Hạ kali máu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng ngừa và điều trị

Hạ kali máu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách phòng ngừa và điều trị

Hạ kali máu là tình trạng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không được xử trí kịp thời, hạ kali máu nặng có thể gia tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở người mắc bệnh thận mạn tính, tiểu đường, suy tim…

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng, Mediphar USA sẽ cùng bạn tìm hiểu hạ kali máu là gì, nguyên nhân, cách điều trị cũng như giải pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Hạ kali máu là gì?

Tìm hiểu hạ kali máu là gì sẽ giúp ngăn ngừa vấn đề hiệu quả
Tìm hiểu hạ kali máu là gì sẽ giúp ngăn ngừa vấn đề hiệu quả

Kali là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, giúp cân bằng nước điện giải, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp. Cùng với đó, kali còn giúp ổn định huyết áp, giữ vai trò then chốt trong hoạt động của tế bào cơ tim.

Ở người bình thường, nồng độ kali trong máu thường duy trì ở mức 3,5 – 5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Hạ kali máu là khi lượng kali đo được trong máu thấp hơn 3,5mmol/l. Đặc biệt, khi mức kali máu xuống dưới 2,5 mmol/L có thể gây đe dọa tính mạng cho người mắc phải.

Kali máu giảm có nguy hiểm không?

Hạ kali máu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cân bằng kali trong toàn bộ cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thống tim mạch và thần kinh cơ, cụ thể:

  • Với hệ thống tim mạch, khi kali máu giảm nặng thường có đoạn QT kéo dài và loạn nhịp kiểu xoắn đỉnh. Điều này thường gây rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim dẫn đến nguy cơ ngừng tim.
  • Các dấu hiệu thần kinh cơ thường gặp gồm mỏi, yếu cơ, dị cảm, chuột rút… Ở mức độ nặng, người bệnh có nguy cơ liệt chi với biểu hiện ở gốc chi, liệt mềm, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, liệt hai chi dưới kéo dài 24 – 72 giờ (Liệt chu kỳ Westphal).

Ngoài ra, hạ kali máu còn có thể là nguyên nhân gây ra chứng chướng bụng, rối loạn cơ tròn.

Người bệnh có nguy cơ rối loạn nhịp tim khi kali máu hạ
Người bệnh có nguy cơ rối loạn nhịp tim khi kali máu hạ

Triệu chứng và nguyên nhân kali trong máu thấp

Sau khi tìm hiểu hạ kali máu là gì, việc nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng hạ kali máu?

Một số nguyên nhân thường gặp gây hạ kali máu gồm:

  • Tổn thương thận: Thường gặp ở người mắc rối loạn ở thận như nhiễm toan ống thận, bệnh thận mãn tính, thiếu hụt magie, bệnh bạch cầu, bệnh Cushing…
  • Mất kali qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, dẫn lưu bằng sonde dạ dày. Người phẫu thuật ruột non thực hiện dẫn lưu mật và mở thông hồi tràng, thụt tháo đại tràng hoặc dùng thuốc nhuận tràng.
  • Ảnh hưởng của các thuốc: Thuốc lợi tiểu giảm kali (Thiazid, furosemid), Insulin, Natri bicarbonat, Glucose, cường Beta-adrenergic, Corticoid, kháng sinh như Aminoglycosides.
  • Một số nguyên nhân khác: Do chế độ ăn ít kali, biếng ăn, chứng cuồng ăn vô độ, người nghiện rượu, người phẫu thuật giảm béo…

Triệu chứng thường gặp của hạ kali máu là gì?

Các trường hợp hạ kali máu nhẹ có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi nồng độ kali trong máu giảm xuống mức thấp, một số dấu hiệu điển hình thường gặp gồm:

  • Táo bón.
  • Tim đập nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Yếu cơ.
  • Cảm giác ngứa ran và tê liệt.

Các trường hợp thiếu kali nghiêm trọng hơn có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Co giật cơ.
  • Chuột rút cơ bắp.
  • Yếu cơ mức độ nặng, dẫn đến tê liệt.
  • Hạ huyết áp gây ra chóng mặt, ngất xỉu.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Đi tiểu nhiều và thường cảm thấy khát nước.

Cách thức chẩn đoán hạ kali máu

Để chẩn đoán giảm kali máu, các phương pháp thường được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm máu nồng độ kali: Đây là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp xác định tình trạng hạ kali máu. Nồng độ kali máu ở người bình thường là 3.5 – 5.0 mEq/L.
  • Đánh giá các chỉ số điện giải khác: Trong một số trường hợp, việc đánh giá các chỉ số điện giải khác như natri, clo và bicarbonate sẽ giúp đánh giá rõ hơn về nguyên nhân gây ra hạ kali máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Có thể xác định lượng kali mất đi qua nước tiểu, hữu ích trong việc phân biệt nguyên nhân kali máu giảm (Như sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bệnh lý thận).
  • Điện tâm đồ (ECG): Giúp đánh giá ảnh hưởng của hạ kali máu đến chức năng tim.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán hạ kali
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán hạ kali

Cách điều trị và phòng ngừa

Với những người có nguy cơ hạ kali máu, việc tham khảo cách thức điều trị và phòng ngừa là điều cần thiết.

Điều trị hạ kali máu

Cách thức điều trị hạ kali máu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng:

  • Ở mức độ nhẹ: Người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống bổ sung kali dưới dạng viên hoặc dạng nước.
  • Ở mức độ nặng: Nếu xuất hiện rối loạn nhịp tim hoặc các triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần được truyền kali qua đường tĩnh mạch. Kali được truyền rất chậm, đo nồng độ kali máu mỗi 1-3 giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim.
  • Ở mức độ nghiêm trọng: Có thể cần sử dụng cả kali để truyền tĩnh mạch và uống.

Giải pháp phòng ngừa hạ kali máu

Để phòng ngừa vấn đề này, một số giải pháp được khuyến cáo gồm:

  • Người có nguy cơ thiếu kali trong máu cần hạn chế hoạt động thể chất nặng trong thời gian dài.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ kali cho cơ thể. Tăng cường sử dụng thực phẩm và hoa quả giàu kali như khoai tây, chuối, cam, rau xanh, khoai lang, cà tím…
  • Bổ sung lượng kali mất đi hàng ngày cho bệnh nhân mắc tiêu chảy hoặc tiểu nhiều do sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Theo dõi kali máu khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, các thuốc kích thích beta – 2 giao cảm… Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.
Chuối là nguồn thực phẩm bổ sung kali hiệu quả
Chuối là nguồn thực phẩm bổ sung kali hiệu quả

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn hiểu rõ hạ kali máu là gì. Tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Do đó khi có dấu hiệu của hạ kali máu, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời. Trong trường hợp cần bổ sung kali qua đường uống, hãy cân nhắc lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín như Mediphar USA giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nhận biết và phòng ngừa hạ kali máu: https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-phong-ngua-ha-kali-mau-169230210182529945.htm
  2. Hạ kali máu: Dấu hiệu và cách xử trí: https://suckhoedoisong.vn/ha-kali-mau-dau-hieu-va-cach-xu-tri-169109719.htm
  3. What Is Hypokalemia (Low Potassium)?: https://www.webmd.com/digestive-disorders/hypokalemia
  4. Hypokalemia (Low Level of Potassium in the Blood): https://www.msdmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/electrolyte-balance/hypokalemia-low-level-of-potassium-in-the-blood
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan