Đầy bụng, ăn không tiêu khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày? Bạn đang phân vân không biết nên chọn loại thuốc nào để cải thiện tình trạng này? Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, Mediphar USA sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp nhất.
Triệu chứng và nguyên nhân gây ăn không tiêu, khó tiêu
Việc ăn không tiêu là một cách nói phổ biến hơn của hội chứng rối loạn tiêu hoá. Với một người khỏe mạnh, có hệ tiêu hoá hoạt động tốt, sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, sẽ được xử lý hoàn toàn, để cơ thể không còn cảm giác no. Tuy nhiên, khi gặp phải các rối loạn tiêu hoá, hiệu quả của quá trình xử lý thức ăn sẽ bị giảm sút, dẫn đến hiện tượng đầy bụng, ăn không tiêu. Các triệu chứng thường gặp khi bị khó tiêu gồm
- Đầy bụng, chướng hơi: Cảm giác bụng căng chướng và khó chịu, đặc biệt là sau bữa ăn.
- Buồn nôn và ợ hơi: Khí trong dạ dày được đẩy ngược lên thực quản gây buồn nôn và ợ hơi liên tục.
- Đau hoặc khó chịu ở bụng trên: Cảm giác đau nhẹ hoặc cồn cào ở vùng bụng trên.
- Khó thở, cảm giác nghẹn: Trong một số trường hợp, lượng khí dư thừa trong bụng gây áp lực lên cơ hoành, khiến người bệnh cảm thấy khó thở hoặc nghẹn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu, từ yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, lối sống, đến các vấn đề sức khỏe nội khoa, điển hình như:2,3
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn quá nhiều đồ cay, chiên xào, hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến dạ dày dễ bị quá tải.
- Ăn quá nhanh và ăn khuya: Khi ăn quá nhanh, thức ăn không được nhai kỹ sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn khuya hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây khó tiêu.
- Stress, căng thẳng: Tâm trạng lo âu và căng thẳng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Stress làm tăng tiết axit trong dạ dày, gây cảm giác cồn cào, khó chịu.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây tác dụng phụ là khó tiêu và kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa chức năng (Functional Dyspepsia): Là tình trạng dạ dày và ruột không hoạt động bình thường dù không có tổn thương về mặt cấu trúc, gây triệu chứng khó tiêu kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ điều trị chứng khó tiêu như thế nào?
Để điều trị chứng ăn không tiêu, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, trong đó có thể kể đến 3 phương pháp chính gồm: sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và liệu pháp tâm lý.
Sử dụng thuốc không kê đơn và thuốc theo toa
Trong điều trị khó tiêu, các bác sĩ thường có thể chỉ định cả thuốc không kê đơn và thuốc theo toa cho bệnh nhân. Một số thuốc trị ăn không tiêu, đầy hơi phổ biến thường được sử dụng gồm:
- Thuốc kháng axit: hoạt động bằng cách trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giúp giảm cảm giác ợ nóng, đau bụng và đầy hơi. Các thuốc kháng axit thường chứa thành phần như nhôm hydroxit, magie hydroxit, canxi cacbonat, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ngay sau khi uống
- Thuốc kháng histamine H2: có tác dụng giảm sản xuất axit dạ dày bằng cách ức chế thụ thể histamine H2 ở niêm mạc dạ dày. Điều này giúp giảm các triệu chứng như ợ nóng, đau thượng vị, đầy bụng, đặc biệt ở những người bị trào ngược axit.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): hoạt động mạnh mẽ hơn trong việc giảm tiết axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bơm proton trong tế bào dạ dày. Nhờ đó, PPI giúp làm giảm hiệu quả tình trạng ợ nóng và các triệu chứng liên quan đến dư thừa axit, thường được dùng cho những người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng.
