Mục lục bài viết
Ngày nay, nhu cầu con người cần quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều, do đó số lượng quầy thuốc ngày càng gia tăng. Một câu hỏi mà rất nhiều người chuẩn bị mở quầy thuốc tây quan tâm đó là học trung cấp dược có được mở hiệu thuốc không và cần phải có quy định hiện hành mở quầy thuốc tại Việt Nam như thế nào. Hãy cùng Mediphar USA với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc và đã hơn 999 nhà phân phối giải đáp câu hỏi này, cũng như cung cấp những thông tin quy định mở quầy thuốc tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay!
Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc – Giám đốc chất lượng nhà máy Mediphar USA
Học trung cấp Dược có được mở hiệu thuốc không?
Hiện nay có rất nhiều người chọn học trung cấp Dược với đào tạo ngắn hạn, yêu cầu không cao và tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thắc mắc học trung cấp dược có được mở hiệu thuốc không và điều kiện để kinh doanh quầy thuốc là gì. Theo nghị định số 54/2017/NĐ-CP của chính phủ về hoạt động bán lẻ thuốc. Theo đó, để mở hiệu thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng đại học Dược sĩ hoặc chứng chỉ hành nghề Dược sĩ. Dược sĩ Trung cấp có thể mở quầy thuốc nhưng hoạt động tại xã, phường và chỉ bán một số loại thuốc được quy định.
Điều kiện để mở quầy thuốc cho bằng trung cấp
Giấy chứng nhận GPP
Để đáp ứng tiêu chuẩn là yêu cầu tối thiểu của một quầy thuốc. GPP là chứng nhận do Sở Y tế cấp cho cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và quy trình nghiệp vụ.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 Luật Dược 2016 quy định về quầy thuốc đạt chuẩn GPP như sau:
- Quầy thuốc phải có diện tích tối thiểu 10m2 theo quy định của Sở Y tế địa phương
- Đặt tại vị trí an toàn, thuận tiện cho việc giao thông, đi lại, cách xa khu vực ô nhiễm và khu vực có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ.
- Xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn, vệ sinh, mỹ quan.
- Trang thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, kinh doanh thuốc theo quy định như: Tủ bảo quản thuốc, tủ lạnh bảo quản thuốc, bảng hiệu, ghế, bàn làm việc,…
- Cần phải có một Dược sĩ có trình độ chuyên môn chuyên môn phù hợp và bắt buộc được cấp chứng chỉ hành nghề
- Có đủ sức khỏe để hành nghề.
- Không thuộc diện mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Không có tiền án, tiền sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội làm tổn hại sức khỏe của người khác.
- Không vi phạm quy định về kinh doanh dược phẩm.
>>> Xem thêm: GPP là gì? Những điều bạn nhất định phải biết để mở nhà thuốc
Người chịu trách nhiệm về chuyên môn ngành Dược
Theo quy định về luật Dược 2016 dược phải phải là người phụ trách chuyên môn và song song đó phải sở hữu ba bằng tốt nghiệp: Trung cấp, cao đẳng, đại học. Và phải bắt buộc tối thiểu 18 tháng đối với những Dược sĩ học trung cấp theo quy định.
Quầy thuốc đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về ngành dược phải thực hiện các quy trình nghiệp vụ GPP theo quy định, bao gồm:
- Mua thuốc
- Bảo quản thuốc
- Bán thuốc
- Thu hồi thuốc
- Ghi chép hồ sơ
- Quản lý chất lượng thuốc
Quy định hiện hành về việc mở hiệu thuốc cho người học trung cấp dược.
Như vậy, học trung cấp dược có được mở hiệu thuốc thì hoàn toàn mở được hiệu thuốc nhưng trong phạm vi pháp luật hiện hành sau đây:
Cơ sở pháp lý
Theo nghị định số 54/2017/NĐ-CP của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh dược (có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2017) bao gồm nhưng quy định chung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng, chứng chỉ hành nghề dược, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc…
Điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn
Điều 13: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
Khoản 1 quy định về các văn bằng chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam và trong đó bao gồm bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược: Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sĩ), bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược và bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành dược.
Điều kiện về kinh nghiệm thực hành nghề
Điều 18: Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
Khoản 2 quy định điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn theo quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này, cùng với 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Ngoài ra, cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Địa điểm: Cố định, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, tách biệt với các hoạt động khác.
Cấu trúc: Chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền dễ vệ sinh, đủ ánh sáng, không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
Diện tích: Tối thiểu 10m², có khu vực trưng bày, bảo quản thuốc, khu vực tiếp xúc thông tin với người mua.
Thủ tục hành chính cần thiết
Theo Luật Dược 2016 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP, bộ hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
- Đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tùy theo quy định pháp luật.
- Hồ sơ gồm đơn đăng ký kinh doanh, giấy tờ tùy thân và bản vẽ mô tả vị trí của quầy thuốc.
- Giấy chứng nhận thực hành tốt tại các nhà thuốc do sở cung cấp.
- Hồ sơ sẽ được kiểm tra và thẩm định, sau đó tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Giấy chứng nhận sẽ được cấp và thông tin cập nhật trên Cổng thông tin điện tử và nhớ để nghị cấp giấy chứng nhận GPP.
Hy vọng bài viết này Mediphar USA đã cung cấp đủ thông tin theo quy định về việc mở quầy thuốc theo quy định của luật Dược 2016 cho các sinh viên. Vậy nên học trung cấp dược có được mở hiệu thuốc không? thì câu trả là hoàn toàn được nhưng mở hiệu thuốc nhé những chỉ trong phạm vi theo quy định của pháp luật. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các nhà thuốc có một sự khởi đầu kinh doanh suôn sẻ.