Đau ruột thừa bên nào? Vị trí, nguyên nhân, dấu hiệu, cách nhận biết và điều trị

Đau ruột thừa bên nào? Vị trí, nguyên nhân, dấu hiệu, cách nhận biết và điều trị

Viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng cấp ở người lớn và trẻ em cũng như là một trong những trường hợp cấp cứu ngoại khoa vùng bụng phổ biến nhất trên thế giới. Cơn đau do viêm ruột thừa có thể xảy ra nhanh chóng và trở nên tồi tệ hơn trong vòng vài giờ. Đau ruột thừa bên nào là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải cơn đau vùng bụng.

Hãy cùng dược sĩ Phạm Cao Hà cố vấn chuyên môn tại Mediphar USA tìm hiểu thêm thông tin về viêm ruột thừa và trả lời câu hỏi trên nhé.

Vị trí đau ruột thừa

Vị trí ruột thừa và nguyên nhân gây đau ruột thừa

Ruột thừa là một ống hẹp nối với ruột già và nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Bất kỳ tình trạng tắc nghẽn hoặc viêm nào ảnh hưởng đến ruột thừa đều có thể dẫn đến sưng tấy, gây ra viêm ruột thừa cấp tính.[1]. Tình trạng này do nhiều yếu tố như sỏi ruột thừa, khối u ruột thừa, ký sinh trùng đường ruột hoặc mô bạch huyết phì đại.

Vị trí ruột thừa
Vị trí ruột thừa

Đau ruột thừa ở vị trí nào?

Vị trí cơn đau của viêm ruột thừa ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí của ruột thừa, tuy nhiên các trường hợp thường gặp có thể là:

  • Cơn đau đột ngột bắt đầu ở phía bên phải bụng dưới hay hạ sườn phải. Đây dấu hiệu và triệu chứng tốt nhất để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở người lớn.
Cơn đau ruột thừa xuất hiện đột ngột ở phía hạ sườn bên phải
Cơn đau ruột thừa xuất hiện đột ngột ở phía hạ sườn bên phải
  • Cơn đau đột ngột bắt đầu ở giữa bụng, xung quanh rốn lan sang hạ sườn bên phải hay bụng dưới bên phải.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi thực hiện các chuyển động đột ngột như ho, hắt hơi, hít thở sâu hay đi bộ
  • Trong thời kỳ mang thai, cơn đau có thể xuất phát từ bụng trên vì ruột thừa cao hơn trong thời kỳ mang thai.
  • Một số người có thể có ruột thừa nằm sau đại tràng nên viêm ruột thừa xảy ra ở những người này có thể gây đau lưng dưới hoặc đau vùng chậu.

Ai có nhiều khả năng mắc bệnh viêm ruột thừa hơn?

Viêm ruột thừa phổ biến hơn một chút ở nam giới so với nữ giới. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi thiếu niên, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn tuổi.

Cách nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa

Dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm ruột thừa

Các triệu chứng của bệnh đau ruột thừa bắt đầu khi ruột thừa bị tắc nghẽn trở nên sưng và viêm nó sẽ kích thích niêm mạc thành bụng. Đau viêm ruột thừa giai đoạn đầu thường nhẹ, mơ hồ, không có vị trí cố định và có thể xuất hiện rồi biến mất. Cơn đau tăng lên kèm theo buồn nôn và nôn, cuối cùng chuyển sang cơn đau cục bộ và dữ dội, tập trung ở phần bụng nhất định.

Triệu chứng thường gặp khác khi viêm ruột thừa

Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa có thể bao gồm:

  • Sốt nhẹ có thể tăng khi bệnh trở nặng. Khoảng 40% bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp tính bị sốt tại thời điểm biểu hiện bệnh.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường do viêm ruột thừa kích thích các dây thần kinh kết nối với bàng quang.
  • Táo bón và có thể khó xì hơi. Do khi cơ thể bạn chuyển hướng dòng máu từ ruột đến ruột thừa, ruột có thể tạm thời ngừng co thắt.

Cách tự kiểm tra viêm ruột thừa tại nhà như thế nào?

