Coenzyme Q10 là chất gì? Tác dụng của Coenzyme Q10 đối với sức khỏe

Coenzyme Q10 là chất gì

Bạn dễ tìm gặp trong các loại thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có thành phần Coenzyme Q10.

Thành phần này cũng được thấy trong thịt, cá, ngũ cốc…

Vậy Coenzyme Q10 là chất gì có vai trò như thế nào? Có thực sự cần thiết với cơ thể hay không?

Coenzyme Q10 là gì?

Coenzyme Q10 (CoQ10) là một phần trong nhóm chất Coenzyme, tên khoa học là 2,3-dimethoxy, 5-metyl, 6-polyisoprene-parabenzoquinone.

Công dụng chính của hoạt chất này là hỗ trợ enzyme điều chỉnh các quá trình trao đổi chất.

Coenzyme Q10 hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể hòa tan trong chất béo và cần thiết cho những chức năng cơ bản của các tế bào. 

Có 2 dạng CoQ10 chính trong cơ thể con người: UbiquinoneUbiquinol. Trong đó, Ubiquinone sẽ được chuyển đổi thành Ubiquinol để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. 

Coenzyme Q10 là chất gì
Coenzyme Q10 là chất gì

Coenzyme Q10 hoạt động như thế nào trong cơ thể?

Dù rằng cho đến hiện nay vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hoạt chất này. Thế nhưng từ lâu Coenzyme Q10 đã được chứng minh là một chất không thể thiếu trong việc sản xuất ATP – thành phần chính cung cấp và chuyển đổi năng lượng cho toàn bộ cơ thể. 

Vai trò của Coenzyme Q10? 

Thông thường, Coenzyme Q10 được tìm thấy trong hầu hết các loại sinh vật sống, tập trung nhiều nhất trong ti thể của tế bào. Chúng được sử dụng để chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. CoQ10 có đặc tính tương tự vitamin, nghĩa là cơ thể cần chúng với số lượng rất nhỏ. Khi các tế bào hoạt động càng mạnh, đòi hỏi cần phải có ATP cho năng lượng càng nhiều. Lúc này, cơ thể sẽ phải cần nhiều CoQ10 để tham gia.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, CoQ10 nằm trong mạng lưới 5 chất cơ bản nhất chống ôxy hóa. Do tính chất trung hòa có gốc tự do được coi là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa, nguồn gốc của một số bệnh như ung thư, suy giảm trí nhớ) nên CoQ10 còn có ích trong các bệnh tuổi già, trong thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm: Citicolin là chất gì?

Bổ sung Coenzyme Q10 để làm gì? 

Có đến 95% năng lượng hằng ngày của cơ thể được hoạt hóa bởi CoQ10. Càng lớn tuổi, lượng CoQ10 càng giảm dần. Đi kèm với đó là sự xuất hiện của rất nhiều bệnh và rối loạn di truyền. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung hoạt chất này có thể giúp điều trị một số bệnh.

Cấu tạo hóa học của CoQ10
Cấu tạo hóa học của CoQ10

Cụ thể các công dụng của Coenzyme Q10 bao gồm :

Thúc đẩy chức năng tim tốt hơn

Coenzyme Q10 có khả năng giảm huyết áp và cải thiện chức năng bơm máu của tim, cải thiện sức khỏe, đặc biệt là ở người suy tim sung huyết, bị hở van tim hay đã từng làm phẫu thuật bắc cầu.

Chống Oxy hóa mạnh mẽ

Coenzyme Q10 có thể phá hủy các mô trong cơ thể, tăng cường khả năng chống oxy hóa tương tự như vitamin C và vitamin E.

Ngăn ngừa tích mỡ thừa, béo phì

Coenzyme Q10 sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ Carbs và chất béo trong chế độ ăn. Từ đó giảm lượng cholesterol trong máu, mang đến tác dụng giảm cân hiệu quả hơn.

Tăng hiệu suất tập luyện

Bổ sung Coenzyme Q10 hằng ngày giúp bạn tăng thêm sức mạnh, giảm mệt mỏi. Nâng cao hiệu suất tập luyện bằng cách giảm áp lực oxy hóa trong các tế bào, cải thiện chức năng tổng thể.

Sau khi tập luyện xong, bạn sẽ không còn cảm thấy tình trạng đau nhức cơ đến mức không ngủ được như trước nữa khi đã có CoQ10.

Dự phòng hoặc điều trị chứng đau nửa đầu

Một số nghiên cứu cho biết, CoQ10 có thể làm giảm tần suất của những cơn đau đầu lên đến khoảng 30%. Đồng thời giảm mức độ người lớn bị buồn nôn liên quan đến đau đầu khoảng 45%. 

Hơn một nửa số bệnh nhân sử dụng Coenzyme Q10 theo nghiên cứu cho thấy giảm 50% số ngày đau đầu mỗi tháng.

Bệnh Parkinson

Sử dụng CoQ10 liều cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người ở giai đoạn đầu của sự rối loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng đến quá tình vận động.

Cải thiện làn da

Khảo sát cho thấy, những người có lượng Coenzyme Q10 thấp có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư da hơn đã  chứng minh tác dụng của Q10 với da.

Ngoài ra, việc bổ sung Coenzyme Q10 giúp sản xuất ra năng lượng trong các tế bào da. Thúc đẩy quá trình chống oxy hóa bởi tia UV và giảm độ sâu của nếp nhăn. Vì vậy 

Hỗ trợ chức năng sinh sản

Thông thường thì tình trạng vô sinh hay khó đậu thai thì nguyên nhân là vì tổn thương oxy hóa. Điều này sẽ khiến cho tinh trùng và trứng bị ảnh hưởng tiêu cực và mất đi tác dụng. 

Vậy nên, việc bổ sung đầy đủ Coenzyme Q10  sẽ hạn chế được vấn đề sảy thai, cải thiện chức năng sinh sản cho cả nam và nữ bằng cách tăng khả năng vận động của tinh trùng và kích thích buồng trứng. 

Duy trì độ pH tối ưu 

Coenzyme Q10  làm nhiệm vụ vận chuyển Protein qua các màng tế bào và tách enzyme tiêu hóa khỏi phần còn lại trong tế bào để cần bằng được độ pH. 

Những bệnh nhân có nguy cơ bệnh ung thư thường bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân liên quan đến các môi trường bị thay đổi độ pH. 

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung CoQ10 có khả năng bảo vệ tim khỏi những tổn thương trong quá trình điều trị bệnh ung thư. 

Phòng ngừa nguy cơ gây ung thư

Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, CoQ10 có khả năng làm chậm diễn biến ung thư vú, ngăn ngừa ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung. 

Bổ sung hoạt chất này sẽ có thể hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển khá hiệu quả. Bên cạnh đó còn kéo dài tối đa sự sống cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh này ở giai đoạn cuối. 

Coenzyme Q10
Vai trò của Coenzyme Q10

Đọc thêm: Magie oxit là chất gì? 

Cơ thể người cần bao nhiêu Coenzyme Q10?

Thông thường, cơ thể cần từ 5 – 10mg Coenzyme Q10. Người suy tim, người suy nhược cơ thể, nghiện rượu hoặc thuốc lá, bị stress, luyện tập thể thao cường độ cao, làm việc trong môi trường ô nhiễm… thì nhu cầu khoảng 30-60mg/ ngày.

Khoảng một phần tư lượng CoQ10 trong máu được cho là có nguồn gốc từ các loại thực phẩm và ba phần tư còn lại được sản xuất từ các quá trình nội sinh. Phần lớn CoQ10 được lấy từ nguồn thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc… Nhưng lượng CoQ10 trong thực phẩm không đủ cao để làm tăng vọt lượng CoQ10 trong cơ thể. Trong khi đó, cơ thể cũng có thể tổng hợp được CoQ10 từ tyrosin nhưng cũng cần bổ sung thêm một số chất khác như taurin, methionin, các sinh tố B5, B6, B12, C, acid folic, selen…

Thiếu một trong bất kỳ chất nào cũng làm quá trình sinh tổng hợp bị ngưng trệ. Vì vậy, bạn có thể bổ sung CoQ10 có sẵn dưới dạng viên nang, viên nén trong các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc Q10.

Hướng dẫn: Lumbrokinase là gì?  

Ginkgo Natto Plus Q10 – Thêm nguồn bổ sung Coenzyme Q10

Ginkgo Natto Plus Q10
Thực phẩm chức năng Q10: Ginkgo Natto Plus Q10

Bổ sung ngay cho cơ thể Coenzyme Q10 bằng Ginkgo Natto Plus Q10 được xem là một trong những gợi ý tốt dành cho bạn. Ginkgo Natto Plus Q10 là một sản phẩm của Mediphar USA. Trong đó, sản phẩm chứa hàm lượng Coenzyme Q10 3,0 mg cùng các dưỡng chất tuyệt vời. Điển hình như Ginkgo Biloba Extract, Nattokinase, Dầu gấc, Magie Oxit, Vitamin B1, Vitamin B6…

Ginkgo Natto Plus Q10 với sự góp mặt của Coenzyme Q10 thuốc bổ sung giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hoạt huyết, giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn gây ra.

Hiện chúng tôi đang có chương trình giá sỉ hấp dẫn dành cho các nhà thuốc, phòng khám. Liên hệ hotline 0903 893 866 để được tự vấn. Hoặc đăng ký ngay!

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Coenzyme Q10 là chất gì? rồi đúng không nào? Để được tư vấn rõ hơn về các sản phẩm liên quan đừng ngần ngại chat ngay với chuyên gia để được hỗ trợ nhé.

TOP 3 nhóm thực phẩm giàu Coenzyme Q10 

Các loại thịt đỏ

Coenzyme Q10 thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ. Đặc biệt tập trung nhiều nhất ở 2 bộ phận là tim và gan. 

Tuy nhiên, hoạt chất này lại rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến, nhất là khi chiên thức ăn.

Những loại cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá trích, … rất giàu hàm lượng Coenzyme Q10. Thế nhưng cũng giống như thịt đỏ, thành phần dinh dưỡng này sẽ không còn được nguyên vẹn nếu như mang cá đi chế biến. Đó là lý do vì sao nếu muốn giữ được CoQ10 nguyên vẹn thì được khuyên rằng nên ăn cá sống là tốt nhất. 

Rau củ tươi và các loại đậu 

Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu vừng được cho là có chứa một lượng Coenzyme Q10 rất lớn. 

Đậu nành, quả óc chó, rau bina, đậu phộng, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, … cũng là những gợi ý trong danh sách bổ sung Coenzyme Q10 rất lý tưởng. 

Hỏi đáp cùng chuyên gia về Coenzyme Q10 

Q: Coenzyme Q10 có gây tác dụng phụ không? 

A: Đối với một số ít người dùng hoạt chất này sẽ có thể gặp một số các biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hay có thể giảm huyết áp. 

Tuy nhiên, tình trạng này thật sự rất hiếm gặp. Nếu quá lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. 

Q: Cần lưu ý gì trong quá trình dùng Coenzyme Q10? 

A: Tránh hút thuốc lá vì có thể làm giảm lượng CoQ10 trong cơ thể. Đồng thời bảo quản những sản phẩm có chứa hoạt chất này ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

Ngoài ra, nên chia nhỏ liều lượng dùng Coenzyme Q10 trong ngày để không gặp các trường hợp gây tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu cần phải thực hiện bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào thì phải ngưng dùng hoạt chất này trước 2 tuần. 

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Coenzyme Q10 là chất gì rồi đúng không nào? Nếu có nhu cầu bổ sung thêm hoạt chất quan trọng này cũng như cần được tư vấn rõ hơn về các sản phẩm liên quan, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Mediphar USA sẽ có chuyên gia hỗ trợ nhé.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan