Hiện nay, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó là thị trường thực phẩm chức năng cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Vậy đâu là cơ hội, thách thức và rủi ro khi gia nhập thị trường màu mỡ này?
Với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất và phân phối hơn 150 loại thực phẩm chức năng cho toàn quốc, Mediphar USA sẽ cùng bạn phân tích chi tiết những thông tin quan trọng về thị trường thực phẩm chức năng ngay tại bài viết này.
Nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng
Trước khi tiến hành đầu tư vào thị trường thực phẩm chức năng, việc hiểu rõ quy mô và xu hướng tiêu dùng là bước quan trọng đầu tiên để bạn nhìn rõ bức tranh toàn cảnh của ngành. Thực phẩm chức năng hiện không chỉ là ngành kinh doanh đầy tiềm năng tại các nước phát triển trên thế giới mà còn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường trong nước và thế giới đang phát triển như thế nào và có những thông tin gì nổi bật. Hãy cùng điểm tên một vài con số nổi bật nhé!
Thị trường thực phẩm chức năng trên thế giới
Thực phẩm chức năng đang ngày càng khẳng định vị trí trong đời sống hiện đại khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện sức khỏe thông qua dinh dưỡng. Theo Precedence Research, quy mô thị trường thực phẩm bổ sung toàn cầu đạt giá trị 360,59 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR 7% từ 2024 đến 2034.
Năm 2023, ước tính quy mô thị trường tại châu Á – Thái Bình Dương đạt 129.81 tỷ USD và con số này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 7,2% từ 2024 đến 2034. Điều này là do người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sức chăm sóc khỏe bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chức năng.
Thị trường này bao gồm các dòng sản phẩm chính như vitamin và khoáng chất chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 31% thị phần toàn cầu, sản phẩm ăn kiêng và hỗ trợ xương khớp, lần lượt chiếm 22% và 17%,… trong đó các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu chiếm phần lớn thị phần.
Quy mô thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam
Nhờ việc cập nhật xu hướng thế giới, các nhà đầu tư tại Việt Nam cũng đang tận dụng sức hút và sự quan tâm của người dùng để phát triển các dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu. Theo số liệu từ Source of Asia, doanh thu từ ngành này được định giá vào khoảng 600 triệu USD với tốc độ tăng trưởng kép dự kiến là 18% từ 2024 đến 2030.
Con số tăng trưởng này đang ở mức ổn định là 15%/năm, với hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam từng sử dụng thực phẩm chức năng. Điều này phản ánh sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, khi người Việt ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe thông qua dinh dưỡng bổ sung.
Một điểm nổi bật là tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm thực phẩm chức năng đang rất cao. Theo Báo Chính Phủ, hiện nay các sản phẩm trong nước chiếm 60 – 80% thị phần, trong đó tỉ lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đến 58,5%. Điều này cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và giá trị sản phẩm nội địa. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng trong nước mở rộng quy mô.
Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng của người tiêu dùng Việt
Quy mô thị trường lớn mở ra cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời tiêu chí lựa chọn thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại Việt Nam cũng ngày càng cao. Do đó, nhà kinh doanh cần tìm hiểu xu hướng sử dụng của người tiêu dùng để tìm ra hướng đầu tư hiệu quả nhất.
Thói quen và nhu cầu tiêu dùng
Theo VNExpress, sau đại dịch COVID-19, người dân đã ngày càng nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, từ đó thúc đẩy thói quen sử dụng thực phẩm chức năng như là một công cụ hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
Ở nhóm người cao tuổi, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe toàn diện ngày càng cao. Họ thường bổ sung glucosamine và chondroitin để hỗ trợ giảm đau khớp và duy trì sự linh hoạt của sụn khớp. Ngoài ra, người cao tuổi còn thường xuyên sử dụng omega-3 để cải thiện trí nhớ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ,…
Bên cạnh đó, nghiên cứu từ Bộ Y tế cũng cho thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tăng mạnh ở nhóm dân số trẻ. Nỗi lo sợ khi tiêm vaccine làm tăng nguy cơ mất trí nhớ áp lực công việc và lối sống ít vận động dẫn đến vấn đề như mệt mỏi, suy nhược cơ thể hay rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng.
Họ tìm đến các sản phẩm bổ sung như vitamin nhóm B để hỗ trợ tăng năng lượng, giảm căng thẳng và mệt mỏi, men tiêu hóa, men vi sinh nhằm cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu thường gặp khi ăn uống không điều độ.
Đặc biệt, trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ cũng chú trọng bổ sung nhiều loại dưỡng chất từ thực phẩm chức năng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé theo lời khuyên của bác sĩ. Ví dụ canxi để hỗ trợ phát triển xương cho bé, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ, axit folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, bổ sung sắt để ngừa thiếu máu,…
Với nhu cầu ngày chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, điều này đã tạo ra một thị trường rộng lớn với cơ hội phát triển sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm tiện lợi như viên uống đến các loại bột hòa tan hoặc đồ uống chức năng.
Tăng cường sức khỏe với sản phẩm tự nhiên
Ngoài tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu sử dụng, xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên, không chứa chất hóa học của người tiêu dùng đang lên ngôi. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần chuyển qua tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên dồi dào của nước ta để phát triển sản phẩm.
Theo thông tin từ Ban Tuyên Giáo, Việt Nam hiện có hơn 4.000 loài cây thuốc, tảo biển, khoáng vật, dược liệu quý,… được thế giới công nhận, điển hình là cây hồi, quế, atiso, sâm Ngọc Linh… Tổng sản lượng dược liệu ước tính khoảng 100.000 tấn/năm. Điều này tạo lợi thế sản xuất các dòng sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng.
Dưới đây là các nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng hiện nay:
- Trà xanh: Giàu chất chống oxy hóa (catechin), được sử dụng trong các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tim mạch và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Nấm linh chi: Đây là loại dược liệu rất tốt giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giải độc gan và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Đông trùng hạ thảo: Đây được xem là một loại nguyên liệu thiên nhiên quý giá, giúp cải thiện sức khỏe phổi, tăng cường sinh lực đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt, được ứng dụng phổ biến trong các loại thực phẩm chức năng.
- Quả dứa: Trong quả dứa chứa rất nhiều enzyme bromelain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Được sử dụng cho các sản phẩm hỗ trợ đường ruột như men tiêu hóa Menpeptine,…
Ngoài ra, gừng, hạt chia, tỏi, đậu đen, diếp cá,… cũng là những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hiện nay. Những nguyên liệu này không chỉ an toàn, lành tính mà còn mang lại giá trị sức khỏe lâu dài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tiềm năng của thị trường thực phẩm chức năng cho nhà kinh doanh
Với sự bùng nổ của nhu cầu và hành vi tiêu dùng ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để tham gia và mở rộng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công và đạt được sự tín nhiệm với khách hàng, bạn cần phân tích kỹ các yếu tố cần thiết trong thị trường.
Phân khúc thị trường
Đầu tiên để gia nhập vào thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam, bạn cần nắm rõ và xác định phân khúc thị trường mà mình muốn nhắm đến. Theo báo cáo từ Mordor Intelligence, thị trường thực phẩm chức năng hiện nay có thể được chia thành các phân khúc chính là:
- Sản phẩm thực phẩm bổ sung: Đây là nhóm sản phẩm phổ biến nhất dành cho đối tượng muốn bổ sung dinh dưỡng mà chế độ ăn uống thông thường không đáp ứng đủ. Ví dụ như vitamin tổng hợp, Khoáng chất bổ sung, Omega-3, men tiêu hóa,…
- Sản phẩm làm đẹp: Phân khúc này nhắm đến các đối tượng quan tâm đến chăm sóc da, tóc, móng chống lão hóa,… chủ yếu là phụ nữ.
Ngoài ra, các sản phẩm như collagen, vitamin C và E, hyaluronic acid,… ngày càng thu hút sự chú ý của nam giới có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sắc đẹp.
- Thực phẩm chức năng thể thao: Nhóm sản phẩm này hướng đến các vận động viên, người tập gym, hoặc những người hoạt động thể chất cường độ cao. Chúng giúp tăng cường hiệu suất tập luyện, phục hồi cơ bắp và cung cấp năng lượng cần thiết.
Ví dụ, protein bổ sung như whey protein, casein, protein thực vật giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, creatine giúp cải thiện hiệu suất tập luyện, phục hồi nhanh sau khi tập. Branched-chain amino acids cung cấp axit amin chuỗi nhánh, giảm mệt mỏi và hỗ trợ phục hồi cơ bắp nhanh chóng,…
Phân khúc đa dạng, thị trường rộng mở, sẽ mang lại tiềm năng kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp. Việc hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm khách hàng sẽ giúp nhà kinh doanh tối ưu hóa sản phẩm và chiến lược tiếp thị, từ đó chiếm lĩnh thị trường một cách hiệu quả.
Hành vi tiêu dùng
Tiếp theo, nhà kinh doanh cần nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để hoạch định chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả. Hiện nay, hành vi tiêu dùng của người Việt đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận chất lượng bởi các cơ quan uy tín như Bộ Y tế, Cục An toàn Thực phẩm, hoặc đạt tiêu chuẩn quốc tế như GMP (Thực hành sản xuất tốt), ISO 22000, HACCP,…
Sự phát triển của các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và các website thương mại điện tử chính hãng cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. Nghiên cứu cho thấy, hơn 50% người tiêu dùng ở khu vực thành thị mua hàng thông qua kênh online vì tính tiện lợi, giá cả cạnh tranh, và các chương trình khuyến mãi.
Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng giúp doanh nghiệp nhận biết nhu cầu thực tế của thị trường, phát triển các dòng sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu. Nâng cao uy tín từ các sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng đồng thời tối ưu hóa chiến lược marketing cho sản phẩm. Ngoài ra, điều này cũng giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, tạo sự khác biệt so với đối thủ trong cùng phân khúc.
Qua đó, nghiên cứu hành vi người dùng được xem như là một công cụ hữu ích giúp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, kim chỉ nam giúp tối ưu hóa mọi khía cạnh từ sản xuất, quảng bá đến phân phối, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững và tăng trưởng trong thị trường thực phẩm chức năng.
Giá thành sản phẩm
Giá cả là yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Theo khảo sát, tầm giá thực phẩm chức năng từ 150.000 – 200.000 VND được ưa chuộng nhất nhờ tính phù hợp với ngân sách của đại đa số khách hàng.
Tuy nhiên, phân khúc giá từ 300.000 – 500.000 VND thường hấp dẫn nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên. Nghiên cứu giá thành giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất và đáp ứng đúng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng.
Ví dụ, các sản phẩm có mức giá rẻ thường tập trung vào lợi ích cơ bản, trong khi các sản phẩm ở mức giá cao hơn thường chú trọng vào chất lượng nguyên liệu và thẩm mỹ bên ngoài. Do đó, nghiên cứu giá và xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Thách thức và rủi ro
Bên cạnh những tiềm năng to lớn, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường thực phẩm chức năng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những vấn đề lớn đó là tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Đồng thời, sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nội địa lâu đời và thương hiệu quốc tế nổi tiếng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao chất lượng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm và thu hút khách hàng. Sự thay đổi, cập nhật liên tục trong các quy định pháp lý và các rào cản nhập khẩu nguyên liệu cũng có thể tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Chính vì điều này, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tìm kiếm công ty sản xuất lớn, uy tín để hợp tác gia công thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung. Đây cũng là một lựa chọn mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp khi các nhà máy lớn sẽ có dày dặn kinh nghiệm, kiến thức và nguồn nguyên liệu đảm bảo để gia công sản phẩm.
>>> Xem thêm thông tin: Kinh doanh thực phẩm chức năng: Thị trường, cơ hội, thách thức và điều kiện
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tổng quan một cách chi tiết các kiến thức về thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm đơn vị gia công thực phẩm chức năng chất lượng, uy tín, Mediphar USA là một giải pháp tối ưu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, chúng tôi tự hào sở hữu nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, quy trình sản xuất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Mediphar USA không chỉ cung cấp dịch vụ gia công trọn gói mà còn hỗ trợ đối tác từ khâu nghiên cứu công thức, tư vấn pháp lý cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Với danh mục hơn 150 sản phẩm thuộc nhiều nhóm như sức khỏe tiêu hóa, gan mật, xương khớp, làm đẹp,… Mediphar USA đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Tìm hiểu thêm dịch vụ gia công thực phẩm chức năng tại Mediphar USA: Gia công thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP
Nếu bạn muốn tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, hãy liên hệ với Mediphar USA. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp sản xuất tối ưu, giúp bạn dễ dàng xây dựng thương hiệu và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.