Kinh doanh thực phẩm chức năng: Thị trường, cơ hội, thách thức và điều kiện

Kinh doanh thực phẩm chức năng: Thị trường, cơ hội, thách thức và điều kiện

Để kinh doanh thực phẩm chức năng một cách hợp pháp và an toàn, việc tuân thủ các quy định pháp lý là yêu cầu bắt buộc. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp cơ sở kinh doanh duy trì uy tín và phát triển bền vững.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, Mediphar USA sẽ phân tích cho bạn về thông tin thị trường, cơ hội, thách thức và những điều kiện cần để kinh doanh thực phẩm chức năng.

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ với quy mô ước tính đạt 584,25 tỷ USD vào năm 2030, theo báo cáo của Exactitude Consultants. Tại Việt Nam, ngành TPCN cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng tích cực. Theo Euromonitor, quy mô thị trường TPCN Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 2,4 tỷ USD và dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 7% từ năm 2023 đến năm 2028.

Sự phát triển của nền kinh tế xã hội cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, đã dần làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Khi có càng nhiều người không đủ thời gian ăn uống đủ dưỡng chất và đúng cách, thì TPCN xuất hiện như 1 giải pháp tối ưu giúp bổ sung dinh dưỡng để duy trì lối sống lành mạnh.

Theo Báo cáo của Buzzmetrics năm 2023 cho thấy, hơn 41,3% các cuộc thảo luận liên quan đến TPCN tập trung vào công việc nâng cao sức khỏe cá nhân.

Báo cáo của Buzzmetrics năm 2023 về động lực và rào cản của người dùng TPCN
Báo cáo của Buzzmetrics năm 2023 về động lực và rào cản của người dùng TPCN

Bạn có thể xem đầy đủ thông tin tại bài viết: Tiềm năng của thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức tại thị trường kinh doanh TPCN

Theo khảo sát của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, thực phẩm chức năng được bán tại hầu hết các bệnh viện, nhất là bệnh viện tư, các hiệu thuốc, đại lí phân phối, bán hàng online. Đối tượng sử dụng rộng khắp, kể cả miền quê, xã miền núi, biên giới, hải đảo.

Nếu như đầu năm 2000 thực phẩm chức năng có mặt tại Việt Nam chủ yếu là qua nhập khẩu, thì đến nay, hơn 70% các thực phẩm chức năng được lưu hành trên thị trường hiện nay là do các công ty trong nước sản xuất và cung ứng, còn hơn 20% là thực phẩm chức năng nhập khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất khẩu thực phẩm chức năng ra nước ngoài.

Theo thống kê, năm 2000, VN/ nước ta chỉ có 13 doanh nghiệp, tuy nhiên đến năm 2016 đã có tới 1.872 công ty trong nước sản xuất kinh doanh với 3.447 sản phẩm. Đáng lưu ý, số người tiêu dùng thực phẩm chức năng hiện nay đã chiếm hơn 1/5 dân số.

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, vào năm 2000 số người biết đến TPCN khá thấp, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn. Ước tính khi đó chỉ có khoảng 500.000 người sử dụng (khoảng 0,5% dân số). Đến năm 2017, số người dùng thực phẩm chức năng đã tăng lên 21% dân số, gần 20 triệu người. Theo các chuyên gia ước tính số người sử dụng sẽ tăng lên 20% mỗi năm tới.

Khảo sát của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam
Khảo sát của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

Mặc dù nhu cầu sử dụng TPCN ngày càng tăng, người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản khi lựa chọn sản phẩm. Nổi bật trong số đó là những lo lắng về tính minh bạch của nguồn gốc sản phẩm và hiệu quả thực sự mà TPCN mang lại. Việc xuất hiện của nhiều sản phẩm không xác định được nguồn gốc và thông tin quảng cáo sai lệch khiến người dùng phải thận trọng hơn.

Để vượt qua được các thách thức này, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ ngay từ bước đầu tiên lập kế hoạch về cơ sở kinh doanh, sản phẩm, tiêu chí an toàn, quảng cáo… theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó, khẳng định uy tín chất lượng sản phẩm, củng cố lòng tin khách hàng. Dưới đây là tổng hợp các điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất để doanh nghiệp tham khảo.

Tổng hợp điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất

Điều kiện về ngành nghề

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở có thể lựa chọn giữa việc thành lập doanh nghiệp (công ty) hoặc đăng ký hộ kinh doanh. Trong cả hai trường hợp, cơ sở cần đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng rõ ràng trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về ngành nghề
Điều kiện về ngành nghề

Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã thành lập mà chưa có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng trong giấy phép, cơ sở cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề. Việc bổ sung này phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, sau khi đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ cơ sở kinh doanh và những người trực tiếp tham gia kinh doanh phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Phương thức học:

Việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có thể do tự học, hoặc do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng và cũng có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Nội dung và thời gian:

Nội dung và thời gian học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định sau:

Đối tượng áp dụngThời gian học tập kiến thức
Cơ sở sản xuất,
chế biến thực phẩm công nghiệp
Cơ sở sản xuất,
chế biến thực phẩm thủ công,
thủ công nghiệp
Cơ sở bán thực phẩmCơ sở dịch vụ ăn uốngCơ sở vận chuyển thực phẩm
Nội dung học tập kiến thức

I. Kiến thức cơ bản

1. Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, tiêu dùng….)

4. Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

5. Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

6. Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP)

1 giờ1 giờ

2 giờ

2 giờ

2 giờ

4 giờ

30 phút30 phút

1 giờ

1 giờ

1 giờ

2 giờ

30 phút30 phút

30 phút

1 giờ

30 phút

1 giờ

30 phút30 phút

1 giờ

1 giờ

30 phút

2 giờ

30 phút30 phút

30 phút

1 giờ

30 phút

1 giờ

Tổng số giờ học/khóa tập huấn12 giờ

(2 ngày)

6 giờ

(1 ngày)

4 giờ

(1 ngày)

6 giờ

(1 ngày)

4 giờ

(1 ngày)

II. Kiến thức chuyên ngành được tập huấn, cập nhật lại 01 lần/mỗi năm1 giờ2 giờ1 giờ2 giờ1 giờ

Chi phí huấn luyện:

Dao động khoảng 300.000 đồng – 400.000 đồng. Sau khi hoàn thành, cơ sở sẽ nhận được giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn kiến thức này.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000đồng/lần
  • Lệ phí cấp lại hoặc gia hạn: 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn VSATTP: 30.000 đồng/chứng chỉ

Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,… trong và sau khi xin cấp giấy phép.

Điều kiện về giấy phép

Để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu và có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại tại Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh.
  • Giấy xác nhận sức khỏe đã đủ điều kiện của chủ cơ sở và người trực tiếp, nhân viên kinh doanh thực phẩm chức năng.

Điều kiện về sản phẩm

Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT, trước khi lưu thông trên thị trường, tất cả các sản phẩm thực phẩm chức năng đều phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đây là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.

Các cơ sở kinh doanh cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu và sản xuất trong nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì quá trình công bố sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào việc sản phẩm đó đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa.

  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Điều kiện về sản phẩm khi kinh doanh thực phẩm chức năng
Điều kiện về sản phẩm khi kinh doanh thực phẩm chức năng

Điều kiện về an toàn

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT-BYT, tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng đều phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này xác nhận rằng cơ sở đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, trang thiết bị, quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm theo đúng quy định.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có thời hạn hiệu lực trong 03 năm. Do đó, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy hết hạn thì bạn phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy.

Để được cấp giấy chứng nhận, cơ sở phải nộp hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;
  • Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm;
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm;
  • Bản sao Packing list – Danh mục hàng hóa kèm theo;
  • Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – hóa đơn.
Điều kiện về an toàn
Điều kiện về an toàn

Khi lô hàng hoàn tất quy trình kiểm tra an toàn và đạt tiêu chuẩn, cơ quan chức năng sẽ cấp Thông báo lô hàng đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Với thông báo này trong tay, cơ sở kinh doanh có thể tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán.
  • Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định.
  • Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Tờ khai trị giá.

Điều kiện về quảng cáo

Cuối cùng là điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về quảng cáo, đây là một khía cạnh khá quan trọng, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Xin phép thẩm định nội dung trên poster quảng cáo: Trước khi hiển thị bất kỳ poster (Áp phích) quảng cáo nào, cơ sở kinh doanh cần phải nộp đơn xin phép và chờ sự thẩm định từ cơ quan Y tế. Nội dung quảng cáo cần phải được xem xét và phê duyệt theo quy định.
  • Chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định: Khi quảng cáo đã được phê duyệt và thẩm định, các cơ sở kinh doanh chỉ được phép hiển thị nội dung mà cơ quan Y tế đã thẩm định và chấp nhận. Việc này mang tính trung thực và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Điều kiện về quảng cáo
Điều kiện về quảng cáo

Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2013/TT-BYT; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

>>> Xem chi tiết về: [Tổng hợp] Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất

Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chức năng thành công

Kinh doanh thực phẩm chức năng không chỉ đòi hỏi kiến ​​thức chuyên môn mà còn cần sự chuẩn bị kỹ thuật lưỡng và chiến lược rõ ràng. Dưới đây là một vài lưu ý để kinh doanh thực phẩm chức năng thành công:

  • Tìm hiểu quy trình kinh doanh thực hiện chức năng: Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần hiểu rõ quy trình tổng thể của TPCN ngành, bao gồm các bước từ nghiên cứu thị trường đến sản xuất và tiếp theo thị trường sản phẩm. Đầu tiên hãy phân tích nhu cầu nghiên cứu của người tiêu dùng, xu hướng cạnh tranh và thị trường để xác định sản phẩm phù hợp.
  • Xác định khách hàng mục tiêu: xác định trước đối tượng bạn muốn bán sản phẩm đến, từ đó xây dựng chiến lược thị trường và kênh phân phối.
  • Nguồn hàng và nhà cung cấp: Nguồn hàng chất lượng là yếu tố then chốt trong kinh doanh TPCN. Hãy tìm kiếm các nhà cung cấp có nguồn nguyên liệu rõ ràng và chất lượng tiêu chuẩn đảm bảo. Nếu bạn lựa chọn công ty sản xuất gia công để hợp tác, hãy tìm kiếm những công ty gia công có kinh nghiệm sản xuất và giấy tờ đầy đủ cũng như đáp ứng được khả năng cung ứng.
  • Xác định các quy định pháp lý liên quan đến TPCN, bao gồm ghi nhãn sản phẩm, quy chuẩn an toàn thực phẩm và các yêu cầu luật pháp khác liên quan. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các giải pháp rủi ro và xây dựng hệ thống.
  • Hiện nay với xu hướng mua online ngày càng cao. Khi kinh doanh TPCN bạn có thể suy nghĩ mở rộng theo cả 2 hướng online và offline để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ các mức chi phí sẽ phải bỏ ra, chiến lược quảng cáo do có các phí như phí sàn, phí tham gia các chương trình, Marketing…

Lời kết

Trên đây Mediphar USA đã chia sẻ tiềm năng thị trường cũng những điều kiện để kinh doanh thực phẩm chức năng. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào việc kinh doanh.

Nếu bạn đang tìm nhà máy gia công thực phẩm chức năng hoặc nguồn hàng uy tín, hãy liên hệ ngay đến Mediphar USA. Chúng tôi tự hào là nhà máy gia công và phân phối thực phẩm chức năng uy tín tại Việt Nam. Với 20 năm kinh nghiệm sản xuất và phát triển, chúng tôi luôn cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và hiệu quả.

Mediphar cung cấp cho bạn đa dạng sự lựa chọn với hơn 150 sản phẩm bảo vệ sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, nhà máy gia công Mediphar với hơn 100 thiết bị máy móc hiện đại, đạt chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP – Good manufacturing practice) thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ Y tế cấp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu gia công của mọi doanh nghiệp.

Công ty Mediphar USA hiện đang sản xuất và phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng
Công ty Mediphar USA hiện đang sản xuất và phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng

Thông tin liên hệ:

  • Văn Phòng Đại Diện TPHCM: 93 Đất Thánh, F6, Tân Bình, Tp.HCM
  • Nhà Máy: Xã Đức hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An.
  • Hotline: 0903 893 866
  • medipharusa2018@gmail.com
  • Website: https://medipharusa.com/
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan