Các nguyên nhân và cách khắc phục trẻ bị rối loạn tiêu hóa

làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở hầu hết các bé từ 2 đến 6 tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn, kém hấp thu gây còi cọc, chậm lớn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, thể chất của trẻ trong tương lai. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Hai nguyên nhân thường gặp gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ như: dùng thuốc kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, môi trường sống nhiễm bẩn, hệ miễn dịch yếu…Trong đó, hai nguyên nhân rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất với trẻ thường là:

Do dùng thuốc kháng sinh: Trẻ thường gặp rối loạn tiêu hóa ngay sau hoặc trong liệu trình điều trị kháng sinh. Nguyên nhân là do kháng sinh tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến đi ngoài khó kiểm soát, trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém.

Do loạn khuẩn đường ruột: Sức đề kháng của trẻ kém làm cho hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Dịch đờm có chứa nhiều vi khuẩn, khi trẻ nuốt vào đường tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần bất thường, phân thường kèm theo nhầy. Trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, phân có lẫn máu.

Cách khắc phục trẻ bị rối loạn tiêu hóa

 làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh

Tại đường ruột, các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại chung sống hòa bình với nhau tạo nên một cân bằng hệ vi sinh (85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn) giúp đường ruột luôn khỏe mạnh.

Kháng sinh là những chất diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn tùy theo cơ chế tác dụng mỗi loại. Khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn có chung một số đặc điểm nhất định, mà không phân biệt lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, những lợi ích tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu, tăng cường miễn dịch hay ổn định đường tiêu hóa sẽ giảm bớt hoặc mất đi gây nên rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng điển hình là tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, phân sống,…

Cách khắc phục trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc kháng sinh

Để điều trị rối loạn tiêu hóa trẻ khi dùng thuốc kháng sinh, các mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm sau:

– Ăn nhiều thực phẩm lên men: các thực phẩm lên men là những chế phẩm sinh học tự nhiên cung cấp nhiều lợi khuẩn cho cơ thể. Có thể lựa chọn các thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa cải muối…Hệ tiêu hóa trẻ kém nên mẹ cần cho chú ý đến cách chế biến.

– Thực phẩm giàu chất xơ: Tạo ra một nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, kích thích chúng phát triển mạnh mẽ hơn, giúp khôi phục lại hệ sinh thái tại đường ruột sau một liệu trình dùng kháng sinh. Mẹ có thể kết hợp các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, đậu Hà Lan, chuối, súp lơ xanh trong và sau khi uống kháng sinh.

– Ca cao: Trong ca cao có chất polyphenol làm tăng những vi khuẩn lành mạnh như Lactobacillus và Bifidobacteria trong ruột và ức chế một số vi khuẩn có hại khác như Clostrida và những vi khuẩn khác.

– Một số thực phẩm giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn như tỏi, hạnh nhân,.. trong chế độ ăn của trẻ.

– Một số thực phẩm cần tránh khi dùng kháng sinh: Thực phẩm chứa nhiều calci, sắt, thực phẩm có tính acid, trái cây chín quá,…

– Bổ sung men vi sinh: Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh.

Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Bình thường, trong đường ruột của người có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 500 – 1.000 loài khác nhau, trong đó có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

Thông thường, khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại tốt thì sẽ kìm hãm và làm mất tác dụng của vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột cần xử lý đúng cách giúp trẻ nhanh phục hồi, tránh để trẻ bị mất nước nhiều sẽ gây rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng, tránh tái phát nhiều lần dai dẳng.

Cách khắc phục trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột có thể dùng các chế phẩm vi sinh lành tính, có lợi cho sức khỏe. Men vi sinh sống giúp tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch cân bằng, nhờ đó sẽ khắc phục được tình trạng loạn khuẩn của trẻ.

Hơn nữa, rối loạn tiêu hoá làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn dễ gây suy kiệt cho trẻ. Trong thời gian đợi hệ men đường ruột hồi phục thì những chế phẩm vi sinh còn giúp trẻ hấp thu tốt hơn trong thời điểm bệnh, nhờ đó trẻ tránh khỏi nguy cơ suy kiệt, giúp hệ miễn dịch ổn định và bảo vệ trẻ.

Ba mẹ nên chọn các sản phẩm men vi sinh từ nhà sản xuất uy tín, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm rõ ràng. Các chủng vi sinh được khuyên dùng là Lactobacillus, Bacillus clausii, Saccharomyces boulardii… Sản phẩm dùng cho trẻ nên lựa chọn các sản phẩm có mùi vị hấp dẫn sẽ khiến việc cho trẻ uống men dễ dàng hơn, tiện lợi nhất là dùng ống.

Làm sao biết trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn hay do dùng thuốc kháng sinh

Nếu là do loạn khuẩn đường ruột: Các triệu chứng loạn khuẩn ruột thường khá nhẹ, thường là do đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày và không gây sốt. Một số loại kháng sinh dễ gây loạn khuẩn đường ruột nhất đó là ampicillin, các cephelosporin, erythromycin và clindamycin.

Nếu là do dùng kháng sinh: Bé có các triệu chứng như sau:

  • Đau bụng
  • Phân sống, phân lỏng lẫn nhầy mũi
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Phân không hôi thối

Cha mẹ có thể nhận ra tình trạng này sau khi dùng thuốc từ 2 -5 ngày. Điều đó càng thêm chắc chắn khi bé dùng kháng sinh có tác dụng phụ gây nên hiện tượng tiêu chảy.

Nếu bạn là nhà thuốc, Phòng khám, Đại lí… muốn tìm nguồn hàng dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán chạy với giá tốt nhất. Thì hãy liên hệ với Mediphar USA ngay bây giờ để nhận được bảng giá sỉ cùng chiết khấu ưu đãi nhé!

phân phối sỉ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] lớn và trẻ em trên 5 tuổi rối loạn tiêu hóa đầy hơi và lên men, chán ăn, khó tiêu, tiêu hóa kém, trướng […]

trackback

[…] lớn và trẻ em trên 5 tuổi rối loạn tiêu hóa đầy hơi và lên men, chán ăn, khó tiêu, tiêu hóa kém, trướng […]

Bài viết liên quan