Thị trường gia công sản phẩm đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, dịch vụ này giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian sản xuất mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp. Vậy loại hình này có ý nghĩa gì đặc biệt, hãy để Mediphar USA – nhà máy có hơn 10 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối sản phẩm trên toàn quốc, giúp bạn giải đáp các vấn đề xoay quanh gia công sản phẩm nhé.
Gia công là gì?
Để hiểu rõ hơn về dịch vụ gia công và quy trình gia công một sản phẩm cũng như chất lượng khi gia công sản phẩm ra sao, bạn cần phải hiểu rõ gia công là gì. Cụ thể, theo Điều 178 Luật Thương mại 2005 nêu rõ:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Hay nói một cách dễ hiểu, đây là một dạng hợp tác sản xuất. Trong đó, bên nhận gia công thực hiện một hoặc nhiều công đoạn sản xuất sản phẩm dựa trên yêu cầu của bên đặt gia công. Bên nhận gia công sẽ sử dụng một số hoặc toàn bộ nguyên vật liệu do bên đặt cung cấp và được nhận phí gia công khi hoàn thành công việc.
Một ví dụ dễ hiểu là: Công ty A liên hệ hợp tác với nhà máy Mediphar USA để gia công thực phẩm chức năng xương khớp, công ty A đưa ra yêu cầu gia công và cung cấp một số nguyên liệu mong muốn có trong sản phẩm như omega 3, kẽm,… Từ những yêu cầu này, Mediphar USA sẽ lên kế hoạch sản xuất cho công ty A. Sau quá trình sản xuất, công ty A sẽ nghiệm thu sản phẩm gia công, nếu chất lượng sản phẩm đạt đúng yêu cầu đã đề ra, công ty A sẽ nhận sản phẩm và chi trả chi phí gia công cho nhà máy Mediphar USA theo hợp đồng.
Như vậy, gia công sẽ bao gồm các hoạt động sản xuất và giao thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt. Quá trình gia công thường trải qua các giai đoạn như: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói,… theo yêu cầu của bên đặt. Bên đặt có thể cử đại diện đến nhà máy của bên nhận để theo dõi, giám sát việc gia công, hoặc cử chuyên viên kỹ thuật đến để hướng dẫn sản xuất, chất lượng sản phẩm theo như trong hợp đồng.
Các mặt hàng gia công ở Việt Nam
Hiện nay, ngành gia công hàng hóa tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với ngành hàng và sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp trong sản xuất, các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về các sản phẩm được pháp luật cấp phép. Căn cứ vào Điều 180 Luật thương mại 2005, có nêu rõ:
- Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
- Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, đa phần các loại hàng hóa đều có thể được gia công tại Việt Nam, như các sản phẩm tiêu dùng, đồ gia dụng, may mặc, và hàng hóa chế biến từ nguyên liệu hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trước khi gia công bạn cũng cần tìm hiểu các hàng hóa bị cấm gia công để tránh vi phạm, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm như chất ma túy, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ hay các hóa chất khoáng vật, động thực vật hoang dã khai thác tự nhiên,… sẽ không được gia công tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu gia công cho thương nhân nước ngoài để xuất khẩu và tiêu thụ ở nước ngoài thì các mặt hàng này có thể được xem xét gia công với sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hàng gia công có tốt không?
Khi gia công, một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là liệu rằng hàng gia công có thật sự chất lượng. Trên thực tế, chất lượng hàng gia công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, uy tín và năng lực của đơn vị sản xuất là rất quan trọng. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về đơn vị gia công, hồ sơ năng lực và kinh nghiệm của công ty đó.
Ví dụ, đối với các sản phẩm đặc thù như thực phẩm chức năng hay dược phẩm, quá trình gia công sản phẩm đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt, nhà máy sản xuất cần đạt chuẩn GMP, đảm bảo về thành phần, chất lượng và độ an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị gia công uy tín là yếu tố then chốt để có được sản phẩm chất lượng, phù hợp với doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Nếu bạn chưa biết về tiêu chuẩn GMP hãy đọc ngay bài viết này: Tiêu chuẩn GMP là gì? Nhà máy dược phẩm nào đạt chuẩn GMP?
>>> Tham khảo thêm về dịch vụ gia công thực phẩm chức năng tại nhà máy Mediphar USA để hiểu rõ quy trình và tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng hàng gia công.
Những yếu tố quan trọng trong hợp đồng gia công hàng hóa
Thị trường gia công hàng hóa tại Việt Nam rất lớn nên tùy vào yêu cầu của khách hàng mà quy trình gia công sẽ được điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chuẩn. Khi ký kết hợp đồng gia công, bạn cần quan tâm đến các yếu tố này, đảm bảo bên đặt và bên gia công hiểu rõ trách nhiệm và cam kết. Điều này không chỉ tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Theo quy định đề ra tại Mục 11 Bộ Luật Dân sự 2015 có nêu rõ về các yếu tố quan trọng trong hợp đồng gia công hàng hóa, bao gồm khái niệm, đối tượng, nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của các bên khi tiến hành hợp tác gia công. Cụ thể:
Đối với bên đặt gia công
Nghĩa vụ
Bên đặt gia công phải có trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công. Bên cạnh đó, bên đặt cũng phải chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng và trả phí gia công theo đúng thỏa thuận.
Quyền lợi
Bên đặt gia công sẽ có quyền lợi cơ bản theo quy định của pháp luật hoặc thêm một số quyền lợi khác sau khi thỏa thuận với bên nhận gia công. Trên cơ bản, bên đặt sẽ nhận được sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận. Bên đặt có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhưng bên đặt đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa mà bên nhận không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với bên nhận gia công
Nghĩa vụ
Trong hợp đồng gia công, bên nhận sẽ thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt. Theo Điều 546 Bộ Luật Dân sự 2015 ghi rõ bên nhận có nghĩa vụ bảo quản nguyên, vật liệu do bên đặt cung cấp; có trách nhiệm báo cho bên đặt biết để đổi nguyên vật liệu khác nếu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
Bên cạnh đó, bên nhận có nghĩa vụ giao sản phẩm cho bên đặt đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận. Bên nhận phải bảo mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra cho bên đặt. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt sau khi hoàn thành hợp đồng.
Quyền lợi
Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt. Ngoài ra, bên nhận có quyền yêu cầu bên đặt trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
Việc cả hai bên tuân thủ theo hợp đồng giúp đảm bảo quy trình gia công hàng hóa sản phẩm diễn ra thuận lợi, từ giai đoạn sản xuất đến khi thành phẩm giao cho bên đặt. Đặc biệt, với những sản phẩm như thực phẩm chức năng hay dược phẩm sẽ có các yêu cầu đặc thù và nghiêm ngặt, việc nắm rõ và thực hiện đúng các bước trong quy trình gia công là vô cùng quan trọng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn.
Quy định pháp luật khi xảy ra rủi ro trong gia công sản phẩm
Trong quá trình gia công sản phẩm, khi xảy ra rủi ro không đáng có, cả bên đặt và bên nhận gia công đều phải hiểu rõ và chịu trách nhiệm đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Căn cứ theo Điều 548 Luật Dân sự 2015 nêu rõ:
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
Với quy định đã được đề ra, các bên sẽ đảm bảo được quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, đảm bảo quá trình hợp tác gia công sản phẩm, hàng hóa diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp có 1 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công, điều 551 Bộ Luật Dân sự 2015 có nêu:
- Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
- Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Như vậy, khi một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công, cả hai bên cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi và tránh xung đột. Đối với các doanh nghiệp, nắm vững các điều khoản này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững trong kinh doanh hàng gia công.
>>> Tham khảo thêm về nhà máy gia công thực phẩm chức năng cần có yêu cầu, điều kiện gì?
Ưu nhược điểm của gia công sản phẩm
Ưu điểm của việc gia công hàng hóa ở Việt Nam
- Giảm chi phí sản xuất: Gia công sản phẩm trong nước giúp giảm chi phí nhân công, chênh lệch tiền tệ, vận chuyển sản phẩm,… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất và tối ưu lợi nhuận.
- Tận dụng được nguồn lực chuyên môn: Các công ty vừa và nhỏ hay nhà khởi nghiệp muốn gia công có thể tiếp cận đội ngũ chuyên gia có tay nghề và công nghệ hiện đại của các công ty chuyên gia công mà không cần đầu tư trực tiếp, đặc biệt hiệu quả trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như ngành dược, công nghệ,…
- Giảm thiểu rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng: Sử dụng nhiều đơn vị cung cấp gia công cho phép doanh nghiệp giảm nguy cơ gián đoạn khi một nhà cung cấp gặp sự cố.
- Tăng tốc độ ra mắt sản phẩm: Hợp tác với các đơn vị gia công giàu kinh nghiệm giúp rút ngắn thời gian từ khi phát triển sản phẩm đến khi đưa ra thị trường.
- Linh hoạt quy mô sản xuất: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản lượng dễ dàng tùy thuộc vào biến động nhu cầu, mà không cần thay đổi toàn bộ cơ sở sản xuất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bổ sung rõ điều khoản vào hợp đồng về sản lượng, thời gian để có thể điều chỉnh theo kế hoạch sản xuất.
Nhược điểm của gia công hàng hóa
- Khó kiểm soát chất lượng: Khi gia công sản xuất bên ngoài, việc duy trì chất lượng khá phức tạp, đặc biệt là khi các công ty nhận gia công có tiêu chuẩn sản xuất khác nhau. Cần thường xuyên giám sát, theo dõi theo các tiêu chí chất lượng để đảm bảo đạt yêu cầu và tìm kiếm một đơn vị uy tín, chất lượng cho các sản phẩm của mình.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi dựa vào bên nhận gia công để cung cấp nguyên liệu hoặc thực hiện các công đoạn quan trọng, bạn có thể gặp rủi ro lớn nếu nhà cung cấp gặp sự cố.
- Rủi ro về bảo mật thông tin: Khi gia công bên ngoài, nhà kinh doanh thường đối mặt với các lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, công thức bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp, ảnh hưởng đến bảo mật và cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, trong hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản bảo mật thông tin rõ ràng và trách nhiệm của mỗi bên khi sự cố xảy ra.
Hy vọng qua bài viết này, Mediphar USA đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về gia công là gì, gia công hàng hóa tại Việt Nam đem lại những gì cho nhà kinh doanh, ưu nhược điểm về ngành hàng gia công sản phẩm. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, có cơ sở để đưa ra quyết định tối ưu khi lựa chọn đối tác gia công sản phẩm cho phù hợp.
Mediphar USA là đơn vị gia công TPCN uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn đang quan tâm lĩnh vực gia công TPCN hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sản xuất và cho ra mắt hơn 100 sản phẩm thực phẩm chức năng cho thị trường.
Đồng thời, chúng tôi có kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn, xây dựng công thức và gia công trọn gói các loại thực phẩm chức năng. Do đó, chúng tôi tự tin đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu cao từ khách hàng..
Thông tin liên hệ
- Văn phòng đại diện: 93 Đất Thánh, Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Địa chỉ nhà máy: Ấp Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
- Hotline: 0903 893 866
- Website: https://medipharusa.com/
- Email: medipharusa2018@gmail.com
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.