3 điểm khác biệt giữa biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và biếng ăn bệnh lý

biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Nếu con đang gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thì các mẹ nên làm gì? Điều này có gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé không và đâu mới là cách khắc phục hiệu quả nhất? 

Hiểu chính xác về biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ
Hiểu chính xác về biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trong một lần phỏng vấn, TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết: “Trẻ biếng ăn có 3 dạng: biếng ăn tâm lý (trẻ sợ hãi mỗi khi ăn do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều…), biếng ăn bệnh lý (xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn) và biếng ăn sinh lý (thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, chẳng hạn như trẻ mọc răng, tập lẫy, tập đi…)”.

Thực tế mà nói, tình trạng biếng ăn sinh lý sẽ không diễn ra quá lâu, chỉ kéo dài khoảng 1-2 tuần. Sau đó thì cơ thể bé đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi thì sẽ trở lại ăn uống bình thường.

7 dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh 

  • Đối với trẻ bú mẹ sẽ đột nhiên bú ít hơn bình thường, giảm tần suất hoặc không thức dậy bú vào ban đêm. Bên cạnh đó thời gian mỗi cữ bú ngắn hơn, không chủ động đòi bú hay thậm chí từ chối bú mẹ.
  • Với bé đang trong giai đoạn ăn dặm hoặc ăn cơm thì chỉ muốn ăn những món nhất định, không muốn đổi sang các món khác.
  • Bé thường xuyên không cảm giác đói khi tới bữa ăn, nếu có ăn cũng chỉ ăn rất ít.
  • Bé quấy khóc, không hợp tác, ngậm hoặc phun thức ăn.
  • Trẻ sẽ không tập trung ngồi một chỗ ăn uống như mọi khi.
  • Bé bỗng nhiên đứng cân hoặc sụt cân không rõ lý do dù vẫn khỏe mạnh bình thường.
  • Bé tỏ thái độ chán ăn dù phụ huynh có thay đổi hình thức hay cách chế biến món.
biếng ăn sinh lý
7 dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Con bạn có đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh không? 

biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi
Con bạn có đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh không?

Một trong những khoảng thời gian sau, trẻ ( 3 tháng tuổi ) thường mắc chứng biếng ăn sinh lý:

  • 3-4 tháng tuổi: giai đoạn trẻ đang tập lẫy, ngóc đầu.
  • 6 tháng tuổi: trong quá trình trẻ tập ăn dặm, chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
  • 9-10 tháng tuổi: trẻ tập đi.
  • 16-18 tháng tuổi: trẻ con ở giai đoạn này đã bắt đầu nhận thức, tò mò nhiều hơn, mải mê khám phá thế giới xung quanh nên tỏ ra hờ hững với bữa ăn.
  • Giai đoạn trẻ bắt đầu đi học mầm non: việc do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tâm lý, khiến trẻ lo lắng sinh ra biếng ăn.

Khác biệt giữa biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và biếng ăn bệnh lý

Gia đoạn Biếng ăn sinh lý ở trẻ

trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
  • Do thiếu chất từ khi là còn trong bụng mẹ: không được cung cấp đủ các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết,… nên sẽ bị suy dinh dưỡng.
  • Những đứa bé sinh non, lười bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh. Những đứa trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nhưng lười, bỏ bú mẹ hoặc giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài.
  • Do thay đổi sinh lý: khi bước vào những giai đoạn như biết lật, tập ngồi, bò, đi, chuẩn bị mọc răng, học nói,… chúng thường biếng ăn. Thậm chí đối với những đứa bé có tình trạng sức khỏe bình thường, chúng cũng có một hoặc vài ngày, vài tuần ăn rất ít.
  • Do chuyển đổi giai đoạn từ khi lên 3 – 4 tháng hoặc 9 – 12 tháng và 16 – 18 tháng: cấu tạo não của trẻ trong thời kì này đang mong muốn khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Nhưng qua giai đoạn này thì mọi thứ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

Các giai đoạn biếng ăn bệnh lý ở trẻ

trẻ biếng ăn sinh lý
Biếng ăn bệnh lý
  • Gặp khó khăn khi nhai và nuốt: nếu đứa bé đang bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt, …. cũng sẽ rất sợ việc nhai, nuốt, dẫn tới chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: được bộc lộ qua các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ hay táo bón,… cũng làm cản trở việc ăn uống của bé. Bởi lúc này dạ dày bị rối loạn co bóp, tiết dịch hoặc loạn khuẩn đường ruột.
  • Nhiễm trùng: vì hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Khi đó, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi,… do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa. Từ đó, làm thất thoát đi tổ hợp các loại vitamin và khoáng chất rất lớn trong cơ thể,  làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Trường hợp nặng hơn, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: có thể trong lúc chế biến hoặc những thực phẩm bé đã ăn có chứa giun, sán cũng gây biếng ăn ở trẻ.

LỜI KẾT

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra rất phổ biến. Dù nó không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của bé, song nếu kéo dài quá lâu sẽ là tiền đề gây nên những chứng bệnh tiêu hóa khác. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan