Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao kéo theo việc phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN )tại Việt Nam. Đứng trước xu hướng này, các cá nhân, doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực TPCN cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp để đạt được thành công bền vững.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và gia công thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP, Mediphar USA sẽ phân tích chi tiết các mô hình kinh doanh TPCN đang là xu hướng hiện nay. Đồng thời, cung cấp các thông tin về cơ hội và thách thức trong ngành cũng như các thông tin pháp lý cần thiết để phát triển bền vững.
Top 4+ mô hình kinh doanh TPCN phổ biến hiện nay
Trước khi bắt đầu kinh doanh, việc nghiên cứu và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng, nguồn lực và thế mạnh là điều rất quan trọng, đây là cơ sở để phát triển bền vững trong ngành. Nhờ tiềm năng ngày càng phát triển của ngành TPCN, nhiều người đang dần đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này.
Do đó, bạn cần lựa chọn đúng mô hình kinh doanh TPCN phù hợp với năng lực và nguồn lực của mình để có thể phát triển tốt trong ngành.
Dưới đây là một số mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng phổ biến và đạt hiệu quả nhất mà Mediphar USA tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn từ thị trường:
1. Mô hình phân phối đại lý
Nếu bạn không có quá nhiều nguồn vốn, không muốn đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất và muốn thâm nhập thử vào thị trường thì mô hình phân phối đại lý sẽ là một lựa chọn tối ưu. Mô hình kinh doanh này cho phép doanh nghiệp hoạt động như một nhà phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất chính hoặc từ các công ty lớn.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhập sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất với giá sỉ và bán lại với giá lẻ để thu lợi nhuận.
Ưu điểm:
- Linh hoạt về vốn: Không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất hoặc quy trình sản xuất. Từ đó, bạn có thể đầu tư chi phí cho các hoạt động truyền thông sản phẩm.
- Tiếp cận thị trường nhanh chóng: Sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín đã có vị thế trên thị trường sẽ là một lợi thế lớn cho nhà kinh doanh. Bạn có thể tiếp cận với khách hàng nhanh chóng thông qua mạng lưới các đại lý và đối tác sẵn có.
- Đa dạng sản phẩm phân phối: Một đại lý có thể kinh doanh nhiều dòng sản phẩm TPCN khác nhau, giúp dễ dàng mở rộng đối tượng khách hàng và đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng.
Nhược điểm:
- Cạnh tranh cao: Vì mô hình phân phối đại lý không mang tính độc quyền, nhiều đơn vị khác cũng có thể kinh doanh cùng loại sản phẩm, dẫn đến mức độ cạnh tranh gay gắt.
- Phụ thuộc vào nhà sản xuất: Đại lý không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm, thời gian cung ứng hoặc các chính sách từ nhà sản xuất. Nếu có sự thay đổi về giá hoặc nguồn cung, đại lý có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh mô hình này, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà sản xuất uy tín, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ đại lý hiệu quả. Tại Mediphar USA, chúng tôi cung cấp các sản phẩm chuẩn ISO 22000, hỗ trợ đào tạo bán hàng và có chính sách chiết khấu hấp dẫn giúp đại lý tối ưu hóa doanh thu.
Ngoài ra, tận dụng các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội là một giải pháp quan trọng giúp đại lý tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn mà không cần đầu tư quá nhiều vào kênh bán lẻ truyền thống. Nếu có đủ khả năng, đại lý có thể hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất để trở thành đại lý khu vực, hưởng mức chiết khấu tốt hơn và mở rộng hệ thống phân phối, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

>>> Xem ngay: Nguồn hàng nhập thực phẩm chức năng giá sỉ
2. Mô hình bán lẻ trực tiếp
Đây là mô hình giúp tiếp cận trực tiếp với khách hàng, liên quan đến việc bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại cửa hàng như nhà thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng chuyên doanh TPCN.
Ưu điểm:
- Tăng tính tin cậy: Khi mua sắm tại cửa hàng bán lẻ hoặc nhà thuốc, khách hàng có thể trực tiếp xem xét sản phẩm, đọc kỹ thông tin sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tư vấn chuyên sâu: Khi mua TPCN trực tiếp tại cửa hàng hoặc nhà thuốc, khách hàng sẽ được sự tư vấn chi tiết từ những người có chuyên môn. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng đúng cách, đối tượng phù hợp và những lưu ý khi kết hợp với chế độ ăn uống hoặc thuốc khác.
Nhược điểm:
- Chi phí vận hành cao: Kinh doanh cửa hàng bán lẻ thực phẩm chức năng đòi hỏi bạn phải đầu tư vào mặt bằng, nhân viên và một số trang thiết bị cần thiết. Ngoài ra, các khoản chi khác như điện nước, quản lý kho, quảng bá sản phẩm cũng có thể làm tăng gánh nặng tài chính.
- Phụ thuộc vào vị trí địa lý: Doanh số bán hàng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vị trí đặt cửa hàng, đặc biệt là mức độ thuận tiện và lưu lượng khách hàng. Nếu cửa hàng nằm ở khu vực ít người qua lại hoặc không có nhiều khách hàng tiềm năng, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm đáng kể.
Để kinh doanh TPCN hiệu quả theo mô hình bán lẻ trực tiếp, việc lựa chọn địa điểm phù hợp đóng vai trò quyết định. Bạn cần tiến hành khảo sát thị trường, đánh giá nhu cầu khách hàng tại khu vực đó và lựa chọn mặt bằng tại nơi có mật độ dân cư cao, thuận tiện giao thông.
Ngoài ra, lập kế hoạch thu hút khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi và các hoạt động tiếp thị trực tiếp tại điểm bán sẽ giúp cửa hàng có thêm lượng khách hàng trung thành.
Chọn nhập sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng trong khu vực, ví dụ như nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở khu dân cư có nhiều người lớn tuổi hoặc các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người trẻ tại khu vực có nhiều phòng tập gym và dân văn phòng, cũng là yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa doanh thu.

3. Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng trực tuyến
Với sự bùng nổ của thương mại điện tử và xu hướng mua hàng online của người tiêu dùng đang ngày một phổ biến, mô hình kinh doanh TPCN online đã và đang trở thành xu thế mới trong thời đại công nghệ. Mô hình kinh doanh TPCN online thường sử dụng các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada, Tiki…
Ưu điểm:
- Chi phí thấp: Kinh doanh TPCN online không yêu cầu bạn phải có cửa hàng trực tiếp, điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí so với các cửa hàng truyền thống. Nhờ đó mà các khoản chi khác như nhân sự, trưng bày sản phẩm và vận hành cửa hàng cũng được tối giản.
- Tiếp cận khách hàng rộng rãi: Nhờ vào nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên toàn quốc mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Điều này giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng và tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.
Nhược điểm:
- Cạnh tranh khốc liệt: Vì hiệu quả kinh doanh của mô hình này khá cao nên có nhiều doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia, khiến mức độ cạnh tranh rất cao. Để thu hút khách hàng, người bán cần có chiến lược giá hợp lý, dịch vụ chăm sóc tốt và chương trình quảng bá hấp dẫn.
- Yêu cầu khả năng sử dụng công nghệ: Kinh doanh online đòi hỏi khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số như điện thoại di động, máy tính, hay các phần mềm hỗ trợ bán hàng như quản lý gian hàng, chạy quảng cáo và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Do đó, các nền tảng này thường hạn chế đối với người lớn tuổi và người không thành thạo công nghệ.
- Phí sàn: Mặc dù không tốn phí cơ sở vật chất nhưng bạn cũng cần chi trả một khoản tiền cho các sàn khi đăng bán sản phẩm. Bên cạnh đó, thu hút khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi cũng sẽ tốn một lượng phí nhất định. Vì thế, bạn cũng cần cân nhắc cân đối ngân sách và phí đầu tư vào marketing online.
Khi kinh doanh thực phẩm chức năng trực tuyến, bạn nên nghiên cứu cách chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, đồng thời hiểu rõ các loại phí trên sàn nếu tham gia bán hàng qua Shopee, Lazada, Tiki… Việc lựa chọn mô hình Shop Mall hoặc Official Store trên sàn giúp nâng cao độ tin cậy, tạo niềm tin cho khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu kinh doanh cá nhân, bạn có thể tham gia các nhóm, cộng đồng trên Facebook liên quan đến sức khỏe để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu cá nhân và gia tăng uy tín. Ngoài ra, tạo các nội dung chất lượng như bài viết chia sẻ kiến thức về sức khỏe, video hướng dẫn sử dụng sản phẩm sẽ giúp tăng tương tác và tạo dựng lòng tin với khách hàng lâu dài.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
4. Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Nếu bạn muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, mô hình nhượng quyền sẽ là lựa chọn an toàn và hiệu quả. Hình thức này cho phép bạn kinh doanh dưới thương hiệu đã có danh tiếng, giúp tiết kiệm thời gian xây dựng uy tín trên thị trường.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian xây dựng thương hiệu: Bạn được hưởng lợi từ danh tiếng và độ tin cậy của thương hiệu nhượng quyền, giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ngay từ đầu. Điều này giúp giảm bớt rủi ro khi tự xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn.
- Hỗ trợ từ nhượng quyền: Chủ thương hiệu sẽ cung cấp các chương trình đào tạo, hướng dẫn về quy trình vận hành, marketing và chăm sóc khách hàng. Từ đó, bạn có thể nắm bắt hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao: Để tham gia hệ thống nhượng quyền, bạn cần trả phí nhượng quyền ban đầu và cam kết duy trì các khoản phí vận hành định kỳ. Những chi phí này có thể khá cao, đặc biệt đối với các thương hiệu lớn có hệ thống chuyên nghiệp.
- Hạn chế sáng tạo: Bạn phải tuân theo các quy định và tiêu chuẩn do thương hiệu nhượng quyền đề ra, từ cách bố trí cửa hàng, quy trình bán hàng đến chiến lược quảng cáo. Điều này có thể hạn chế sự linh hoạt và sáng tạo trong việc phát triển doanh nghiệp theo phong cách riêng.
Một trong những chuỗi nhượng quyền tiêu biểu là nhà thuốc Big Family, nhà thuốc An Tâm,… Đây là mô hình nhượng quyền được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhờ hệ thống vận hành chuyên nghiệp, sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và mạng lưới khách hàng rộng.
Khi tham gia mô hình nhượng quyền, bạn cần tìm hiểu kỹ về đơn vị nhượng quyền, xác định mức độ cạnh tranh tại khu vực kinh doanh. Ngoài ra, cần hỏi rõ về các chính sách hỗ trợ từ đơn vị nhượng quyền, bao gồm đào tạo nhân viên, chiến lược marketing, hỗ trợ quảng bá và ưu đãi cho đối tác mới,…
Tiềm năng phát triển của ngành TPCN tại Việt Nam
Bên cạnh việc nghiên cứu mô hình kinh doanh, bạn cũng cập nhật xu hướng của thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam để nắm bắt những thay đổi, cơ hội và thách thức. Thị trường đang đạt những con số tăng trưởng ấn tượng và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Theo Exactitude Consultancy, quy mô thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) toàn cầu dự kiến tăng từ 330,06 tỷ USD (2023) lên 584,25 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng CAGR đạt 8,5%. Tại Việt Nam, Euromonitor đánh giá thị trường TPCN đạt quy mô 2,4 tỷ USD (2022) và dự báo tăng trưởng với CAGR 7% từ 2023 đến 2028.
Nhờ những thay đổi về nhận thức trong chăm sóc sức khỏe sau dịch COVID-19, người dân đã đầu tư nhiều hơn cho việc phòng bệnh. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, ít vận động dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm tự nhiên cũng góp phần tăng cường tiềm năng phát triển cho ngành TPCN tại Việt Nam.

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về tiềm năng kinh doanh TPCN tại Việt Nam, đọc ngay bài viết này: Tiềm năng của thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Thách thức khi kinh doanh thực phẩm chức năng
Mỗi mô hình kinh doanh TPCN đều có những cơ hội lớn để phát triển, nhưng đồng thời cũng đi kèm với nhiều thách thức mà người kinh doanh cần vượt qua. Việc hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường, đồng thời hạn chế các rủi ro và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Một số thách thức lớn mà người kinh doanh cần phải đối mặt khi mới gia nhập vào thị trường TPCN là:
- Cạnh tranh khốc liệt: Do tiềm năng lớn của thị trường, nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước liên tục tham gia vào ngành TPCN. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, buộc doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ và chiến lược marketing để thu hút khách hàng.
- Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung cho sức khỏe. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn sản phẩm một cách chọn lọc và tỉ mỉ, đảm bảo sản phẩm không chỉ đạt tiêu chuẩn mà còn mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
- Rủi ro về vi phạm quy định về quảng cáo: Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng nhiều doanh nghiệp đang lạm dụng quảng cáo quá mức, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng rằng sản phẩm có khả năng điều trị bệnh. Việc này vi phạm quy định của cơ quan quản lý và có thể bị xử phạt nặng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
- Trách nhiệm chất lượng: TPCN là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó khi kinh doanh loại sản phẩm này bạn phải đảm bảo sản phẩm an toàn, không chứa chất cấm, không gây tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu sản phẩm không đạt chất lượng hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khách hàng, doanh nghiệp có thể đối mặt với kiện tụng, thu hồi sản phẩm và mất lòng tin từ thị trường.

Kinh doanh thực phẩm chức năng là một lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ quyết định rất lớn đến khả năng thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để đứng vững trên thị trường, bạn cần tuân thủ các quy định và không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối và sản xuất hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng, Mediphar USA tự hào là một trong những đơn vị tiên phong có nhà máy đạt chuẩn GMP, ISO 22000. Do đó, chúng tôi đảm bảo đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho các đối tác và người tiêu dùng.

Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.