Việc cắt liều thuốc tây đúng cách là kỹ năng quan trọng đối với mỗi dược sĩ. Cắt liều thuốc chính xác không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhân mà còn nâng cao uy tín của nhà thuốc. Bài viết này, với sự tư vấn của Dược sĩ Phạm Cao Hà – Cố vấn chuyên môn của nhà máy sản xuất TPCN Mediphar USA, sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về công thức cắt liều thuốc, bao gồm cắt liều cơ bản, cắt liều thuốc cảm cúm, cắt liều viêm họng, và nhiều hơn nữa.
Thuốc cắt liều là gì? Tại sao cần cắt liều thuốc?
Trước khi đi vào chi tiết các công thức, hãy cùng tìm hiểu cắt liều là gì và thuốc cắt liều là gì và tại sao cần cắt liều thuốc nhé!
Thuốc cắt liều (hoặc “cắt liều thuốc tây”) là cách dược sĩ phân chia và phối hợp các loại thuốc thành những liều lượng nhỏ, phù hợp với từng người bệnh, nhằm tối ưu hoá hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng không mong muốn. Hiện nay, “cắt liều thuốc” đang là kỹ năng bắt buộc mà bất cứ dược sĩ nào cũng cần thành thạo, nhất là với những ai đang muốn kinh doanh nhà thuốc hoặc học cắt liều cơ bản.
Lợi ích:
- Giúp bệnh nhân dùng thuốc đúng, đủ, hạn chế sai sót.
- Gia tăng uy tín nhà thuốc, thể hiện kinh nghiệm chuyên môn của dược sĩ.
Thực trạng:
- Mỗi nhà thuốc đều có cách cắt liều thuốc tây khác nhau.
- Ngoài kiến thức từ các sách dạy cắt liều và phối hợp thuốc, dược sĩ cũng có thể tham khảo thêm sổ tay cắt liều – tập 1, 2, 3, hay một số file cắt liều thuốc được chia sẻ trong cộng đồng ngành Dược.
Lưu ý: Thao tác cắt liều đòi hỏi người thực hiện có nền tảng kiến thức y dược vững vàng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Những lưu ý quan trọng khi học cắt liều cơ bản
Tìm hiểu tình trạng sức khỏe người bệnh
- Hỏi tiền sử bệnh, đặc biệt bệnh nền về tim mạch, gan, thận hoặc viêm loét dạ dày.
- Xác định rõ độ tuổi (trẻ em, người già, phụ nữ mang thai…) đặc biệt nếu cần cách cắt liều thuốc cho trẻ em.
>>> Xem thêm công thức tính liều kháng sinh cho trẻ em
Chỉ kê các thuốc cần thiết
- Không cho quá nhiều loại thuốc dư thừa, gây tốn kém và tăng nguy cơ tương tác thuốc.
Kiểm tra kỹ tên thuốc – hàm lượng – số lượng
- Hạn chế tối đa việc nhầm lẫn, nhất là cách cắt liều thuốc cho trẻ em (cần áp dụng theo cân nặng/tuổi).
Chọn nguồn hàng đảm bảo chất lượng
- Lưu ý hạn dùng, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc.
- Chỉ chọn nhà sản xuất đạt chuẩn GMP, có giấy tờ pháp lý rõ ràng.

Cân nhắc hỗ trợ dược lý phù hợp
- Ví dụ, nếu bệnh nhân đau dạ dày, hạn chế các thuốc dạng NSAIDs gây kích ứng niêm mạc.
- Với trường hợp đang mang thai, cần loại bỏ một số thành phần bất lợi (như Panadol Extra 500mg không phù hợp cho phụ nữ có thai).
Tư vấn cho bệnh nhân về chế độ sinh hoạt hỗ trợ
- Uống nhiều nước khi dùng nhóm thuốc long đờm, ăn nhẹ khi dùng thuốc gây kích ứng dạ dày, nghỉ ngơi đủ…
Dưới đây là tổng hợp hơn 10 công thức cắt liều thông dụng, có thể áp dụng linh hoạt tuỳ theo thể trạng và bệnh nền.
Quy ước chung:
- “4 viên/2 lần” tức 2 viên/lần, ngày 2 lần.
- “2 viên/2 lần” tức 1 viên/lần, ngày 2 lần.
- Hãy tham khảo cách cắt liều thuốc cơ bản trước và điều chỉnh nếu bệnh nhân có bệnh nền, đặc biệt với thuốc cắt liều GCC (glucocorticoid) cần cẩn trọng.
1. Công thức cắt liều thuốc cảm (cắt liều cảm cúm)
1.1 Trường hợp cảm thông thường
Triệu chứng:
- Đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ.
Nhóm thuốc:
- Giảm đau, hạ sốt chứa Paracetamol.
Các lựa chọn thuốc cắt liều cảm cúm tham khảo:
- Efferalgan 500mg: uống 1 viên/lần, lặp lại sau 4 – 6 giờ nếu còn sốt.
Hoặc:
- Panadol (hoặc Patamol 500mg): 4 viên/2 lần/ngày.
- Panadol Extra 500mg: 4 viên/2 lần/ngày. (Lưu ý: Panadol Extra không dùng cho phụ nữ có thai, viêm loét dạ dày, trẻ em <12 tuổi).
- Hapacol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày.
>>> Xem thêm sản phẩm Nilidon MDP với thành phần Thymomodulin 80mg – Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi bị cảm cúm
1.2 Trường hợp cảm kèm triệu chứng cúm
Triệu chứng:
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi.
Phân tích liều:
- Giảm đau, hạ sốt có Paracetamol + kháng Histamin hoặc nhóm thuốc cảm cúm kết hợp.
Công thức cắt liều sổ mũi, ho khan, hắt hơi tham khảo:
- Paracetamol + Alimenazil (4 viên/2 lần/ngày)
- Panadol + Loratadyl (4 viên/2 lần/ngày)
- Decolgen hoặc Tiffy hoặc Domin
Mẹo: Khi cắt liều thuốc ho hoặc cắt liều cảm cúm cho đối tượng có bệnh lý nền, hãy ưu tiên dạng cắt liều cơ bản với liều thấp, tăng dần theo đáp ứng.

Tham khảo sản phẩm Viên Cảm Cúm MDP
2. Công thức cắt liều giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Để hạ sốt và giảm đau nên ưu tiên dùng Acetaminophen. Ibuprofen hoặc naproxen cũng thường được sử dụng.
Tránh dùng Aspirin do có nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (tình trạng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và có hại nhất cho não và gan), tác dụng phụ có thể gây viêm loét dạ dày. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người viêm loét dạ dày. Chỉ dùng Aspirin PH8 cho bệnh nhân suy gan nặng hoặc bị hội chứng với Paracetamol.
- Ưu tiên: Acetaminophen (Paracetamol) để giảm đau, hạ sốt.
- Tránh: Aspirin cho phụ nữ có thai, viêm loét dạ dày, trẻ em <12 tuổi (nguy cơ hội chứng Reye).
- Ibuprofen, Naproxen: Thường dùng, nhưng cẩn trọng cho người dạ dày nhạy cảm.
Chú ý liều dùng hạ sốt cho trẻ em (theo cân nặng):
- Dưới 10kg: 80mg
- Từ 12 – 13kg: 150mg
- Từ 15 – 17kg: 250mg
- Từ 17 – 20kg: 300mg
- Trên 25kg: 500mg
Ngoài ra, có thể dùng dạng siro Ibuprofen, Acetaminophen, kèm miếng dán hạ sốt (Biviflu, Akido…) cho trẻ.
3. Công thức cắt liều thuốc viêm họng nhẹ – nặng
(A) Viêm họng nhẹ
- Triệu chứng: Nuốt thấy đau, cổ hơi nóng, có ít đờm.
- Công thức: Kháng sinh nhóm Beta-lactam + chống viêm nhẹ (alpha chymotrypsin) + giảm đau (Paracetamol) + giảm ho long đờm dạng siro/viên.
Ví dụ công thức tham khảo:
1. Người bình thường
- Azithromycin 500mg: 1 viên/lần x 3 ngày
- Alpha choay (5mg): 4 viên/2 lần/ngày
- Panadol Extra 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Coderforte (giảm ho): 4 viên/2 lần/ngày

>>> Tham khảo sản phẩm Thiên môn bổ phế
2. Phụ nữ có thai
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Alpha choay (5mg): 4 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Siro ho Bảo Thanh: 15ml/lần x 3 lần/ngày
3. Người bị viêm loét dạ dày
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Lysozym 90mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Metheophan 500mg (giảm ho): 4 viên/2 lần/ngày
4. Trẻ em 7 tuổi
- Cefuroxim 250mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Alpha choay (5mg): 2 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 250: 2 viên/2 lần/ngày
- Autusin siro ho: 15ml/lần x 3 lần/ngày

>>> Xem thêm ngay sản phẩm Euca MDP với chiết khấu cực tốt cho nhà thuốc
(B) Viêm họng nặng (nhiều triệu chứng)
- Triệu chứng: Sốt >38,5°C, hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, đờm đặc, mệt mỏi.
- Công thức: Kháng sinh + chống viêm corticoid (thuốc cắt liều GCC) + giảm đau hạ sốt + kháng Histamin + giảm ho long đờm + rửa mũi/xịt mũi.
Người bình thường:
- Erythromycin 500mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Prednisolon 5mg (GCC): 4 viên/2 lần/ngày
- Panadol Extra 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Alimemazin 5mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Coderforte: 4 viên/2 lần/ngày
- Kết hợp Sterimax (rửa mũi), Coldi-B (xịt viêm), Medizym 90 (giảm phù nề)…
Người loét dạ dày:
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Lysozym 90mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Cetirizin 10mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Methorphan 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Sofiner (rửa mũi), Hadocort D (xịt viêm)…

>>> Tham khảo sản phẩm: Medizym 90 (hỗ trợ cắt liều cho người người bị sưng, đau, phù nề do chấn thương, viêm họng, viêm khớp).
4. Công thức cắt liều thuốc viêm răng lợi
Nguyên nhân: Cao răng, viêm nướu, vệ sinh kém.
Triệu chứng: Sưng viêm, chảy máu chân răng.
Công thức:
- Kháng sinh răng (Spiramycin + Metronidazol) – thường gặp trong Vidogyl, Naphacogyl…
- Chống viêm + giảm đau (Paracetamol hoặc Ibuprofen) + Rutin C (4 – 8 viên/ngày) giúp bền thành mạch, giảm chảy máu.
- Lưu ý: Tránh dùng Vidogyl cho trẻ <12 tuổi, phụ nữ có thai/cho con bú.

>>> Xem ngay sản phẩm Rutin C đang có chiết khấu tốt cho các nhà thuốc
5. Công thức cắt liều sốt virus
Triệu chứng: Sốt 38 – 38,5°C, có tính chu kỳ (khoảng 6h sốt lại), không ho, không viêm họng rõ rệt.
Công thức:
- Giảm sốt (Aspirin, Ibuprofen, Efferalgan codein), Oresol (bù điện giải), Vitamin C, Thymodulin (tăng miễn dịch).
Ví dụ:
1. Người bình thường
- Clorpheniramin 4mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Xisat (hoặc Sterimar) rửa mũi
- Codi-B chữa viêm
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
2. Phụ nữ có thai
- Loratadyl 10mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Vesim rửa mũi
- Thông xoang tán (Nam Dược)
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
3. Người già (80 tuổi)
- Alimemazil 5mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Humer (rửa mũi)
- Thông xoang tán (Nam Dược)
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
4. Trẻ em 7 tuổi
- Promethazin siro: 5ml/lần x 3 lần/ngày
- Sterimar (rửa mũi)
- Otilin (chữa viêm)
6. Công thức cắt liều bệnh đau mắt đỏ
- Triệu chứng: Mắt đỏ rực, ngứa, có ghèn/rỉ, đau, sưng.
- Công thức: Kháng sinh (Quinolon, Tetracyclin…), chống viêm, giảm đau, rửa mắt bằng NaCl 0,9%, nhỏ mắt kháng sinh, bổ mắt (vitamin A, D), Rutin C.
Ví dụ:
1. Người bình thường
- Ciprofloxacin 500mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Lysozym 90mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- NaCl 0,9% rửa mắt
- Tobrex nhỏ mắt
- Vitamin A, D: 2 viên/2 lần/ngày
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
2. Phụ nữ có thai
- Zinnat (Cefuroxim) 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Alpha choay 5mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Efferalgan 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Dovamed nhỏ mắt
- Omega-3: 2 viên/2 lần/ngày
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
3. Người viêm loét dạ dày
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Alpha choay 5mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Paracetamol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- NaCl 0,9% rửa mắt
- Colydexa nhỏ mắt
- Dầu gấc
- Rutin C: 4 viên/2 lần/ngày
4. Trẻ em 7 tuổi
- Cefixime 100mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Alpha choay 5mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Hapacol 500mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Tobrex nhỏ mắt
- Dầu cá
- Rutin C: 2 viên/2 lần/ngày

>>> Xem thêm sản phẩm: Viên uống Dầu Gấc Vina – Tăng cường thị lực cho mắt
8. Công thức cắt liều các bệnh về tuần hoàn não
(A) Rối loạn tiền đình
- Triệu chứng: Chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, nôn nao, đau đầu.
- Công thức: Thuốc chống rối loạn tiền đình (Stugeron, Tanganin…) + hoạt huyết dưỡng não (Piracetam, Cavinton) + bổ thần kinh (3B, Magie B6) + giảm đau có thành phần Codein trong paracetamol.
Ví dụ:
- Stugezol 25mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Piracetam 400 – 800mg: 2 – 4 viên/2 lần/ngày
- Hoặc Tanganin 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- 3B, Magie B6: bổ sung theo chỉ định
(B) Đau nửa đầu (Migraine)
- Triệu chứng: Đau 1 nửa đầu, tê bì 1 bên mặt, khó giảm khi dùng thuốc giảm đau thường.
- Công thức: Giảm đau đặc trị (Ergotamin, Sibelium, Siberizin…) + giảm đau thường (Panadol, Patamol) + tuần hoàn não + bổ thần kinh.
Ergotamin không dùng cho người tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai.
Ví dụ:
- Sibelium 5mg: 2 viên/2 lần/ngày
- Panadol 500mg: 4 viên/2 lần/ngày
- Hoạt huyết (HH) CM3: 6 viên/2 lần/ngày
- Magie B6: 2 viên/2 lần/ngày
Tip: Bổ sung Magnesi B6 (hoặc các dòng sản phẩm tương tự) giúp giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ điều trị Migraine.
>>> Xem ngay: Thực phẩm chức năng bổ não Ginkgo Biloba 120mg Plus Magie B6 hỗ trợ trong công thức cắt liều thuốc đau nửa đầu
(C) Rối loạn vận mạch não (đau dây thần kinh)
- Triệu chứng: Đau giật vùng gáy, đỉnh đầu, mất ngủ.
- Công thức: Giảm đau + bổ thần kinh + hoạt huyết dưỡng não (Piracetam) + tăng oxy lên não.
(D) Đau đầu do thời tiết
- Công thức: Giảm đau + hoạt huyết dưỡng não + bổ thần kinh.
9. Công thức cắt liều các bệnh về xương khớp
(A) Viêm đa khớp thấp
- Triệu chứng: Đau khớp đối xứng, cứng khớp buổi sáng, thường gặp ở nữ >35 tuổi.
- Công thức: Kháng sinh (Clindamycin, Lincomycin, Penicillin…), chống viêm (Phisteroid), thuốc giãn cơ, vitamin 3B, vitamin E, dán/gel giảm đau.
Meloxicam, NSAIDs cần lưu ý với bệnh nhân viêm loét dạ dày.
(B) Viêm khớp (mọi đối tượng)
- Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
- Công thức: Kháng sinh xương khớp + chống viêm Phisteroid + 3B + vitamin E.
(C) Thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm (C4-5, L4-5)
- Triệu chứng: Đau cổ gáy, lan vai tay, đau lưng hông, tê chân…
- Công thức: Chống viêm giảm đau Phisteroid + Glucosamin + canxi + giãn cơ + 3B + dán/bôi giảm đau + vitamin E.
Glucosamin không dùng cho phụ nữ mang thai/cho con bú, trẻ <12 tuổi.
(D) Chấn thương do va đập, bầm tím, sưng phù nề
- Công thức: Giảm đau nhóm sương khớp + thuốc giảm sưng phù nề (Tan huyết PH, Opzen) + giãn cơ + 3B + vitamin E.
(E) Sơ cứu vết thương chảy máu, mụn nhọt
- Công thức: Rửa Oxy già/PVP, rắc thuốc đỏ (Rifampicin), băng cầm máu, dùng kháng sinh + chống viêm + giảm đau + Trasamin 500mg nếu chảy máu nhiều.

>>> Xem thêm sản phẩm GLUCOSAMIN 1500 giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
10. Công thức cắt liều các bệnh về tiêu hóa
(A) Viêm loét dạ dày – tá tràng
- Triệu chứng: Ợ hơi, nóng rát thượng vị, ăn không tiêu, nôn dịch vị buổi sáng.
- Công thức: Kháng sinh (nếu H.pylori), thuốc giảm tiết axit (PPI), thuốc bao niêm mạc (gói, gel), kèm giảm đau cơ trơn, men tiêu hóa hỗ trợ…
(B) Viêm đại tràng mạn tính
- Triệu chứng: Đau bụng hạ sườn trái, đi ngoài phân nát, phân sống.
- Công thức: Kháng sinh kị khí + giảm đau cơ trơn + men tiêu hóa + bổ sung chất xơ + thuốc đặc trị đại tràng.
(C) Viêm đại tràng co thắt
- Triệu chứng: Đau hạ sườn trái, đi ngoài phân cứng.
- Công thức: Giảm đau cơ trơn + thuốc nhuận tràng + chất xơ + men tiêu hóa, uống nhiều nước.
(D) Tiêu chảy (mọi nguyên nhân)
- Triệu chứng: Đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần phân lỏng.
- Công thức: Kháng sinh đường ruột + cầm tiêu chảy + men tiêu hóa + Oresol.
(E) Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn
- Triệu chứng: Nôn, đi ngoài liên tục, đau quặn bụng.
- Công thức: Giải độc (than hoạt tính, glucose), kháng sinh đường ruột, giảm đau cơ trơn, cầm tiêu chảy, men tiêu hóa.

>>> Xem thêm về review sản phẩm Menpeptine
12. Công thức cắt liều các bệnh về tiết niệu, sinh dục
(A) Viêm đường tiết niệu, bàng quang
- Triệu chứng: Đái dắt, đái buốt, nước tiểu đục, đau quặn bụng dưới.
- Công thức: Kháng sinh nhóm kị khí hoặc Quinolon + giảm đau cơ trơn + Xanh Methylene sát khuẩn đường tiết niệu + vitamin C liều cao + trà râu ngô.
- Nếu tiểu ra máu nhiều: Dùng thuốc cầm máu (Trasamin 500mg).
(B) Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh
- Công thức: Dùng Cao Ích Mẫu, Phụ Huyết Khang, bổ sung sắt, Rutin C, Transamin (cầm máu).
(C) Viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung
- Triệu chứng: Đau bụng dưới, khí hư vàng/đục/xanh, có mùi hôi tanh.
- Công thức: Rửa dung dịch vệ sinh, thuốc đặt phụ khoa, kháng sinh, chống viêm, giảm đau.
Trên thực tế, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, liều lượng và cách chia liều sẽ có sự khác biệt nhất định. Do đó, các dược sĩ nên tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh nhân trước khi kết hợp các loại thuốc với nhau. Trên đây là gợi ý một số đơn thuốc, những thuốc có công thức như nhau có thể dùng để thay thế để phù hợp với tủ thuốc của bạn.

Việc tìm hiểu cách phối liều thuốc tây hợp lý có thể được hỗ trợ bởi sách cắt liều thuốc tây, sổ tay cắt liều, hoặc thuốc cắt liều MVX, thuốc cắt liều NVH (nếu có hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất).
>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình bán thuốc theo đơn
Một số câu hỏi thường gặp khi cắt liều thuốc tây
- Thuốc cắt liều GCC là gì?: Là nhóm thuốc chứa Glucocorticoid (như Prednisolon, Dexamethason) cần cẩn trọng vì dễ gây nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc cắt liều MVX, NVH: Tùy từng nhà máy và sản phẩm đăng ký thương hiệu, ký hiệu có thể khác nhau. Dược sĩ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- File cắt liều thuốc: Tài liệu điện tử, sổ tay được chia sẻ nội bộ hoặc trong cộng đồng dược sĩ, giúp tham khảo nhanh công thức cắt liều.
>>> Xem thêm các thông tin hữu ích liên quan về cắt liều thuốc:
- Top 10+ sách dạy cắt liều và phối hợp thuốc dược sĩ cần biết
- 22+ Đơn thuốc thông dụng dành cho Dược sĩ mới vào nghề
Đừng quên: Kiểm tra hạn dùng, đọc kỹ nhãn sản phẩm, cập nhật kiến thức từ sổ tay cắt liều hay sách dạy cắt liều và phối hợp thuốc liên tục để nâng cao kỹ năng.
Gợi ý nguồn hàng chất lượng dành riêng cho nhà thuốc
Để đảm bảo “cắt liều thuốc” an toàn, hiệu quả, dược sĩ rất cần lựa chọn nguồn hàng chất lượng, đạt chuẩn. Tại Công ty TNHH Mediphar USA – đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP, chúng tôi đem đến:
- Hỗ trợ truyền thông: Đẩy mạnh marketing thương hiệu, giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Giấy tờ pháp lý: Đảm bảo đầy đủ chứng nhận chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
- Chương trình chiết khấu: Mua 5 tặng 1, tích lũy doanh số hấp dẫn.
- Đổi trả hàng hóa: Đổi trả trong vòng 4 ngày nếu lỗi do nhà sản xuất.
- Hỗ trợ vận chuyển: Miễn phí 100% phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 đồng.

Kết luận
Trên đây là các công thức cắt liều thuốc tây thông dụng và chi tiết, đồng thời cung cấp một số lưu ý quan trọng về cách cắt liều thuốc cơ bản lẫn nâng cao cho dược sĩ. Để thành thạo trong việc “cắt liều”, ngoài kiến thức y dược vững vàng, dược sĩ còn cần tham khảo sách cắt liều, sổ tay cắt liều và liên tục cập nhật thông tin từ nguồn uy tín.
Tóm lại, khi “cắt liều thuốc” cho bất kỳ bệnh nhân nào (từ cắt liều đau họng, cắt liều cảm cúm, đến cách cắt liều thuốc ho hoặc bệnh lý nền khác), hãy luôn đặt sức khỏe người bệnh và an toàn lên hàng đầu. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Dược sĩ của Mediphar USA qua Hotline 0903 893 866 để được hỗ trợ kịp thời.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Cám ơn Mediphar USA đã chia sẻ bài viết hữu ích ạ.
Rất hay ạ, cảm ơn đã hướng dẫn ạ, mình sẽ áp dụng.