- Men tiêu hoá hỗ trợ đường ruột: cung cấp các enzyme tiêu hóa cần thiết để phân giải các loại thức ăn phức tạp thành dưỡng chất đơn giản mà cơ thể dễ hấp thụ. Một trong những sản phẩm men tiêu hoá được nhiều người tin dùng là Menpeptine – giúp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Sản phẩm cung cấp các enzyme giúp phân giải thức ăn dễ dàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt phù hợp cho người có hệ tiêu hóa kém hoặc thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng.
Khi sử dụng thuốc trị khó tiêu, đầy bụng, người dùng nên lưu ý không tự ý lạm dụng thuốc và cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hướng dẫn của các nhân viên y tế. Các thuốc không kê đơn chỉ nên áp dụng trong trị khó tiêu nhẹ và thoáng qua. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và có liệu trình điều trị tối ưu.
Thay đổi trong chế độ ăn uống của bệnh nhân
Bên cạnh sử dụng thuốc trị ăn không tiêu, đầy bụng, việc kết hợp thêm thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng:
- Ăn chậm, nhai kỹ: Nhai kỹ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày và cải thiện quá trình hấp thu.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Tránh thực phẩm cay nóng và dầu mỡ: Đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ khó tiêu và ợ nóng.
- Hạn chế đồ uống có gas, cồn: Đồ uống có gas và rượu bia dễ sinh khí trong dạ dày, dẫn đến tình trạng chướng bụng và khó tiêu.
Liệu pháp tâm lý
Một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu là tâm trạng lo âu, căng thẳng kéo dài. Do đó, có thể kết hợp thêm các liệu pháp giúp giảm căng thẳng để có thể hỗ trợ điều trị khó tiêu, cân bằng lại hoạt động của hệ tiêu hoá.
Các liệu pháp này có thể thực hiện đơn giản tại nhà, thông qua thực hiện các bài tập Yoga, thiền định, và các bài tập hít thở sâu có thể giúp người bệnh thư giãn, giảm stress.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hành thêm các thói quen giúp thư giãn khác như: ngủ đủ giấc, duy trì thói quen nghỉ ngơi hợp lý, và tránh căng thẳng tâm lý cũng là biện pháp giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu.
Ngoài ra, khi tình trạng khó tiêu trở nên thường xuyên và kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc ợ chua kèm theo nôn mửa có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần có sự can thiệp kịp thời từ các nhân viên y tế.
>>> Xem thêm về: Top 5 cách chữa đầy bụng khó tiêu nhanh nhất đã được kiểm chứng
Bạn có thể làm gì để giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu
Để ngăn ngừa chứng khó tiêu cần một thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể cân nhắc thực hiện:
- Ăn uống điều độ và khoa học: Tạo thói quen ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn nhiều vào buổi tối. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn: Sau bữa ăn, thay vì ngồi yên, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn và tránh tích tụ khí trong ruột.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và tránh các yếu tố gây căng thẳng giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh: Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ, dễ gây chướng bụng và khó tiêu.
Chứng đầy bụng, ăn không tiêu là vấn đề phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc hợp lý, điều chỉnh chế độ ăn uống và áp dụng các phương pháp giảm stress.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá như men tiêu hóa Menpeptine nhằm giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có phương án điều trị phù hợp, tránh dẫn đến các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Tài liệu tham khảo:
- National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Disease. “Symptoms & Causes of Indigestion”. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/indigestion-dyspepsia/symptoms-causes#:~:text=Symptoms%20%26%20Causes%20of%20Indigestion
- Mayo Clinic. “Indigestion (Dyspepsia) – Symptoms and Causes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/symptoms-causes/syc-20352211
- American College of Gastroenterology (ACG). “Guidelines for the Management of Dyspepsia.” https://journals.lww.com/ajg/fulltext/2017/07000/acg_and_cag_clinical_guideline__management_of.10.aspx
- WebMD. “Over-the-Counter Treatments for Heartburn and Indigestion.” https://www.webmd.com/heartburn-gerd/heartburn-medicine
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.