#4 điều cần phải biết về viêm ruột thừa cấp

viêm ruột thừa cấp là gì

Ruột thừa là một đoạn ruột nằm bên phải thành bụng, có hình con giun dài từ 5 – 10cm,với đường kính lòng ruột thừa vào khoảng 6mm. Một trong những cấp cứu phổ biến trong ngoại khoa là ruột thừa. Việc xử lý viêm ruột thừa cấp đúng lúc là điều cấp thiết, nếu để lâu ruột thừa có thể vỡ mủ làm nặng thêm, thậm chí đe dọa tính mạng.

1. Khái niệm về chứng viêm ruột thừa là gì?

viêm ruột thừa cấp là gì
Hiện tượng viêm ruột thừa cấp ở vùng bụng dưới

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng ruột thừa bị viêm gây nên tình trạng đau bụng, thường đau âm ỉ, càng ngày càng tăng, đòi hỏi phải can thiệp ngay lập tức, đa số các trường hợp viêm ruột thừa đều được xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.

Có thể xảy ra dưới mọi độ tuổi và giới tính, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh thông qua các cơn đau bụng. Đau ruột thừa cần được phát hiện sớm để có các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong ổ bụng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Tại Việt Nam, viêm ruột thừa cấp là một bệnh tương đối phổ biến. Từ 18 – 42 tuổi là độ tuổi có nhiều bị bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp nhất. Hơn 70% người bệnh có độ tuổi dưới 30.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa cấp

nguyên nhân gây viêm ruột thừa cấp

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, tuy nhiên tất cả các nguyên nhân đều làm biến đổi cấu trúc, chức năng hoặc sự chuyển hóa bên trong lòng ruột thừa. Một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột thừa.

  • Đường lưu thông giữa ruột già và ruột thừa bị tắc nghẽn: gây ứ đọng các chất thải trong ruột thừa, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây viêm, nhiễm trùng dẫn đến cơn đau ruột thừa.
  • Các nang bạch huyết ở ruột thừa bị sưng, viêm: do các nhiễm trùng đường ruột (salmonella, shigella,…) hoặc các nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
  • Dị vật từ thức ăn như hạt trái cây, hạt sạn,… làm tổn thương ruột thừa dẫn đến những cơn đau.
  • Ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim,… chui vào trong ruột thừa và gây đau.

3. Dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp thường gặp

3.1. Dấu hiệu đau bụng cấp tính

đau bụng cấp tính trong viêm ruột thừa

Đau bụng cấp tính trong viêm ruột thừa

  • Đau bụng là một biểu hiệu phổ biến của căn bệnh này
  • Cơn đau thường bắt đầu từ vùng thượng hoặc quanh rốn, sau đó mới lan xuống vùng hố chậu phải (vùng bụng phía dưới, nằm ở bên phải). Đau âm ỉ và liên tục, càng ngày cơn đau càng tăng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân vào viện.
  • Các dấu hiệu đau của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên đúng với hơn 90% tình trạng viêm ruột thừa cấp khi nhập viện

3.2. Tình trạng sốt – Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm ruột thừa cấp

bệnh nhân sốt trong viêm ruột thừa cấp tính
Bệnh nhân sốt trong viêm ruột thừa

Đây là một trong những tình trận viêm phổ biến. Khi bị viêm, cơ thể sẽ huy động bạch cầu và các yếu tố khác đến để tiêu diệt các yếu tố gây viêm. Điều này làm cho thân nhiệt bệnh nhân viêm ruột thừa tăng lên, gây nên tình trạng sốt.

Đa số người bị sẽ có tình trạng sốt nhẹ. Bệnh nhân thường sốt với nhiệt độ khoảng 37.5 – 38.5 độ.

3.3. Dấu hiệu phổ biến – Bất thường trong hệ tiêu hóa

bất thường tiêu hóa trong viêm ruột thừa
Rối loạn hệ tiêu hóa 

Vì ảnh hưởng của tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể chán ăn, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bí trung tiện và bí đại tiện

4. Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp như thế nào?

chăm sóc dinh dưỡng viêm ruột thừa cấp
Dinh dưỡng bệnh nhân viêm ruột thừa
  • Sau nửa ngày bệnh nhân không có dấu hiệu nôn thì có thể cho uống sữa.
  • Sau đó, có thể cho bệnh nhân ăn cháo, súp trong vòng 2 – 3 ngày, sau đó cho ăn uống bình thường.
  • Lưu ý, khi tình trạng vết mổ ổn bắt đầu ổn định thì phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, để vết mổ hồi phục nhanh nhất.
  • Việc cung cấp thiếu chất dinh dưỡng sau khi mổ có thể làm cho bệnh nhân bị suy kiệt. Và điều này cũng khiến cho vết mổ lâu liền hơn so với dự kiến

4.2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp: về vận động

vận động của bệnh nhân viêm ruột thừa cấp

Vận động của bệnh nhân mắc bệnh

  • Khi đủ điều kiện tập cho người bệnh bắt đầu hoạt động tay chân
  • Những ngày đầu bạn cần thay đổi tư thế thường xuyên. Các ngày sau có thể ngồi và dìu người bệnh đi lại.
  • Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng tốt.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tái khám sau khoảng 2 tuần kể từ khi xuất viện. Người bệnh nên sắp xếp tái khám đúng thời điểm để được thăm khám và từ các bác sĩ có chuyên môn.

Viêm ruột thừa cấp là một bệnh ngoại khoa phổ biến. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Có thể bạn thích: Viêm ruột thừa l

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan