Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Mọi người đều có thể gặp các vấn đề về dạ dày vì những lý do khác nhau, từ thói quen trong sinh hoạt hay do các bệnh lý gây ra. Biết về các nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể giúp mọi người chủ động trong việc phòng tránh và chữa trị. Trong bài viết này, Mediphar USA với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời về các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ bao quát chỉ bất kỳ tình trạng hay bệnh lý nào xảy ra trong đường tiêu hóa, hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể con người.

Đường tiêu hóa là một chuỗi dài các cơ quan rỗng kéo dài từ miệng đến hậu môn, bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Những cơ quan này cùng với gan, tuyến tụy và túi mật, hình thành nên hệ thống tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, một mạng lưới mạch máu phức tạp cung cấp máu cho các cơ quan tiêu hóa, đảm bảo các chất dinh dưỡng có thể vận chuyển đến các cơ quan khác. Các dây thần kinh và hormone hoạt động cùng nhau để điều chỉnh chức năng của hệ thống tiêu hóa, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng. Đặc biệt, hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể. Cuối cùng, một túi màng gọi là phúc mạc có nhiệm vụ giữ các cơ quan tiêu hóa ổn định trong khoang bụng.

Vì vậy, khi có bất kỳ sự bất thường nào trong các cơ quan này, hệ tiêu hóa có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. (1)

Rối loạn tiêu hóa là trình trạng bất thường xảy ra trong đường tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là trình trạng bất thường xảy ra trong đường tiêu hóa

Triệu chứng thường gặp trong rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phức tạp, có thể khó chẩn đoán chính xác và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, chúng ta có thể nhận diện các triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa sớm hơn để điều trị kịp thời. Các triệu chứng bạn cần chú ý gồm: (2)

  • Đau dạ dày;
  • Cảm thấy buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Đầy hơi và chuột rút;
  • Có máu trong phân;
  • Giảm sự thèm ăn;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các rối loạn tiêu hóa phổ biến

Rối loạn tiêu hóa là nhóm bệnh lý phổ biến, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, hội chứng kém hấp thu, bệnh túi thừa, và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). (1) , (3)

Táo bón

Là tình trạng khó khăn hoặc không thường xuyên đi tiêu. Táo bón thường đi kèm với cảm giác đầy hơi, trướng bụng, đau khi đi tiêu, có phân cứng và khô. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón, chẳng hạn do mất nước, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, mang thai hoặc do một số loại thuốc. Thay đổi lối sống, uống nhiều nước và bổ sung chất xơ là cách đơn giản nhưng giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Tiêu chảy

Các triệu chứng của tiêu chảy bao gồm đi tiêu thường xuyên, phân lỏng, thường đi kèm với nhu cầu cấp thiết phải đi vệ sinh. Đau bụng hoặc chuột rút cũng có thể xảy ra, và đôi khi còn kèm theo tình trạng buồn nôn hoặc nôn. Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy, ngoài ra còn các nguyên nhân khác như do không dung nạp một số loại thực phẩm và đôi khi do các loại thuốc như kháng sinh.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn chủ yếu liên quan đến ruột non và đại tràng. Nó có thể làm cho thành ruột dày lên, dẫn đến thu hẹp kênh ruột và chặn đường ruột. Triệu chứng điển hình bao gồm tiêu chảy kéo dài, đau bụng và sụt cân. Khoảng 50% những người mắc bệnh Crohn xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân của họ. Tuy nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm hiểm rõ, nhưng người ta nhận thấy nó có xu hướng di truyền. Bệnh thường cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD là tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng với đặc trưng bởi cơn đau tỏa ra qua ngực, cổ và cổ họng. Các bác sĩ tin rằng những yếu tố như thói quen ăn kiêng, lối sống, thoát vị hiatal, béo phì và mang thai góp phần làm tăng nguy cơ mắc GERD.

Thay đổi lối sống như loại bỏ thuốc lá và tránh thực phẩm giàu chất béo có thể là chìa khóa để điều trị chống trào ngược hiệu quả cho bệnh nhân. Nếu thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng bệnh, khi đó bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc.

Những cơn ợ nóng là đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Những cơn ợ nóng là đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

IBS được định nghĩa là tình trạng khó chịu ở bụng kèm theo thay đổi thói quen đại tiện, với các dạng khác nhau như táo bón chiếm ưu thế, tiêu chảy chiếm ưu thế, hoặc hỗn hợp giữa táo bón và tiêu chảy. Việc chẩn đoán IBS khá phức tạp do triệu chứng của nó có thể tương tự với nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, giardia, hoặc bệnh viêm ruột. Không có cách tiêu chuẩn để điều trị IBS.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tính chất và tần suất của các triệu chứng của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm từ thay đổi lối sống và chế độ ăn uống đến thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu.

>>> Xem thêm: Tổng hợp nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Hội chứng kém hấp thu

Đây là tình trạng khi ruột non không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nguyên nhân có thể do sử dụng kháng sinh kéo dài, các bệnh về túi mật, gan, tuyến tụy, hoặc do các bệnh mãn tính như bệnh Crohn, bệnh celiac, viêm tụy mãn tính và xơ nang. Điều trị hội chứng kém hấp thu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Các cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa tại nhà đơn giản

Mặc dù không phải tất cả các bệnh đường tiêu hóa đều có thể ngăn ngừa hoàn toàn, việc duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa. Một số thói quen tốt giúp cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa bao gồm: (4)

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều trái cây, rau quả, và thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đồng thời ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Ngoài ra bổ sung men tiêu hóa hay men vi sinh còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhanh hơn, đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo sản phẩm men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA cho cả người lớn và trẻ nhỏ đang gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

  • Giấc ngủ chất lượng: Ngủ đủ và sâu giúp cơ thể tái tạo và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
  • Uống đủ nước: Giữ nước rất quan trọng để duy trì sự hoạt động tốt của đường ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Vì thế cần bổ sung đủ nước cho cơ thể với lượng nước phù hơp theo từng đối tượng.
  • Kiểm soát căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có liên quan đến sự khởi phát của một số bệnh viêm ruột. Các phương pháp như thiền, yoga, và hít thở sâu giúp giảm nguy cơ các bệnh tiêu hóa do căng thẳng gây ra.
  • Hoạt động thể chất nhẹ: Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng, có thể cải thiện triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột và giúp điều hòa quá trình tiêu hóa.
Giấc ngủ chất lượng là chìa khóa để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Giấc ngủ chất lượng là chìa khóa để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

>>> Xem thêm về: Cách điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất

Rối loạn tiêu hóa sẽ không còn là nỗi lo lớn nếu bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cải thiện chức năng tiêu hóa như đã đề cập. Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ nước, kiểm soát căng thẳng, và tăng cường vận động không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần, hãy dành thời gian thăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

(1) drug.com “Gastrointestinal Disorders” Gastrointestinal Disorders

(2) NHS “Digestive Disorders” Digestive Disorders

(3) NIH “Overview of Digestive Diseases” Overview of Digestive Diseases

(4) Verywell Health “List of Common Gastrointestinal Diseases” Gastrointestinal Disease: Types, Symptoms, and Diagnosis

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan