Tìm hiểu phác đồ điều trị đau mắt đỏ Bộ Y tế

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh rất dễ lây nhiễm nên cần có giải pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng cho những người xung quanh.

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Mediphar USA sẽ giúp bạn tìm hiểu phác đồ điều trị đau mắt đỏ Bộ Y tế giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm của kết mạc – lớp màng mỏng trong suốt bao phủ phần lòng trắng của mắt và mặt trong của mí mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt cùng lúc.

Viêm kết mạc có thể được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính gồm do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng.

  • Nguyên nhân do nhiễm trùng: Viêm kết mạc do nhiễm trùng có thể lây lan từ mắt này sang mắt kia hoặc từ người này sang người khác. Có bốn loại tác nhân gây nhiễm trùng là virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Trong đó, virus và vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Nguyên nhân không do nhiễm trùng: Viêm kết mạc không do nhiễm trùng không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Một số yếu tố thường gặp bao gồm dị ứng, tiếp xúc với chất gây kích ứng, sử dụng một số thuốc, chấn thương mắt gây tổn thương kết mạc, bệnh tự miễn hoặc khối u/ung thư kết mạc.
Đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau
Đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Các triệu chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thường đi kèm với nhiều triệu chứng phổ biến. Trong đó, các dấu hiệu điển hình thường gặp bao gồm:

  • Mắt đỏ xuất hiện ở phần lòng trắng của mắt hoặc mặt trong của mí mắt.
  • Dịch tiết mắt thường đặc hơn nước mắt bình thường, đôi khi kèm theo màu vàng, xanh lục hoặc trắng. Dịch này có thể khô lại và tạo thành vảy trên lông mi hoặc mí mắt.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt dù thực tế không có gì.
  • Khô mắt hoặc chảy nhiều nước mắt không kiểm soát.
  • Ngứa mắt hoặc cảm giác bị kích ứng.
  • Cảm giác nóng rát ở mắt.
  • Nhìn mờ có thể xảy ra tạm thời rồi biến mất.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng.
  • Sưng mí mắt (viêm bờ mi).
  • Đau hoặc khó chịu nhẹ ở mắt.
Mắt đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh
Mắt đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ Bộ Y tế

Thông tin về phác đồ điều trị viêm kết mạc chia sẻ dưới đây được tham khảo từ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt”. Đây là hướng dẫn được ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ cấp

Phác đồ điều trị này được áp dụng trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh, được tiến hành tích cực và khẩn trương. Quá trình điều trị có sự kết hợp giữa tại chỗ và toàn thân, phát hiện và xử lý nguồn lây nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Phác đồ điều trị cụ thể

Người bệnh được điều trị tại chỗ (tại mắt) cụ thể như sau:

  • Bóc màng kết mạc mỗi ngày, rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9% để loại bỏ mủ và chất tiết.
  • Trong giai đoạn đầu khi bệnh diễn biến nhanh, cần tra thuốc nhỏ mắt nhiều lần (15–30 phút/lần) với các nhóm thuốc sau như Aminoglycoside (Tobramycin), Fluoroquinolone (Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin, Gatifloxacin), thận trọng khi dùng Corticoid (Prednisolon acetat, Fluorometholone). Khi triệu chứng cải thiện, có thể giảm số lần tra thuốc.
  • Phối hợp thêm thuốc mỡ kháng sinh (thuộc các nhóm trên), tra mắt vào buổi trưa và tối.
  • Bổ sung dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo để hỗ trợ hồi phục.
Thuốc Tobramycin được sử dụng tại chỗ
Thuốc Tobramycin được sử dụng tại chỗ

Trong các trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu hoặc bạch hầu, đặc biệt khi có dấu hiệu nặng kèm triệu chứng ngoài mắt cần sử dụng Cephalosporin thế hệ 3 với liều như sau:

  • Người lớn: Nếu chưa loét giác mạc cần tiêm bắp liều duy nhất 1 gram. Nếu đã loét giác mạc cần tiêm tĩnh mạch 1 gram x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: Tiêm bắp liều duy nhất 125mg, hoặc 25 mg/kg cân nặng, chia 2–3 lần/ngày, kéo dài 7 ngày.

Lưu ý: Fluoroquinolon đường toàn thân chống chỉ định ở trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng.

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ dị ứng cấp tính

Đau mắt đỏ dị ứng cấp tính hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Nguyên tắc điều trị

Ngừng tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng nếu xác định được sau đó điều trị chống dị ứng kết hợp tại chỗ và toàn thân:

  • Tại chỗ: sử dụng thuốc chống viêm, chống dị ứng dưới dạng tra mắt.
  • Toàn thân: sử dụng thuốc chống dị ứng, kết hợp thuốc chống phù nề nếu cần.

Phác đồ điều trị cụ thể

Với viêm kết mạc do dị ứng, việc đầu tiên cần làm là loại trừ dị nguyên bằng cách rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Sau đó, các loại thuốc cần sử dụng gồm:

  • Thuốc tra mắt: Sử dụng Corticosteroid dạng tra mắt (Prednisolon acetate 1%, Fluorometholone 0,1%) tra 6–8 lần mỗi ngày trong vài ngày đầu. Khi triệu chứng cải thiện, giảm xuống 3–4 lần/ngày, và ngừng tra khi khỏi hoàn toàn. Nếu vùng da mi bị phù, đỏ, ngứa dùng thuốc mỡ chứa corticoid như Hydrocortison 1% với liều 3 lần/ngày vào vùng da mi.
  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamin giúp kiểm soát phản ứng dị ứng toàn thân gồm Loratadine 10mg (Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi sử dụng 1 viên/ngày; trẻ em 6–12 tuổi ≥ 30kg sử dụng 1 viên/ngày, trẻ em 6–12 tuổi ≤ 30kg sử dụng 1/2 viên/ngày), thuốc Fexofenadine hydrochloride (Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi sử dụng 60mg x 2 lần/ngày, hoặc 120–180mg x 1 lần/ngày).
Fluorometholone 0,1% cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Fluorometholone 0,1% cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong những trường hợp có triệu chứng toàn thân nghiêm trọng, cần phối hợp thêm các thuốc chuyên biệt, hoặc chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa dị ứng để được xử trí kịp thời.

▷ Xem thêm thông tin về thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc

Phác đồ điều trị viêm kết giác mạc mùa xuân

Đây là một dạng lâm sàng đặc biệt của viêm kết mạc dị ứng, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên. Bệnh khởi phát sớm, thường bắt đầu từ khi trẻ khoảng 4–5 tuổi và có xu hướng tái phát theo mùa, đặc biệt là vào mùa xuân và đầu hè.

Nguyên tắc điều trị

Bao gồm điều trị tại chỗ (tại mắt) với mục tiêu chính là giảm triệu chứng, kiểm soát viêm và điều trị toàn thân nếu bệnh nhân có biểu hiện dị ứng toàn thân như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da dị ứng,…

Bệnh thường gặp ở thường gặp ở nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên
Bệnh thường gặp ở thường gặp ở nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên

Phác đồ điều trị cụ thể

Với bệnh nhân ngoài cơn kịch phát, các loại thuốc được sử dụng gồm

  • Thuốc tra tại chỗ: Thuốc kháng histamin và ổn định dưỡng bào như Pemirolast K 0,1% nhỏ mắt 3 lần/ngày, Olopatadine hydrochloride 0,2% nhỏ 1 lần/ngày, Ketotifen 0,025% nhỏ 2 lần/ngày, Epinastine HCl 0,05% nhỏ 2 lần/ngày. Dùng thuốc liên tục cho đến khi hết triệu chứng và có thể tái sử dụng khi bệnh tái phát
  • Nước mắt nhân tạo: Các loại như Carboxymethyl cellulose sodium, Polyethylene glycol 0,4% + Propylene glycol 0,3%, Acid hyaluronic.N Thực hiện nhỏ mắt 4 lần/ngày giúp làm dịu mắt và hỗ trợ phục hồi biểu mô.

Với bệnh nhân trong cơn kịch phát, tiếp tục dùng các thuốc như giai đoạn ngoài cơn, kết hợp thêm các thuốc sau:

  • Corticosteroid dạng nhỏ mắt: Prednisolone acetate 1% hoặc Fluorometholone 0,1% nhỏ 4–6 lần/ngày trong 7–10 ngày. Cần theo dõi nhãn áp định kỳ do có nguy cơ gây tăng nhãn áp – một tác dụng phụ nghiêm trọng của corticoid.
  • Thuốc kháng sinh nhỏ mắt: Dùng để phòng ngừa nhiễm trùng. Có thể dùng loại chỉ chứa kháng sinh hoặc kết hợp kháng sinh và corticoid nhỏ 3–4 lần/ngày.
  • Thuốc co mạch: Naphazoline HCl hoặc Naphazoline nitrate nhỏ 3–4 lần/ngày. Có thể dùng thuốc kết hợp co mạch và kháng histamin như Naphazoline HCl + Pheniramine maleate.

Chỉ sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian ngắn (3–5 ngày) để làm giảm nhanh triệu chứng đỏ và ngứa mắt.

Một số lưu ý chăm sóc mắt cho người bệnh

Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Để bệnh nhanh khỏi cũng như hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy mới mỗi lần lau mặt và mắt. Bỏ khăn đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Không chạm vào mắt. Nếu lỡ chạm, hãy rửa tay ngay bằng xà phòng và nước.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi.
  • Ngưng dùng kính áp tròng trong thời gian bị nhiễm trùng. Chỉ sử dụng lại khi bác sĩ cho phép và tuân thủ hướng dẫn vệ sinh kính nghiêm ngặt.
  • Tránh dùng mỹ phẩm mắt khi đang bị đau mắt đỏ. Hãy vứt bỏ mỹ phẩm đã dùng trong thời gian nhiễm bệnh và không dùng chung đồ trang điểm với người khác. Vi khuẩn có thể sống trong đồ trang điểm, gây tái nhiễm hoặc lây lan.
  • Hủy bỏ các vật dụng đã tiếp xúc với mắt kể từ khi bị bệnh, như thuốc nhỏ mắt, mỹ phẩm mắt, kính áp tròng dùng một lần và các sản phẩm chăm sóc mắt khác.
  • Thay vỏ gối và ga giường mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm hoặc lây lan vi khuẩn/virus.
Sử dụng khăn sạch để lau mắt khi bị bệnh
Sử dụng khăn sạch để lau mắt khi bị bệnh

Với người chăm sóc bệnh nhân bị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi chăm sóc người bệnh, hãy đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần khi tiếp xúc với họ hoặc xử lý đồ dùng cá nhân của họ.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng liên quan.
  • Tránh chạm tay vào mắt để giảm nguy cơ tự lây nhiễm.

Đau mắt đỏ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mắt nhạy cảm quá mức khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Đau mắt dữ dội.
  • Giảm hoặc rối loạn thị lực.
  • Mắt tiết nhiều mủ hoặc dịch nhầy bất thường.
Cần thăm khám bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng
Cần thăm khám bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng

Ngoài ra, nếu bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà trong vòng một tuần mà các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí càng trở nên nghiêm trọng hơn hơn, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được hỗ trợ tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát các bệnh lý dễ lây truyền về mắt. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần phòng ngừa và phục hồi tổn thương mắt hiệu quả

Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, D… có trong một số loại rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… Những thực phẩm này giàu các tiền tố beta-carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất trên, các bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm dầu gấc Vina của Mediphar USA. Sản phẩm được tạo nên từ dầu gấc nguyên chất, DHA và vitamin E… không chỉ cải thiện thị lực mà còn bảo vệ mắt trước thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tác động xấu đến từ môi trường.

Đặc biệt, dầu Gấc Vina có hàm lượng dầu gấc cao, được sản xuất dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu tối đa dưỡng chất.

Dầu gấc Vina
Dầu gấc Vina

>>> Tìm hiểu thêm về dầu gấc Vina

Trên đây là phác đồ điều trị đau mắt đỏ Bộ y tế mà các bạn có thể tham khảo. Dựa vào triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Khi có dấu hiệu của đau mắt đỏ, bạn nên thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pink-eye-conjunctivitis
  2. https://file.medinet.gov.vn/%2fdata%2fsoytehcm%5ctrungtamytehocmon%5cattachments%2f2023_9%2fhuong_dan_chan_doan_va_dieu_tri_cac_benh_ve_mat_theo_qd_so_40-qd-byt_189202316.pdf
  3. https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-quick-home-remedies
  4. https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-pink-eye-fast#see-a-doctor
  5. https://suckhoedoisong.vn/bi-dau-mat-do-nen-kieng-an-gi-169128106.htm

>>> Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan:

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

*Lưu ý quan trọng: Thông tin và sản phẩm gợi ý trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán y khoa. Quý khách vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chi tiết. Xem thêm

Bài viết liên quan