Nếu nghi ngờ bị viêm ruột thừa, tốt nhất nên nhờ bác sĩ chuyên môn kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy triệu chứng khác với các dấu hiệu thông thường kể trên và muốn tìm kiếm một dấu hiệu nhận biết khác. Sau đây có một số dấu hiệu mà bác sĩ sử dụng để kiểm tra viêm ruột thừa:

  • Dấu hiệu McBurney: Điểm McBurney là vị trí điển hình nhất của ruột thừa và sự đau ở đó là điều đầu tiên mà các bác sĩ sẽ kiểm tra. Thực hiện bằng cách vẽ một đường từ một phần xương nhô ra gần hông đến rốn và đo khoảng cách. Điểm này cách khoảng hai inch hoặc một phần ba khoảng cách đường thẳng.
Xác định điểm đau McBurney giúp chẩn đoán viêm ruột thừa
Xác định điểm đau McBurney giúp chẩn đoán viêm ruột thừa
  • Dấu hiệu Blumberg: Áp lực hay ấn lên vùng đau sẽ trở nên tệ hơn khi thả tay ra (còn gọi là đau phản ứng).
  • Dấu hiệu Dunphy: Phát hiện đau bụng tăng lên khi ho hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Dấu hiệu Rovsing: Đau ở phần bụng dưới bên phải khi sờ nắn hoặc ấn vào bụng dưới bên trái.
  • Dấu hiệu psoas: Khi duỗi hông phải hoặc gập đùi phải có cảm giác đau ở bụng dưới bên phải.
Hướng dẫn đánh giá dấu hiệu psoas.
Hướng dẫn đánh giá dấu hiệu psoas.
  • Đau khi duỗi thụ động đùi phải. Bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái. Bác sỹ duỗi đùi phải của bệnh nhân trong khi tác dụng lực cản ngược vào hông phải (dấu sao).
Cơ thắt lưng (cơ psoas) và ruột thừa
Cơ thắt lưng (cơ psoas) và ruột thừa

Ruột thừa nằm sau manh tràng và có thể tiếp xúc cơ thắt lưng. Vì vậy, khi cơ thắt lưng chuyển động sẽ làm di chuyển ruột thừa viêm, gây cơn đau.

Viêm ruột thừa nguy hiểm như thế nào?

Nếu việc điều trị viêm ruột thừa không được thực hiện nhanh chóng, ruột thừa có thể vỡ và giải phóng vi khuẩn nguy hiểm vào bụng gây đe dọa tính mạng. Vỡ ruột thừa hiếm khi xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi có triệu chứng, nhưng nguy cơ vỡ ruột thừa tăng đáng kể sau 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Nếu điều này xảy ra, cơn đau có thể đột nhiên thuyên giảm trong một thời gian ngắn. Sau đó, cơn đau sẽ trở dữ dội lan ra toàn bộ bụng. Vì thế việc nhận biết các triệu chứng ban đầu của viêm ruột thừa là rất quan trọng để bạn có thể đi khám ngay lập tức.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Viêm ruột thừa cấp tính là một trường hợp cấp cứu y tế và mọi người sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc người thân bị viêm ruột thừa. Nhân viên y tế có thể giúp điều trị viêm ruột thừa, giảm triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Không nên tự lái xe đến cơ sở y tế, thay vào đó hãy nhờ ai đó lái xe đưa bạn đi hoặc gọi xe cứu thương.
  • Mang theo các loại thuốc nào bạn dùng sẽ giúp bác sĩ sớm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những phương pháp điều trị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa (phẫu thuật cắt ruột thừa). Do ruột thừa là một cơ quan thoái hóa, vì vậy việc cắt bỏ nó không có hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu tình trạng đau bụng và sốt liên tục hoặc kéo dài, hoặc có dấu hiệu vỡ ruột thừa và nhiễm trùng. Phẫu thuật kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ ruột thừa bị vỡ và gây ra các biến chứng sức khỏe khác.

Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh và tiền sử bệnh lý cũng như tham khảo khả năng tài chính của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sẽ đề xuất phương pháp tốt nhất. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thường được thực hiện bằng cách

  • Mổ nội soi
  • Mổ hở

Đôi khi có thể điều trị viêm ruột thừa bằng thuốc kháng sinh thay vì phẫu thuật. Điều này có thể được khuyến nghị nếu nhiễm trùng chưa lan rộng và phẫu thuật có nguy cơ cao đối với bệnh nhân.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về bệnh đau ruột thừa và giải đáp thắc mắc vị trí đau ruột thừa bên nào? Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nên hãy liên hệ chuyên gia y tế để được hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Việc sớm phát hiện sẽ tăng cơ hội chữa trị hiệu quả cũng đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Emergency Signs and Symptoms of Appendicitis: https://www.healthline.com/health/digestive-health/appendicitis-emergency-symptoms
  2. Appendicitis:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK493193/
  3. Appendicitis: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/appendicitis/all-content#s2
  4. Appendicitis: https://www.nhs.uk/conditions/appendicitis/
  5. Acute Appendicitis: Efficient Diagnosis and Management: AAFP | https://aafp.org/pubs/afp/issues/2018/0701/p25.html
  6. Appendicitis – Symptoms and causes – Mayo Clinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan