Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện cho bố mẹ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện cho bố mẹ

Biếng ăn sinh lý là tình trạng mà hầu hết các bậc cha mẹ đều từng gặp phải trong quá trình nuôi dạy con nhỏ. Đôi khi, trẻ đột nhiên chán ăn, từ chối những món ăn yêu thích mà không rõ lý do, khiến không ít người lớn cảm thấy lo lắng và bối rối. Nhưng thực tế, biếng ăn sinh lý là một giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ, phản ánh sự thay đổi trong cơ thể và tâm lý.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm phân phối TPCN đa dạng các dòng sản phẩm cho người lớn và trẻ nhỏ Mediphar USA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, và cách xử lý hiệu quả để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn.

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ đột ngột chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường trong một giai đoạn nhất định mà không phải do bệnh lý. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều trẻ khi bước vào các cột mốc phát triển quan trọng như mọc răng, học đi, học nói, hoặc thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Biếng ăn sinh lý thường làm các bậc cha mẹ lo lắng, nhưng điều này thực tế là một phần của quá trình trưởng thành, giúp cơ thể trẻ thích nghi và phát triển. (1)

Nguyên nhân của biếng ăn sinh lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ, bao gồm:

  • Thay đổi trong sự phát triển của cơ thể: Khi trẻ bước vào những giai đoạn phát triển vượt bậc, cơ thể cần tập trung năng lượng vào các hoạt động như mọc răng, tập đi hay phát triển ngôn ngữ. Điều này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn tạm thời. (4)
  • Sự thay đổi thói quen sinh hoạt: Việc chuyển đổi từ bú mẹ sang ăn dặm, thay đổi giờ giấc sinh hoạt hay việc bắt đầu đi học mầm non đều có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ.
  • Tâm lý và môi trường sống: Những thay đổi trong gia đình, sự căng thẳng hoặc không khí không thoải mái trong bữa ăn cũng là yếu tố làm trẻ biếng ăn.
Sự phát triển của cơ thể là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý
Sự phát triển của cơ thể là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý

Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ

Các dấu hiệu của biếng ăn sinh lý thường dễ nhận biết nhưng có thể gây nhầm lẫn nếu không được theo dõi kỹ:

  • Trẻ ăn ít hơn hoặc không còn hứng thú với bữa ăn:Trẻ đột ngột không thích ăn những món ưa thích hoặc chỉ ăn vài miếng rồi bỏ. Trong lúc ăn trẻ thường cáu gắt, khó chịu và chán nản mỗi khi bố mẹ đút thức ăn cho trẻ. Điều này là bình thường khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển nhanh hoặc phải đối mặt với thay đổi lớn trong cuộc sống, như học bò, tập đi, hoặc mọc răng. (5)
  • Trẻ biếng ăn và không có dấu hiệu bị bệnh: Trẻ từ chối ăn nhưng trẻ không bị sốt, không có dấu hiệu đau ốm hay bất thường gì khác cũng là dấu hiệu trẻ đang bị biếng ăn sinh lý.
  • Thay đổi khẩu vị hoặc chỉ thích ăn một số loại thực phẩm nhất định: Trẻ có thể không chỉ ăn ít mà còn có xu hướng từ chối các món ăn mới hoặc chỉ muốn ăn một vài món quen thuộc. Điều này thường xuất hiện khi trẻ đang phát triển khả năng nhận biết và kiểm soát việc ăn uống của mình.
  • Cân nặng hoặc thể chất của trẻ không thay đổi: Biếng ăn sinh lý là vấn đề tạm thời và khi trẻ bước vào giai đoạn này cân nặng chỉ bị chững lại, trẻ vẫn vui chơi bình thường và không bị sụt cân hay mệt mỏi.
Khi ở giai đoạn biếng ăn sinh lý trẻ không hứng thú với bữa ăn
Khi ở giai đoạn biếng ăn sinh lý trẻ không hứng thú với bữa ăn

Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu và các giai đoạn phổ biến ở trẻ

Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài trong vài ngày đến 2-3 tuần, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ và cách bố mẹ chăm sóc. Trong thời gian này, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc từ chối nhiều loại thực phẩm quen thuộc. Tuy nhiên, tình trạng này là tạm thời và sẽ tự cải thiện khi trẻ thích nghi với những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể.

Quan trọng nhất, bố mẹ cần kiên nhẫn và theo dõi sát sao. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài hơn 3 tuần hoặc trẻ có dấu hiệu sụt cân nghiêm trọng, mệt mỏi, thiếu năng lượng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

Các giai đoạn trẻ dễ bị biếng ăn sinh lý và cách xử lý cho từng giai đoạn

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những cột mốc phát triển quan trọng, khi cơ thể trẻ tập trung năng lượng cho các hoạt động mới. Dưới đây là những giai đoạn phổ biến và cách giúp trẻ vượt qua từng giai đoạn: (2), (3)

Từ 2 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn trẻ bắt đầu nhận biết môi trường xung quanh

  • Biểu hiện: Trẻ đột ngột chán ăn hoặc bú ít hơn. trẻ có thể bú chậm, dừng giữa chừng để quan sát xung quanh, hoặc quấy khóc khi bú.
  • Nguyên nhân: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu tập trung vào việc nhận biết các âm thanh, hình ảnh, và khuôn mặt quen thuộc, làm giảm sự chú ý vào việc bú mẹ hoặc ăn.
  • Cách xử lý: Giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng trong khi cho trẻ bú hoặc ăn, như tắt TV, tránh ánh sáng mạnh, và chọn không gian yên tĩnh.

Từ 4 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn mọc răng và tập lẫy

  • Biểu hiện: Trẻ ăn ít hơn, thường xuyên nhai cắn tay hoặc đồ chơi thay vì tập trung vào bữa ăn. Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu khi ăn.
  • Nguyên nhân: Trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, khiến nướu bị ngứa và đau. Đồng thời đây cũng là lúc trẻ bắt đầu tập lẫy – một cột mốc quan trọng đòi hỏi sự tập trung và năng lượng.

Cách xử lý:

  • Dùng khăn lạnh hoặc đồ gặm nướu để làm dịu nướu cho trẻ trước bữa ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ tiếp nhận hơn và sử dụng các loại thực phẩm mềm như cháo nghiền, rau củ hấp nghiền hoặc trái cây chín mềm.

6 tháng tuổi: Khi trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm

  • Biểu hiện: Trẻ từ chối ăn món mới hoặc chỉ ăn ít và ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt hoặc nhè ra. Đồng thời trẻ thường quấy khóc để đòi bú mẹ.
  • Nguyên nhân: Đây là một cột mốc đặc biệt, tạo ra sự thay đổi lớn trong chế độ ăn uống của trẻ, việc chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm khiến trẻ chưa kịp thích nghi với các loại thực phẩm mới, cũng như mùi vị và kết cấu mới của thức ăn.

Cách xử lý:

  • Bắt đầu ăn dặm từ từ với thức ăn mềm, nhuyễn và cho trẻ tập ăn với lượng nhỏ trong những ngày đầu và tăng dần lên
  • Không nên cắt sữa đột ngột mà có thể kết hợp giữa sữa mẹ và ăn dặm để duy trì đủ dinh dưỡng cho trẻ
  • Tạo không khí thoải mái khi ăn bằng cách ngồi ăn cùng và trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ
  • Kiên nhẫn và hiểu rằng trẻ cần thời gian để thích nghi cho sự thay đổi
Giai đoạn cai sữa là lúc trẻ dễ mắc biếng ăn sinh lý
Giai đoạn cai sữa là lúc trẻ dễ mắc biếng ăn sinh lý

Từ 6 – 9 tháng tuổi: Giai đoạn tập ngồi và tập bò

  • Biểu hiện: Trẻ tỏ ra kén chọn hơn, có thể không muốn thử các món ăn mới trong giai đoạn ăn dặm. trẻ dễ mất tập trung khi ăn, thường xuyên bỏ dở bữa.
  • Nguyên nhân: Ở giai đoạn này trẻ học ngồi vững và bắt đầu tập bò, dành nhiều năng lượng và sự chú ý cho các hoạt động vận động khiến trẻ mất tập trung khi ăn uống.

Cách xử lý:

  • Chế biến các món ăn dặm đơn giản, dễ tiêu hóa, trình bày hấp dẫn để kích thích trẻ ăn.
  • Đảm bảo trẻ có thời gian chơi đủ trước khi ăn để tránh xao nhãng.

Từ 9 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn tập đứng và có những bước đi đầu tiên

  • Biểu hiện: Trẻ ăn ít hơn, hay từ chối các bữa chính và chỉ muốn ăn các món nhẹ hoặc quen thuộc.
  • Nguyên nhân: Việc tập đứng và bước đi khiến trẻ cần tập trung và sử dụng năng lượng để vận động, dẫn đến biếng ăn. Đồng thời trong giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về thời điểm trẻ thích ăn hoặc không muốn ăn dẫn đến việc trẻ cáu gắt nếu bố mẹ ép trẻ ăn.

Cách xử lý:

  • Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Ưu tiên các món ăn yêu thích của trẻ và cung cấp thực phẩm giàu năng lượng, như cháo thịt bằm, khoai lang nghiền.

Xem thêm: 3 điểm khác biệt giữa biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và biếng ăn bệnh lý

Từ 12 – 18 tháng tuổi: Giai đoạn trẻ phát triển mạnh về vận động và ngôn ngữ

  • Biểu hiện: Trẻ ăn uống thất thường, chỉ ăn một vài món yêu thích và từ chối thử món mới. Trẻ có thể trở nên khó chịu hoặc cáu gắt khi bị ép ăn. (4)
  • Nguyên nhân: Ở giai đoạn này, trẻ học đi và chạy, đòi hỏi nhiều sự tập trung và năng lượng. Đồng thời khả năng ngôn ngữ bắt đầu phát triển khiến trẻ thích giao tiếp và chơi hơn là tập trung vào ăn uống.

Cách xử lý:

  • Thử thay đổi cách chế biến món ăn để đa dạng hương vị và kết cấu.
  • Tăng cường các bữa ăn phụ nhẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trò chuyện và tương tác với trẻ để tạo không khí vui vẻ hơn trong các bữa ăn
Trẻ mất tập trung vào việc ăn uống vì tiêu hao năng lượng cho sự phát triển vận động và ngôn ngữ
Trẻ mất tập trung vào việc ăn uống vì tiêu hao năng lượng cho sự phát triển vận động và ngôn ngữ

Từ 18 – 24 tháng tuổi: Giai đoạn khẳng định tính độc lập

  • Biểu hiện: Trẻ thường xuyên nói “không” với bữa ăn, thích tự mình cầm muỗng hoặc chọn món.
  • Nguyên nhân: Đây là thời kỳ trẻ muốn khẳng định sự tự lập bao gồm cả việc quyết định ăn uống. Trẻ cũng có thể bị phân tâm hơn bởi các hoạt động khám phá xung quanh.

Cách xử lý:

  • Để trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, như chọn món hoặc tự cầm muỗng.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhưng không ép buộc, tôn trọng quyết định của trẻ.

Từ 2 – 5 tuổi: Giai đoạn đi mẫu giáo và thích nghi xã hội

  • Biểu hiện: Trẻ có thể biếng ăn vào các thời điểm nhất định trong ngày, đặc biệt khi ở trường. Trẻ có thể kén chọn hoặc chỉ ăn một số món quen thuộc.
  • Nguyên nhân: Trẻ phải thích nghi với môi trường mới, lịch sinh hoạt khác biệt. Áp lực từ bạn bè hoặc cách chế biến món ăn ở trường khiến trẻ ít hứng thú với việc ăn

Cách xử lý:

  • Chuẩn bị các bữa ăn ở nhà với món ăn trẻ thích để bù dinh dưỡng khi trẻ ăn ít ở trường.
  • Duy trì giao tiếp vui vẻ với trẻ về trải nghiệm bữa ăn ở trường để hiểu rõ hơn về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải khi sinh hoạt ở trường.

Trong giai đoạn phát triển của cơ thể, trẻ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên lúc này trẻ thường bị biếng ăn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ các bữa ăn. Ngoài bữa ăn hằng ngày, bố mẹ có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa an toàn, giúp tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

Chẳng hạn như men tiêu hóa Menpeptine là một lựa chọn đáng tin cậy, đặc biệt dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Sản phẩm này có Enzyme được chiết xuất từ các loại trái cây tự nhiên như đu đủ, thơm (dứa) giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Menpeptine hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ
Menpeptine hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ

Xem ngay sản phẩm: Menpeptine Drops

Những lưu ý cho bố mẹ khi trẻ bị biếng ăn sinh lý (5)

  • Không ép trẻ ăn: Việc ép trẻ ăn khi trẻ không muốn có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ sợ hãi và ám ảnh với bữa ăn.
  • Kiên nhẫn và thấu hiểu: Bổ mẹ cần hiểu rằng biếng ăn sinh lý là một giai đoạn tạm thời và cần có trong quá trình phát triển của trẻ. Bạn chỉ cần kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ và tạo không khí thoải mái cho bữa ăn của trẻ.
  • Không nên so sánh trẻ với bạn đồng trang lứa: Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, việc so sánh có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ đồng thời khiến bố mẹ càng thêm lo lắng.
  • Theo dõi cân nặng và cơ thể của trẻ: trong giai đoạn biếng ăn sinh lý cân nặng của trẻ thường sẽ được duy trì hoặc sụt cân nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có tình trạng biếng ăn kéo dài hơn 3 tuần, sụt cân và có dấu hiệu mệt mỏi, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên và cách xử lý chính xác.

Biếng ăn sinh lý là một hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại nếu được hiểu đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và có những biện pháp chăm sóc hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.

NGUỒN THAM KHẢO:

(1) Biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý: Các mẹ đã hiểu đúng cách?

https://suckhoedoisong.vn/bieng-an-sinh-ly-va-bieng-an-benh-ly-cac-me-da-hieu-dung-cach-169165536.htm

(2) Get Ready for All These Precious First-Year Milestones

https://www.healthline.com/health/baby/baby-development-stages

(3) 16 Helpful Tips for Picky Eaters

https://www.healthline.com/nutrition/tips-for-picky-eaters

(4) Help! My Toddler Won’t Eat

https://www.healthline.com/health/childrens-health/toddler-wont-eat-2

(6) Is Your Baby a Picky Eater?

https://www.webmd.com/parenting/baby/picky-eater

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan