Top 10 thực phẩm cần có trong thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi

Giai đoạn cho trẻ ăn dặm được xem là bước ngoặc quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Hiểu được điều đấy, Mediphar USA có tham khảo qua một số chuyên gia dinh dưỡng, xin gửi đến các mẹ một số thực đơn cho trẻ ăn dặm tốt cho trẻ từ 6 -8 tháng tuổi.

Thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi cần có những dưỡng chất nào?

Sau 6 tháng tuổi, bé cần được bổ sung các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm để con được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết từ thức ăn. Các chất dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp cho bé trong giai đoạn ăn dặm là:

  •  Sắt: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nhu cầu sắt của trẻ sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, mẹ cần lựa chọn cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất sắt, chẳng hạn như: ngũ cốc có bổ sung sắt, các loại đậu nghiền như đậu lăng, đậu tây, đậu đen, các loại rau có màu xanh đậm,…
  • Vitamin D: Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất nhưng lại có rất ít vitamin D. Vì thế ngoài việc cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, thì mẹ cũng có thể cung cấp nguồn vitamin D cho trẻ thông qua các loại thực phẩm khi trẻ đã bắt đầu học cách ăn dặm.

 

thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi
  • DHA, nguồn omega – 3 quan trọng: Đây là một chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ vì nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám, giúp trẻ tăng chiều cao và còn giúp hệ xương cứng cáp. Tuy nhiên các thực phẩm giàu DHA như cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá thu… thường không được khuyến khích cho trẻ trong năm đầu đời. Vì thế, mẹ nên bổ sung DHA cho mình để gián tiếp cung cấp DHA cho trẻ thông qua sữa mẹ.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn bé tập ăn dặm vẫn còn cần rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như: Vitamin C, vitamin B12, canxi,… để giúp trẻ được phát triển toàn diện.

Những loại thực phẩm cần có trong thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi

Trong thời kì trẻ ăn dặm thường xuất hiện một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: nôn trớ, chán ăn, đi ngoài phân sống…Nguyên nhân được xác định do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, có một số loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ dùng, nhiều mẹ chưa hiểu rõ nên cho trẻ ăn một cách vô tội vạ khiến thức ăn không thể tiêu hóa được, lâu ngày hình thành các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Thông thường, trong thực đơn cho trẻ tập ăn dặm các mẹ thường rất đơn điệu và cứ lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như: đậu que luộc/hấp, cháo, chuối xay nhuyễn, cà rốt, bí đỏ nghiền… rồi lại cháo.

Những thực phẩm này không phải không tốt, tuy nhiên, bé có thể thưởng thức rất nhiều loại với vị khác nhau. Dưới đây là những loại thực phẩm mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ để giúp đa dạng hóa bữa ăn, tránh việc sử dụng lặp đi lặp lại một món cháo.

thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi
Thực phẩm cần có trong chế độ ăn dặm của trẻ

Gạo lứt

Gạo lứt là loại thực phẩm bổ dưỡng vì có lượng chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa. Khi trẻ bước sang tháng thứ 6, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm song song gạo lứt và gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày.

Món ăn gợi ý: Nấu cháo gạo lức loãng cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha thêm các loại rau củ, trái cây xay mịn (nếu muốn).

Bí đỏ

Bí đỏ chứa một nguồn vitamin A và C tuyệt vời, có vị ngọt tự nhiên. Khi nấu chín rất mềm mịn và dễ ăn.
Món ăn gợi ý: Những món ăn mẹ có thể làm từ bí đỏ như: Cháo trắng bí đỏ, bí đỏ – bột yến mạch, bí đỏ nghiền khoai tây, súp bí đỏ – sữa…

thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi
Bí đỏ rất tốt cho trẻ ăn dặm

Đậu lăng

Đậu lăng chứa nhiều protein và chất xơ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

Món ăn gợi ý: Với đậu lăng mẹ có thể nấu cháo cùng gạo lứt hoặc làm món súp đậu lăng – bí đỏ…

Rau lá xanh đậm

Rau lá xanh đậm chứa lượng lớn chất sắt và folate. Ví dụ như cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa,…

Món ăn gợi ý: Với những loại rau này mẹ có thể luộc/hấp rồi băm hoặc xay nhuyễn, sau đó trộn cùng với ngũ cốc hoặc với cháo để cho bé ăn.

thực đơn cho trẻ ăn dặm
Rau lá màu xanh đạm rất tốt cho trẻ ăn dặm

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều folate, chất xơ và canxi nên nó được xếp vào những món ăn nên có trong thực đơn cho trẻ ăn dặm. Ngoài ra, nhờ có chất sulfur nên bông cải xanh có một hương vị đặc biệt giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Món ăn gợi ý: Mẹ có thể sử dụng bông cải xanh với nước dashi và sữa công thức để nấu thành súp bông cải xanh hoặc nấu cháo bông cải xanh, bông cải xanh nghiền với cà rốt, khoai tây…

Bơ chứa rất nhiều chất béo không bão hòa và loại chất béo này lại rất cần thiết cho sự phát triển não của trẻ. Ngoài ra, bơ cũng chứa nhiều vitamin A, C, folate cùng các khoáng chất như kali, photpho, sắt… Loại trái cây này mềm, mịn và sệt như kem nên các bé có thể dễ dàng ăn và tiêu hóa tốt.

Món ăn gợi ý: Chế biến bơ cho bé thưởng thức bằng cách cắt bơ chín thành từng miếng, nghiền nhuyễn cho bé ăn. Hoặc mẹ kết hợp bơ nghiền với các loại thực phẩm khác như sữa hoặc bột ngũ cốc để bơ thành dạng sền sệt cho bé dễ nuốt.

Chuối

Chuối cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những bé mới tập ăn dặm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng màng nhầy của chuối tạo ra có thể bao lấy dạ dày, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Chuối có vị ngọt nên có thể giúp bé dễ làm quen hơn khi lần đầu ăn dặm. Trong chuối có chứa các loại vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, selenium, magiê và canxi… rất tốt cho bé.

thực đơn cho bé ăn dặm
Chuối rất tốt cho trẻ ăn dặm

Món ăn gợi ý: Chuối chín bóc vỏ, thái khoanh, dùng thìa nghiền nát hoặc rây mịn, thêm sữa hoặc ngũ cốc nếu muốn hỗn hợp sệt lại sau đó cho bé ăn; hoặc mẹ có thể làm món yến mạch nấu với chuối chín cho bé ăn.

Khoai tây, khoai lang

Khoai tây, khoai lang đều là nguồn cung cấp vitamin A, E, canxi,… dồi dào cho cơ thể không chỉ giúp dáng cao, phát triển não bộ và hệ thần kinh mà còn cực tốt cho đường tiêu hóa của trẻ. Đặc biết, những trường hợp trẻ ăn dặm bị táo bón thì ăn những món ăn dặm từ khoai lang sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa táo bón cho bé tốt hơn.

Món ăn gợi ý: Khoai lang, khoai tây có thể hấp chín, nghiền nhuyễn thêm sữa để tạo thành hỗn hợp lỏng, mịn cho bé ăn dặm hoặc cũng có thể nấu cháo khoai lang/khoai tây cho bé thưởng thức

Táo

Táo là một trong những loại quả thân thiện dành cho bé tập ăn dặm. Táo phổ biến, dễ tiêu hóa lại nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là có 2 loại chất xơ (chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan) giúp làm khỏe đường ruột, ngăn ngừa viêm ruột thừa và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng tương tự thức ăn thô, giúp bé đi tiêu đều đặn.

thực đơn cho trẻ ăn dặm
Táo rất tốt cho trẻ ăn dặm

Món ăn gợi ý: Mẹ có thể chế biến táo cho bé ăn bằng cách luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn cùng chuối chín pha thêm một chút sữa (nếu cần) rồi cho bé ăn. Tương tự, mẹ có thể kết hợp táo với bột ăn dặm cho trẻ hoặc với khoai lang để tạo ra nhiều hương vị mới.

Ngũ cốc

Trong giai đoạn tập ăn dặm, rất nhiều bé thích ăn bột ăn dặm. Vì thế mẹ có thể mua các loại bột ăn dặm trẻ em được chế biến sẵn của các thương hiệu uy tín để bé dùng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự chế biến bột ngũ cốc từ gạo và các loại đậu… cho bé thưởng thức. Khi chế biến bột ngũ cốc cho trẻ, mẹ có thể trộn thêm với sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước. Nên thay đổi độ loãng hay đặc của ngũ cốc sao cho phù hợp với khả năng nuốt thức ăn của trẻ.

Ngoài 10 loại thực phẩm cơ bản trên đây thì còn có rất nhiều các loại thực phẩm khác mà bé cũng có thể thưởng thức khi đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Ví dụ như: đậu hũ non, cà chua, rau cải ngọt, rau ngót, bí ngòi, đậu hà lan…

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ trong độ tuổi từ 6 – 8 tháng tuổi, trong thực đơn ăn dặm không nên có thịt, cá nói chung. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, việc cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ khiến cho hệ tiêu hóa của bé trở nên nặng nề và khó chịu.

thực phẩm kiêng cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi nên hạn chế cho trẻ ăn thịt, cá

Mẹ có thể tạo ra cho mình một bảng thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ và đa dạng món ăn. Dưới đây là một bảng thực đơn ăn dặm gợi ý dành cho bé 6 tháng tuổi dễ thực hiện:

Thực đơn tham khảo cho bé ăn dặm
Thực đơn tham khảo cho bé ăn dặm

Trên đây là một số thực đơn cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi. Qua tháng thứ 8 bé đã có thể ăn được các loại thịt, cá khác, mẹ có thể sáng tạo thêm nhiều món ăn giúp bữa ăn của bé được đa dạng và đảm bảo dưỡng chất. Hi vọng mẹ và bé sẽ trải qua thời kỳ tập ăn dặm với nhiều thú vị và niềm vui.

Theo Báo VOH

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan