Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin ba mẹ trang bị đầy đủ các kiến thức về cách điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh giúp xử lý đúng cách, kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một vấn đề rất đáng lo ngại, khiến nhiều bậc bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng Mediphar USA giải đáp thắc mắc qua nội dung dưới đây:
1.1. Bé bị nhiễm khuẩn
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ. Trên thực tế có nhiều bệnh có thể lây lan khiến trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus như Rotavirus, E.Coli, Shigella hoặc các loại ký sinh trùng Giardia, Cryptosporidium dẫn đến tiêu chảy ở trẻ do nguyên nhân như: Mẹ không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, đúng cách hay bố mẹ không rửa với xà phòng khử khuẩn trước khi chăm sóc bé.
Ngoài ra, vệ sinh đầu vú kém cũng là một trong số các nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu. Vì vậy, bố mẹ cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh tình trạng này có thể trở nặng ở trẻ.
1.2. Trẻ chưa được cho bú đúng cách
Khi mới cho bé bú, mẹ thường cho bú sai cách dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, tình trạng này có thể khắc phục khi mẹ điều chỉnh và cho trẻ bú đúng cách.
Khi trẻ bú mẹ, sữa đầu dòng thường sẽ trong và loãng nhưng càng về sau, khi gần hết thì sữa sẽ đặc lại. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên còn lại khi bé chưa no, điều này giúp đảm bảo trẻ được bổ sung đủ nước và dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, việc bú cạn sữa trong bầu vú của mẹ sẽ tạo điều kiện để cơ thể mẹ sản sinh thêm sữa để nuôi dưỡng sớm, tránh tình trạng mẹ hết sữa sớm.
1.3. Chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ và dinh dưỡng của trẻ. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nước ngọt,…vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, gây kích thích hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, bạn nên lựa chọn thực phẩm an toàn, lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình, ăn uống đầy đủ, cân bằng dưỡng chất.
1.4. Tác dụng phụ khi mẹ dùng thuốc
Mẹ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, dược tính của thuốc có thể thấm qua sữa khiến trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng bị tiêu chảy sẽ có nhiều dấu hiệu nhận biết, vì thế ba mẹ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý để bảo vệ sức khỏe của con.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng bị tiêu chảy mà các bậc ba mẹ cần chú ý:
- Trẻ đi ngoài với số lần nhiều hơn những ngày bình thường, phân lỏng, sủi bọt và chứa nhiều nước;
- Khi bé đi ngoài phân sẽ có màu xanh hoặc vàng, chất nhầy và có mùi tanh, rất khó chịu, thậm chí còn có lẫn máu;
- Xuất hiện tình trạng tiêu chảy liên tục khiến trẻ bị mất nước, khát nước liên tục, người mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc;
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu sốt cao liên tục, tình trạng mắt lờ đờ, môi khô, mệt mỏi và ngủ li bì;
- Cơ thể mất nhiều nước khiến trẻ sơ sinh đi tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm;
- Diễn biến nặng hơn khiến mặt bé bị trùng, thóp sau và dẫn đến độ đàn hồi của da bị giảm.
3. Điều trị trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy
Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy được chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu trẻ bú sai cách, mẹ có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ bằng cách vắt một phần sữa đầu ra ngoài trước khi cho bé bú nhằm giúp trẻ bú được nhiều sữa đặc hơn. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau một vài lần thực hiện, lúc này mẹ có thể cho trẻ bú đúng cách bằng thói quen bú hết một bên rồi mới đổi sang bên còn lại.
Bé bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống của mẹ không lành mạnh gây kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, tình trạng này có thể xảy ra khi mẹ dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, bạn nên ngưng sử dụng đến khi qua giai đoạn cai sữa. Nếu phải dùng thuốc, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và dùng theo đúng hướng dẫn.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
4. Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé bú mẹ bị tiêu chảy?
Tình trạng mất nước là một trong số các biến chứng nguy hiểm đến trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn nhằm bù lại lượng nước đã mất, bổ sung dinh dưỡng bằng cách chia thành nhiều cữ bú nhỏ để trẻ mau chóng khỏe lại.
Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra nặng hơn trẻ không thể bú mẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho bé nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước cho trẻ.
Tiêu chảy khiến mông của trẻ thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, gây khó chịu tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh thường xuyên cho trẻ với nước sạch, giữ mông trẻ khô thoáng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi kem ngừa hăm tã cho trẻ.
Tất cả các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, đều có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ có thể khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ lây lan, vì vậy khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn tay sau khi thay tã cho trẻ. Mềm, gối, nệm của trẻ cần được vệ sinh riêng, thường xuyên để vi khuẩn không thể phát triển, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của trẻ.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về hành trình chăm sóc bé trong giai đoạn đầu đời. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn thì liên hệ ngay qua số hotline 0903893866 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.