Phosphor (hay photpho) là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý cơ bản. Bổ sung đủ phosphor qua chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Vậy phosphor là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Với kinh nghiệm hơn 20 năm tromg ngành sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, Mediphar USA sẽ giải đáp đến bạn chi tiết về phosphor và cách bổ sung chất này hiệu quả ngay tại bài viết này.
Phosphor là chất gì?
Phosphor là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm phi kim, ký hiệu hóa học P, có số nguyên tử 15.
Trong cơ thể con người, photpho có mặt trong mọi tế bào và tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng. Phosphor là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc xương, răng và một số phân tử quan trọng như DNA, RNA và ATP, giúp cơ thể duy trì hoạt động sống.

Phốt pho thường tồn tại trong thực phẩm dưới dạng photphat hoặc este photphat và cũng được cung cấp thông qua các loại thực phẩm bổ sung.
Đồng thời, Phosphor là một nguyên tố có tính phản ứng mạnh mẽ với oxy. Photpho có thể tồn tại ở hai dạng chính: phosphor trắng và phosphor đỏ. Với phosphor trắng có tính chất phản ứng rất mạnh, phát sáng trong bóng tối và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, còn phosphor đỏ ít phản ứng hơn. Trong tự nhiên, phosphor không tồn tại dưới dạng nguyên tố tự do mà chủ yếu ở dạng hợp chất phosphate.
Vai trò của photpho trong cơ thể
Phosphor đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt trong các chức năng sau:
- Cấu trúc xương và răng: Phosphor kết hợp với canxi để tạo thành hydroxyapatite, thành phần chính cấu thành xương và răng, giúp chúng khỏe mạnh và cứng cáp.
- Chuyển hóa năng lượng: Phosphor là thành phần của ATP (adenosine triphosphate), phân tử cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào.
- Duy trì pH cơ thể: Phosphor giúp duy trì sự cân bằng pH trong cơ thể, điều chỉnh môi trường nội bào để đảm bảo các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường.
- Sản xuất DNA và RNA: Photpho là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của DNA và RNA, giúp tái tạo và sửa chữa các tế bào trong cơ thể.
- Kích hoạt enzyme: thông qua quá trình phosphoryl hóa
- Điều chỉnh chức năng bình thường của dây thần kinh và cơ, bao gồm cả tim.

Khi nào cần bổ sung phospho cho cơ thể
Thiếu hụt phospho có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu phosphor bao gồm:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Yếu xương, dễ gãy xương
- Rối loạn chức năng thần kinh, cảm giác tê bì
- Suy giảm khả năng tập trung

Trong hầu hết các trường hợp, hạ phosphat máu là do các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như cường cận giáp, khiếm khuyết ống thận và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Những người có nguy cơ thiếu photpho gồm có: người ăn kiêng thiếu dưỡng chất, người mắc các bệnh thận mãn tính, người tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc có các vấn đề về tiêu hóa khiến việc hấp thu photpho bị cản trở.
Cách bổ sung phosphor hiệu quả
Để bổ sung phosphor cho cơ thể một cách hiệu quả, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các nguồn thực phẩm giàu photpho là cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bổ sung qua thực phẩm chức năng cũng là lựa chọn phù hợp.
Bổ sung từ những nguồn thực phẩm giàu photpho
Nhiều loại thực phẩm tự nhiên có chứa phốt pho và các nguồn giàu nhất là sữa, thịt đỏ, gia cầm, hải sản, các loại đậu và các loại hạt. Phốt pho từ những thực phẩm này được gọi là phốt pho hữu cơ. Phospho có nguồn gốc động vật được hấp thụ hiệu quả hơn từ so với nguồn gốc từ thực vật.
Bên cạnh đó, phốt pho vô cơ là dạng chế biến được thêm vào thực phẩm để giữ màu sắc, độ ẩm và kết cấu. Nó được tìm thấy trong thức ăn nhanh, thịt nguội, đồ uống đóng hộp và đóng chai và nhiều loại thực phẩm chế biến khác. Phốt pho vô cơ rất dễ hấp thụ trong ruột: khoảng 90% so với 40-60% từ thực phẩm động vật và thực vật tự nhiên.
Các nguồn thực phẩm giàu photpho có thể kể đến như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua là những nguồn giàu photpho dễ hấp thu cho cơ thể.
- Thịt và cá: Các loại thịt như thịt gà, thịt bò và các loại cá như cá hồi, cá thu đều là những thực phẩm cung cấp lượng photpho dồi dào.
- Các loại hạt và đậu: Hạt chia, hạt điều, hạnh nhân và các loại đậu như đậu nành, đậu lăng là những thực phẩm thực vật chứa nhiều phosphor.
- Trứng: Trứng cũng là nguồn thực phẩm bổ sung photpho hiệu quả.
- Thực phẩm chế biến: có thể kể đến là thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, nước ngọt và các loại đồ uống đóng chai khác

Sử dụng thực phẩm chức năng khi cần thiết
Trong trường hợp cơ thể cần bổ sung lượng phosphor lớn hoặc khó hấp thụ từ thực phẩm tự nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phốt pho có trong các thực phẩm bổ sung có thể dạng đơn lẻ chứa phốt pho hoặc dạng phốt pho kết hợp với các thành phần khác và một số sản phẩm multivitamin/khoáng chất. Photpho trong các chất bổ sung thường ở dạng muối phosphat (dipotassium phosphat hoặc disodium phosphat) hoặc phospholipid (phosphatidylcholine hoặc phosphatidylserine).
Lưu ý khi bổ sung phosphor
Không bổ sung quá nhiều mặc dù photpho rất quan trọng. Nếu bổ sung quá mức, cơ thể có thể gặp phải tác dụng phụ như rối loạn canxi, loãng xương, hoặc có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt, đồng và kẽm.
- Phosphor và canxi cần phải cân đối trong chế độ ăn uống để cơ thể có thể hấp thu tối ưu. Việc bổ sung quá nhiều photpho mà thiếu canxi có thể dẫn đến các vấn đề về xương.
- Vôi hóa di căn là tác dụng có hại rõ ràng và nghiêm trọng nhất của chứng tăng phosphat máu là canxi hóa các mô không phải xương. Điều này xảy ra khi nồng độ canxi và phốt pho vượt quá giới hạn hòa tan của canxi phosphat thứ cấp.
Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung phosphor, đặc biệt qua thực phẩm chức năng. Đặc biệt nếu bạn có các bệnh lý liên quan đến thận hoặc tiêu hóa.

Kết luận
Phosphor là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể con người, tham gia vào nhiều chức năng sinh lý thiết yếu, từ việc tạo xương, răng khỏe mạnh đến hỗ trợ chuyển hóa năng lượng. Để duy trì sức khỏe tốt, việc bổ sung phosphor qua chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng. Hãy chú ý lựa chọn các thực phẩm giàu photpho và sử dụng thực phẩm chức năng khi cần thiết để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ khoáng chất này.
Tài liệu tham khảo:
- Phosphorus | P (Element) – PubChem: https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/element/Phosphorus#section=Ground-Level
- Phosphorus – Health Professional Fact Sheet: https://ods.od.nih.gov/factsheets/Phosphorus-HealthProfessional/
- Phosphorus – Element information, properties and uses | Periodic Table: https://www.rsc.org/periodic-table/element/15/phosphorus
- Phosphorus – The Nutrition Source: https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/phosphorus/
- Dietary Reference Intakes for Calcium, Phosphorus, Magnesium, Vitamin D, and Fluoride | The National Academies Press: https://nap.nationalacademies.org/read/5776/chapter/7
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.