này mẹ cần massage bụng cho bé để thức ăn nhanh chóng bị làm mềm và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài. Thực hiện thao tác massage này trong vòng 3 phút, bằng cách dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi xoa nhẹ, chỉ ấn vừa phải để bé không bị đau.
  • Khi bé sơ sinh bị táo bón, có thể ngâm mình đứa bé trong nước ấm. Vì nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, kích thích nhu động ruột giúp chúng đi ngoài dễ dàng hơn. Mỗi ngày ngâm nước nóng chỉ cần từ 1 – 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: nôn ói, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên, sụt cân nhiều… thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, không gây thêm biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm: https://medipharusa.com/cach-cham-soc-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa.html

LỜI KẾT VỀ CÁCH CHỮA TÁO CHO TRẺ SƠ SINH

Trị táo bón ở trẻ sơ sinh không quá khó khăn nếu như các bậc phụ huynh nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và can thiệp ngay thông qua những biện pháp đúng đắn. Đừng để tình trạng này kéo dài và lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đường ruột của bé. 

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan