Đau mắt đỏ là gì? Hướng dẫn cách trị, chữa đau mắt đỏ tại nhà

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp và dễ lây lan từ người bệnh sang người bình thường. Bệnh tuy không nguy hiểm nặng đến sức khỏe nhưng chúng lại gây ra nhiều khó chịu và cản trở quá trình sinh hoạt của người mắc bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ là gì và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh đau mắt đỏ này cũng như các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, an toàn tại nhà theo dân gian trong bài viết sau. 

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng lớp lót bên trong mi mắt và lớp phủ bên ngoài mắt bị viêm do vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng,.. gây ra. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng hầu như sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực. Đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến và dễ lây lan, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa bệnh khả năng bùng phát thành dịch, gây lo lắng cho nhiều người.

Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng mắ bị viêm do vi khuẩn, virus gây ra

Cách chữa đau mắt đỏ nhanh, an toàn tại nhà

Hướng dẫn cách điều trị đau mắt đỏ nhanh nhất, an toàn: 

Chườm mát giúp giảm đau mắt đỏ

Chườm lạnh là một biện pháp giúp làm dịu tình trạng viêm, kích ứng làm phù nề, sưng tấy vùng quanh mắt. Để thực hiện chườm lạnh, ngâm một chiếc khăn mặt nhỏ vào nước lạnh, vắt khô rồi đắp nhẹ lên mắt bị ảnh hưởng. Chườm ở nhiệt độ vừa phải, tránh quá lạnh để không làm bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Nếu chỉ có một bên mắt bị viêm, chỉ đắp khăn ở mắt đó để tránh lây nhiễm sang mắt còn lại, đồng thời chỉ sử dụng khăn đó một lần để giảm nguy cơ tái nhiễm.
  • Nếu cả hai mắt đều bị nhiễm trùng, hãy dùng hai khăn riêng biệt cho từng mắt để tránh nhiễm chéo.

Thực hiện chườm nhiều lần trong ngày và duy trì nếu bạn thấy triệu chứng được cải thiện.

Chườm ấm mắt

Cách chuẩn bị khăn và chườm tương tự như chườm lạnh, chỉ thay nước lạnh bằng nước ấm nếu bạn thấy dễ chịu hơn khi chườm ấm. Trong trường chườm ấm không cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ bạn có thể chuyển sang chườm mát và ngược lại.

Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà
Chườm nóng và chườm lạnh sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau mắt

Cách rửa mắt đỏ khi bị đau

Rửa mắt bằng nước sạch, mát có thể giúp làm dịu mắt, loại bỏ bụi bẩn, dị vật và dịch nhầy gây cản trở tầm nhìn hoặc khiến mắt khó mở. Nếu viêm kết mạc do hóa chất hoặc chất gây dị ứng mắt, cần nhanh chóng rửa thật sạch để loại bỏ tác nhân gây hại.

Cách rửa:

  • Bước 1: Dùng nước sạch rửa nhẹ nhàng, nhiều lần trong ngày.
  • Bước 2: Nghiêng đầu trên bồn rửa hoặc chậu. Sử dụng cốc sạch hoặc tay sạch để từ từ đổ nước vào mắt. Để nước chảy từ góc trong của mắt, gần mũi nhất, về phía góc ngoài. Điều này giúp mang các mảnh vụn ra khỏi mắt. Chớp mắt trong khi rửa để giúp loại bỏ các mảnh vụn dưới mí mắt
  • Bước 3: Nhẹ nhàng lau sạch dịch tiết quanh mắt bằng bông sạch, lau từ khóe mắt ra ngoài. Sử dụng bông mới cho mỗi bên mắt để tránh lây nhiễm sang mắt còn lại.

Cách trị đau mắt đỏ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% giúp làm dịu triệu chứng ngứa, đỏ và khó chịu do viêm kết mạc bằng cách pha loãng và rửa trôi các chất gây dị ứng trên bề mặt mắt. Trong khi đó, nước mắt nhân tạo tạo ra một lớp bảo vệ, giúp giảm kích ứng do các tác nhân gây viêm. Trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus, màng nước mắt có thể bị tổn thương, dẫn đến khô, ngứa và đau rát. Nước mắt nhân tạo sẽ giúp duy trì độ ẩm, hỗ trợ phục hồi màng nước mắt và giảm khó chịu.

Hướng dẫn sử dụng: Nhỏ nước mắt nhân hoặc nước muối sinh lí khi cần thiết, tối đa 4 lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Cách trị đau mắt đỏ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% giúp xoa dịu và cải thiện tình trạng viêm kết mạc

Hạn chế đưa tay lên mắt

Khi bệnh, mắt thường xuất hiện tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm và dỉ dịch mủ. Do đó, để hạn chế các tổn thương cho mắt làm tình trạng viêm nặng hơn thì bạn cần hạn chế đưa tay sờ lên mắt. Trong trường hợp xung quanh hoặc trong gia đình có người bị đau mắt đỏ thì bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang và tránh sờ tay lên mắt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bản thân. 

▷ Tham khảo thêm về: Đau mắt đỏ lây qua đâu và cách phòng ngừa

Dùng thuốc trị đau mắt đỏ

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của đau mắt đỏ, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có chứa các hoạt chất sau:

  • Kháng histamin: Giúp ức chế tác động của histamin, điều trị viêm kết mạc dị ứng và giảm triệu chứng ngứa, đỏ, chảy nước mắt. Thường được kết hợp với hoạt chất ổn định tế bào mast.
  • Ổn định tế bào mast: Ngăn chặn giải phóng histamin, giảm ngứa và hạn chế phản ứng dị ứng.
  • Chống viêm không steroid (NSAID): Giảm viêm, đỏ và ngứa hiệu quả.

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hoặc steroid để kiểm soát tình trạng viêm và hạn chế biến chứng.

Dùng thuốc trị đau mắt đỏ
Kháng histamin và NSAID là các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau mắt đỏ

Ngưng sử dụng kính áp tròng

Nên hạn chế sử dụng kính áp tròng và ngưng đeo lens nếu có để tránh tiếp xúc trực tiếp với kết mạc, làm cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại kính đeo thông thường để tăng thị lực, đồng thời bảo vệ mắt trước các bụi bẩn từ môi trường. 

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất theo dân gian

Hướng dẫn cách trị đau mắt đỏ theo dân gian:

Cách chữa đau mắt đỏ bằng nha đam

Theo dân gian, việc sử dụng nha đam có thể làm mát và giảm bớt cảm giác khó chịu do đau mắt gây ra. Theo đông y, nha đam có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, kháng nấm và thanh nhiệt tốt nên thường được áp dụng trong điều trị viêm. 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 2-3 bẹ nha đam tươi, rửa sạch.
  • Bước 2: Đặt bẹ nha đam theo phương thẳng đứng trong tô khoảng 15-20 phút để loại bỏ phần nhựa vàng của lá. 
  • Bước 3: Sau khi nhựa chảy ra hết, mang bẹ nha đam đi rửa sạch lại bằng nước và ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. 
  • Bước 4: Rửa tay và dụng cụ sơ chế thật sạch với nước để đảm bảo vệ sinh
  • Bước 5: Dùng dao loại bỏ đi phần vỏ xanh bên ngoài, cắt ruột nha đam thành từng miếng nhỏ và cất trong ngăn mát của tủ lạnh.
  • Bước 6: Đợi gel nha đam hơi lạnh thì bạn có thể sử dụng để bôi lên phần xung quanh mắt để giảm tình trạng viêm. 

Lưu ý: Thực hiện 2-3 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 30 phút để thấy được hiệu quả tốt nhất

Cách chữa đau mắt đỏ bằng nha đam
Đắp gel nha đam lên vùng xung quanh mắt giúp giảm và cải thiện đau mắt đỏ

Cách trị đau mắt đỏ bằng ngò rí

Ngò rí là loại rau thường xuất hiện nhiều trong mân cơm của người Việt ta. Trong Đông Y, ngò trí được xem là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe với hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cao. Đặc biệt là vitamin C, A, K, folate và kali,… giúp cải thiện thị lực, chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn và giảm lo âu hiệu quả. Ngò rí cũng được áp dụng trong điều trị và giảm tình trạng đau mắt đỏ được nhiều người lựa chọn. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngò rí mua về bỏ rễ và phần lá úa, rửa sạch và mang đi ngâm trong nước muối từ 15 đến 20 phút. 
  • Bước 2: Cắt ra thành các đoạn nhỏ rồi mang đi phơi khô.
  • Bước 3: Rau sau khi khô thì mang đi rửa sơ lại với nước cho sạch bụi bẩn. Sau đó cho vào nồi đun với nước khoảng 5 phút. 
  • Bước 4: Tắt bếp, sau đó lọc lấy phần nước và để nguội
  • Bước 5: Sửa dụng nước ngò rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày để giảm tình trạng viêm hiệu quả hơn.
Cách trị đau mắt đỏ bằng ngò rí
Rửa mặt bằng nước ngò rí giúp cải thiện tình trạng viêm ở mắt

Mẹo chữa đau mắt đỏ bằng giấm táo

Bên cạnh nha đam và ngò rí thì sử dụng giấm táo cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Cách thực hiên khá đơn giản, bạn có thể pha loãng giấm táo với nước ấm. Sau đó sử dụng bông thấm vào nước giấm pha loãng và bôi lên vùng xung quanh mắt để khử trùng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để tình trạng viêm được cải thiện hiệu quả hơn. 

Lưu ý: Tránh nhỏ hoặc bôi trực tiếp giấm táo chưa pha loãng lên mắt. 

Mẹo chữa đau mắt đỏ bằng giấm táo
Thoa nước giấm pha loãng giúp hỗ trợ giảm viêm và kháng khuẩn cho mắt

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trồng không là một trong những mẹo dân gian được nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp được khuyên không nên áp dụng bởi tính nguy hiểm. Nếu thực hiện sai cách có thể dẫn đến tình trạng kích ứng mắt, bỏng hoặc loét giác mạc, nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề. 

Khi xông mắt bằng lá trầu không hoặc lá dâu có thể đem đến cảm giác dễ chịu, giảm tình trạng đau nhức và ngứa mắt nên nhiều người lầm tưởng rằng chúng có khả năng điều trị đau mắt đỏ. Nhưng trên thực tế, phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả gì trong điều trị, ngược lại còn có thể kiến mắt nhiễm khuẩn nặng hơn. 

Do đó, để đảm bảo an toàn và mau khỏi, người bệnh nên đến các nhà thuốc hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách. Nếu áp dụng các mẹo dân gian cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhằm hạn chế các biến chứng sảy ra. 

▷ Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Phác đồ điều trị đau mắt đỏ Bộ Y tế

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không
Chữa đau mắt bằng lá trầu không là phương pháp không an toàn, hạn chế sử dụng

Những lưu ý khi trị đau mắt đỏ tại nhà

Đau mắt đỏ khá phổ biến nên vì thế nhiều mẹo dân gian và phương pháp tự chữa tại nhà chưa được kiểm chứng về độ an toàn vẫn được truyền tai nhau. Tuy nhiên, một số cách có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Dùng sữa mẹ: Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy sữa mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị chảy dịch mắt. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nó hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ, đặc biệt ở người lớn. Ngược lại, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt có thể làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn do đưa vi khuẩn mới vào mắt.
  • Rửa mắt bằng nước tiểu: Đây là một quan niệm sai lầm nguy hiểm. Nước tiểu không vô trùng và chứa vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn. Nếu cần rửa mắt, hãy sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo thay vì nước tiểu.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt giảm đỏ: Các loại thuốc nhỏ mắt giảm đỏ (như Visine®) có thể làm tình trạng đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn, gây bỏng rát và khó chịu.
  • Đắp hoặc xông mắt bằng thảo dược: Một số dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, nhưng việc tự ý đắp hoặc xông mắt có thể gây nguy hiểm do không đảm bảo vô trùng. Dược liệu không được xử lý đúng cách có thể gây trầy xước giác mạc, kích ứng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

Nhìn chung, không nên nhỏ, đắp hay đưa bất cứ thứ gì vào mắt nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc tự điều trị sai cách có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng.

Đau mắt đỏ khi nào thì nên đến bác sĩ?

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên nếu các triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hơn một tuần hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Dịch tiết từ mắt có màu xanh lá hoặc vàng.
  • Đau mắt kéo dài hoặc tăng dần.
  • Thị lực thay đổi, bao gồm mờ mắt, nhìn đôi hoặc mất thị lực.
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Xuất hiện phát ban.

Việc thăm khám sớm giúp xác định nguyên nhân chính xác và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đau mắt đỏ khi nào thì nên đến bác sĩ?
Đau mắt đỏ kéo dài, mắt tiết dịch vàng và thị lực thay đổi cần đến ngay bác sĩ để được điều trị

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ là bệnh lý dễ lây lan, do đó cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ thường xuyên để hạn chế bị lây nhiễm:

  • Rửa tay sạch sẽ và tránh chạm tay vào mắt, mặt.
  • Đảm bảo vệ sinh các đồ dùng cá nhân
  • Hạn chế dụi mắt
  • Dọn dẹp nhà cửa, phòng và giường ngủ
  • Tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt
  • Che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau đó.
  • Giặt sạch khăn tay hoặc vứt bỏ sau mỗi lần sử dụng.
  • Không dùng chung máy giặt, khăn tắm.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân
  • Vứt bỏ kính áp tròng đang sử dụng khi bị nhiễm trùng và chỉ đeo lại sau khi khỏi hoàn toàn.
  • Vệ sinh hoặc thay mới cọ mascara và cọ trang điểm để tránh tái nhiễm.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chức năng bảo vệ mắt
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
Đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp mắt sáng khỏe

Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và thị lực nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Mắt là một trong những bộ phận rất nhạy cảm, do đó nên áp dụng các phương pháp khoa học và cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Hạn chế sử dụng các mẹo dân gian, nên đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh mắt đúng cách và tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ cho mắt nhé. 

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

*Lưu ý quan trọng: Thông tin và sản phẩm gợi ý trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán y khoa. Quý khách vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chi tiết. Xem thêm

Bài viết liên quan