Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, việc sở hữu chứng nhận quốc tế như ISO giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn này đối với sự phát triển bền vững.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, Mediphar USA sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi liên quan đến iso và và điểm qua top 9 chứng nhận ISO phổ biến hiện nay, giúp bạn nắm bắt được nội dung chính và lợi ích mà các chứng nhận này mang lại.
ISO là gì?
ISO là tên thông dụng của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (tiếng Anh: International Organization for Standardization), chuyên xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau. ISO được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động từ năm 1947.
Đây là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, tức là không thuộc về một quốc gia nào. Hiện nay, ISO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ với hơn 160 nước thành viên. Bạn có thể xem website của ISO tại đây: https://www.iso.org/home.html
Mọi người thường nghĩ ISO là từ viết tắt nhưng trên thực tế không phải như vậy. ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “isos” mang nghĩa là “tương đương”. Bởi lẽ trong tiếng Pháp, tổ chức này còn có tên gọi khác là Organisation Internationale de Normalisation. Vì thế, những người sáng lập ra tổ chức này đã chọn ISO làm dạng viết ngắn gọn chung cho tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO là gì?
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiêu chuẩn ISO là các tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức ISO ban hành nhằm quy định các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong nhiều lĩnh vực, giúp tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Các tiêu chuẩn này được áp dụng trong các ngành công nghiệp, thương mại và công nghệ để đảm bảo sự đồng nhất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên toàn thế giới. Các tiêu chuẩn này có dạng mã số như “ISO nnnnn: yyyy”, trong đó “nnnnn” là số tiêu chuẩn và “yyyy” là năm công bố. Ví dụ như 9001:2015.
Ngoài ra, ISO cũng phát hành các tài liệu như Báo cáo kỹ thuật, Chi tiết kỹ thuật và Hướng dẫn sử dụng.
Top 9 chứng nhận ISO phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng. Tiêu chuẩn ISO 9000 này nêu ra các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lượng và đưa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng.
Tuy nhiên, chứng nhận ISO 9000 không sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng, cũng không xác định các yêu cầu mà tổ chức phải đáp ứng để đạt chứng nhận.
Các phiên bản
Tiêu chuẩn ISO 9000 có nhiều phiên bản từ khi ra đời, bao gồm:
- ISO 9000:1987 – Phiên bản đầu tiên.
- ISO 9000:2000 – Tập trung vào cải tiến hiệu suất và phù hợp với các tiêu chuẩn khác.
- ISO 9000:2005 – Điều chỉnh thuật ngữ và định nghĩa.
- ISO 9000:2015 – Phiên bản hiện tại, áp dụng cấu trúc HLS, dễ tích hợp với các hệ thống quản lý khác.Tiêu chuẩn ISO 9000
Những nội dung chính của ISO 9000
ISO 9000 là bản đồ dẫn đường cho toàn bộ chuỗi. ISO 9004 giúp xây dựng một hệ thống chất lượng có thể phù hợp với một tình huống cụ thể. Nó cung cấp các hướng dẫn để giải thích các yếu tố được yêu cầu trong ISO 9001, ISO 9002 hoặc ISO 9003. Nội dung tiêu chuẩn iso 9000 gồm:
- Phạm vi áp dụng
- Các khái niệm cơ bản và nguyên tắc quản lý chất lượng, Các nguyên tắc quản lý chất lượng, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sử dụng các khái niệm và nguyên tắc cơ bản
- Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến: Con người, tổ chức, hoạt động, quá trình, hệ thống, yêu cầu, kết quả, dữ liệu, thông tin và tài liệu, khách hàng, đặc tính, hành động và đánh giá.
Lợi ích của ISO 9000
- Cải thiện hiệu quả quy trình: Giúp các tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng ổn định, từ đó tăng cường sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng.
- Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm: Tạo ra một hệ thống quy trình rõ ràng, dễ kiểm soát và theo dõi.
- Đạt được sự công nhận quốc tế: ISO 9000 là một chứng nhận quốc tế được công nhận, giúp tổ chức mở rộng cơ hội hợp tác và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, dựa trên phương pháp luận lập kế hoạch- thực hiện – kiểm tra – hành động và cung cấp phương pháp tiếp cận theo quy trình để lập tài liệu và xem xét cấu trúc, trách nhiệm và quy trình cần thiết để đạt được quản lý chất lượng hiệu quả trong một tổ chức.
Các phiên bản
Từ khi được ban hành đến nay, ISO 9001 đã trải qua 5 phiên bản khác nhau, cụ thể như:
- Phiên bản ISO 9001:1994
- Phiên bản ISO 9001:2000
- Phiên bản ISO 9001:2008
- Phiên bản ISO 9001:2015 đây là phiên bản hiện hành mới nhất.
Những nội dung chính của ISO 9001:2015
- Yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS), bao gồm thông tin được ghi chép, lập kế hoạch và xác định tương tác quy trình
- Trách nhiệm của ban quản lý
- Quản lý nguồn lực, bao gồm nguồn nhân lực và môi trường làm việc của tổ chức
- Thực hiện sản phẩm, bao gồm các bước từ thiết kế đến giao hàng
- Đo lường, phân tích và cải tiến QMS thông qua các hoạt động như kiểm toán nội bộ và hành động khắc phục và phòng ngừa
Lợi ích của ISO 9001
- Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ: ISO 9001 giúp tổ chức duy trì sự nhất quán trong chất lượng sản phẩm/dịch vụ, từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng trưởng kinh doanh: Các tổ chức đạt chứng nhận ISO 9001 có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn nhờ vào uy tín và sự tin cậy cao từ chứng nhận quốc tế.
- Cải tiến quy trình: Việc áp dụng các quy trình chuẩn hóa giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tăng năng suất.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng: ISO 9001 tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp tổ chức đáp ứng yêu cầu của họ một cách tốt nhất.
- Tuân thủ quy định pháp lý: ISO 9001 giúp tổ chức tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định của ngành trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
- Cải tiến liên tục: Tiêu chuẩn này thúc đẩy tổ chức theo đuổi sự cải tiến không ngừng, giúp tăng trưởng bền vững và phát triển lâu dài.
Tiêu chuẩn ISO 13845
ISO 13485 là tiêu chuẩn với các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dụng cụ y tế. Nếu đơn vị đó đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật hiện này thì mới được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 13485.
Các phiên bản
ISO 13485 đã trải qua một số phiên bản cập nhật kể từ khi được ban hành lần đầu tiên, nhằm cải thiện và làm rõ các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong ngành thiết bị y tế. Các phiên bản chính của tiêu chuẩn ISO 13485 bao gồm:
- ISO 13485:1996 – Phiên bản đầu tiên, cung cấp khung quản lý chất lượng cơ bản.
- ISO 13485:2003 – Cải thiện quy trình quản lý chất lượng và kiểm soát tài liệu.
- ISO 13485:2016 – Cập nhật yêu cầu về quản lý rủi ro, tuân thủ pháp lý, và theo dõi sản phẩm sau khi bán.
Nội dung chính của ISO 13485
- Quản lý chất lượng: Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.
- Đánh giá rủi ro: Đảm bảo an toàn và hiệu quả qua việc đánh giá rủi ro trong thiết kế và sản xuất.
- Sản xuất và kiểm soát: Kiểm soát quy trình sản xuất, bảo trì thiết bị và cơ sở vật chất.
- Tuân thủ pháp lý: Đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quy định quốc gia và quốc tế.
- Phản hồi sau bán hàng: Theo dõi và cải tiến sản phẩm sau khi bán.
Lợi ích của ISO 13485
- Đảm bảo chất lượng và an toàn: ISO 13485 giúp các tổ chức đảm bảo rằng thiết bị y tế của họ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn, từ đó bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Việc áp dụng ISO 13485 giúp các tổ chức dễ dàng tuân thủ các quy định pháp lý quốc gia và quốc tế trong ngành thiết bị y tế.
- Cải tiến quy trình và hiệu quả: Tiêu chuẩn này giúp tổ chức cải thiện quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.
- Tăng cường uy tín và sự tin tưởng: Việc chứng nhận ISO 13485 giúp tổ chức xây dựng uy tín và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý.
- Cơ hội mở rộng thị trường: ISO 13485 là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức muốn xuất khẩu thiết bị y tế sang nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế như Châu Âu và Mỹ.
Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS), được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển để giúp các tổ chức giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong các hoạt động của mình, đồng thời tuân thủ các quy định môi trường và cải tiến hiệu quả môi trường liên tục.
Tiêu chuẩn này nhằm mục đích giúp các tổ chức giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy định môi trường và cải thiện hiệu suất môi trường thông qua các quy trình, hoạt động và quyết định quản lý có trách nhiệm.
Các phiên bản của ISO 14001
ISO 14001 đã trải qua một số phiên bản cập nhật, với các cải tiến để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao:
- ISO 14001:1996 – Đưa ra yêu cầu cơ bản về việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường trong các tổ chức.
- ISO 14001:2004 – Cập nhật các yêu cầu và mở rộng phạm vi về trách nhiệm của tổ chức đối với môi trường.
- ISO 14001:2015 – Phiên bản hiện tại giúp đồng bộ với các tiêu chuẩn ISO khác (như ISO 9001).
Nội dung chính của ISO 14001
- Lãnh đạo và cam kết: Lãnh đạo tổ chức phải có cam kết và cung cấp sự hỗ trợ cho hệ thống quản lý môi trường.
- Lập kế hoạch: Xác định các vấn đề môi trường quan trọng, thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, lập kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu này.
- Triển khai và vận hành: Tổ chức phải triển khai các quy trình, thực hiện các kế hoạch và đảm bảo các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
- Kiểm tra và đánh giá: Cần có các biện pháp kiểm soát, đánh giá và theo dõi để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường hoạt động hiệu quả.
- Cải tiến liên tục: Cải tiến các hoạt động và quy trình trong hệ thống quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Lợi ích của ISO 14001
- Giảm thiểu tác động đến môi trường giảm thiểu lượng chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên và khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Tuân thủ pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường, tránh các hình phạt từ cơ quan chức năng.
- Cải tiến hiệu suất môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và đạt được mục tiêu môi trường, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tăng cường hình ảnh và uy tín: Các tổ chức có chứng nhận ISO 14001 thường được khách hàng, đối tác và cộng đồng đánh giá cao vì cam kết bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm chi phí: Việc giảm thiểu lãng phí tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và tối ưu hóa quy trình có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí cho tổ chức.
- Cơ hội kinh doanh và xuất khẩu: ISO 14001 giúp tổ chức mở rộng cơ hội hợp tác và gia nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi chứng nhận về môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định pháp lý. Việc áp dụng ISO 22000 giúp tăng cường uy tín tổ chức, giảm thiểu rủi ro và mở rộng cơ hội xuất khẩu, đồng thời bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Các phiên bản
- ISO 22000:2005 – Phiên bản đầu tiên yêu cầu các tổ chức xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, với mục tiêu giảm thiểu các mối nguy và tăng cường chất lượng sản phẩm thực phẩm.
- ISO 22000:2018 – Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 22000, có cấu trúc cải tiến và tích hợp các yếu tố như quản lý rủi ro, quản lý nguồn lực giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng khác.
Nội dung chính của ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu riêng đối với quá trình sản xuất thực phẩm, bao gồm:
- Lãnh đạo và cam kết
- Lập kế hoạch an toàn thực phẩm: Xác định các mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm và thiết lập các quy trình kiểm soát các mối nguy này trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm.
- Quản lý rủi ro và mối nguy: Xây dựng và thực hiện các biện pháp để kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Quy trình và giám sát: Các tổ chức cần thiết lập các quy trình giám sát để kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, ví dụ như các yếu tố vệ sinh, bảo quản, hoặc xử lý thực phẩm không đúng cách.
- Cải tiến và đào tạo: ISO 22000 yêu cầu các tổ chức duy trì các chương trình đào tạo nhân viên về an toàn thực phẩm và liên tục cải tiến quy trình để giảm thiểu nguy cơ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giám sát và đánh giá hiệu quả để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát mối nguy được thực hiện đúng và đạt được kết quả mong muốn.
- Đánh giá tính phù hợp: Việc thực hiện các đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài giúp tổ chức nhận diện các lỗ hổng trong hệ thống và cải thiện nó.
Lợi ích của ISO 22000
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: ISO 22000 giúp tổ chức kiểm soát và giảm thiểu các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm, từ đó đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Tăng cường uy tín và niềm tin từ khách hàng: Các tổ chức có chứng nhận ISO 22000 sẽ được khách hàng, đối tác và người tiêu dùng đánh giá cao hơn vì cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Giúp cải tiến quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng thực phẩm và giảm thiểu lỗi sản phẩm.
- Tuân thủ các quy định pháp lý: Giúp các tổ chức tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của chính phủ và các cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia và quốc tế.
- Tăng cường khả năng xuất khẩu: Các doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong việc xuất khẩu thực phẩm ra các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao như EU, Mỹ, Nhật Bản.
- Quản lý rủi ro hiệu quả: ISO 22000 cung cấp một khuôn khổ để nhận diện, đánh giá và kiểm soát các rủi ro trong suốt quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management System – OHSMS). Tiêu chuẩn này được phát triển để giúp các tổ chức cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe của người lao động, và đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý về an toàn lao động.
Mục tiêu chính của ISO 45001 là tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách giảm thiểu nguy cơ và tai nạn nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua việc cải tiến liên tục các biện pháp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Các phiên bản
ISO 45001 hiện tại chỉ có một phiên bản chính thức: ISO 45001:2018.
Nội dung chính của ISO 45001
- Cam kết lãnh đạo và sự tham gia của người lao động: Lãnh đạo phải xác định mục tiêu rõ ràng và cung cấp tài nguyên để triển khai hệ thống quản lý hiệu quả.
- Đánh giá rủi ro và cơ hội: Tiêu chuẩn yêu cầu các tổ chức phải xác định các nguy cơ và cơ hội liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Việc đánh giá này giúp tổ chức phát triển các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa thích hợp.
- Chính sách và mục tiêu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Tổ chức cần thiết lập chính sách và mục tiêu rõ ràng về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đảm bảo các mục tiêu này phù hợp với ngữ cảnh và nhu cầu của tổ chức.
- Quy trình quản lý và kiểm soát nguy cơ: Các quy trình quản lý nguy cơ phải được thiết lập để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động trong mọi tình huống.
- Đào tạo và năng lực: Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức cung cấp các chương trình đào tạo liên tục để nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho nhân viên và tạo ra một lực lượng lao động có năng lực trong việc áp dụng các biện pháp an toàn.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Các tổ chức cần thiết lập các quy trình theo dõi và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn lao động, bao gồm việc kiểm tra các chỉ số an toàn, số liệu tai nạn lao động và các sự cố liên quan đến sức khỏe.
- Cải tiến liên tục: Khuyến khích tổ chức luôn tìm cách cải thiện hệ thống quản lý an toàn lao động thông qua các hành động khắc phục và phòng ngừa.
Lợi ích của ISO 45001
- Giảm thiểu tai nạn lao động: Giúp doanh nghiệp xác định và kiểm soát các rủi ro liên quan đến an toàn lao động, từ đó giảm thiểu tai nạn và bệnh tật nghề nghiệp cho người lao động.
- Tăng cường sự tuân thủ pháp lý: Giúp tổ chức tuân thủ các quy định, luật lệ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của chính phủ, giảm thiểu nguy cơ bị xử phạt do vi phạm các quy định này.
- Cải thiện hiệu quả và năng suất lao động
- Tăng cường hình ảnh và uy tín
- Giảm chi phí bảo hiểm do giảm thiểu các tai nạn lao động và các khoản bồi thường liên quan.
- Cải thiện năng lực cạnh tranh
Tiêu chuẩn ISO 20000
ISO 20000 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (ITSM – IT Service Management). Tiêu chuẩn này được thiết kế để giúp các tổ chức quản lý và cung cấp các dịch vụ CNTT chất lượng cao, đồng thời cải thiện hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng. ISO 20000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý dịch vụ, từ việc lập kế hoạch, triển khai đến cải tiến các dịch vụ CNTT.
Các phiên bản
- ISO 20000-1:2005 – Phiên bản đầu tiên, phát hành năm 2005.
- ISO 20000-1:2011 – Cập nhật vào năm 2011, bổ sung yêu cầu về cải tiến liên tục.
- ISO 20000-1:2018 – Phiên bản hiện tại, phát hành năm 2018, theo cấu trúc cấp cao (HLS), dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác.
Nội dung chính của ISO 20000
- Quản lý dịch vụ: ISO 20000 xác định các yêu cầu để tổ chức có thể cung cấp dịch vụ CNTT hiệu quả, với chất lượng ổn định.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ: Tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các dịch vụ CNTT đáp ứng yêu cầu của khách hàng, với các chỉ tiêu rõ ràng về chất lượng, hiệu suất và chi phí.
- Cải tiến liên tục: ISO 20000 yêu cầu tổ chức thực hiện các biện pháp cải tiến quy trình dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
Lợi ích của ISO 20000
- Cải thiện chất lượng dịch vụ CNTT và sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng cường hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ CNTT.
- Cải thiện sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức.
- Xây dựng uy tín và khả năng cạnh tranh, đặc biệt khi tham gia đấu thầu hoặc hợp tác với đối tác yêu cầu chứng nhận ISO 20000.
- Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, giúp tổ chức đạt được sự công nhận toàn cầu về chất lượng dịch vụ.
Tiêu chuẩn ISO 27000
ISO 27000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an ninh thông tin, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu để giúp các tổ chức bảo vệ tài sản thông tin của mình khỏi các mối đe dọa, đồng thời đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của dữ liệu.
Các phiên bản
- ISO 27000:2005 – Phiên bản đầu tiên, phát hành năm 2005. Cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về an toàn thông tin.
- ISO 27000:2018 – Phiên bản cập nhật, phát hành năm 2018, với mục tiêu làm rõ và mở rộng các khái niệm liên quan đến quản lý an toàn thông tin, bao gồm các yêu cầu về bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư và đánh giá rủi ro trong các tổ chức.
Nội dung chính của ISO 27000
- Thuật ngữ và định nghĩa: Cung cấp các khái niệm quan trọng về an toàn thông tin, như “bảo mật thông tin”, “rủi ro”, “mối đe dọa”, và “biện pháp bảo mật”.
- Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS): Định nghĩa và mô tả các yếu tố cốt lõi để xây dựng ISMS.
- Khung pháp lý và quy trình: Giới thiệu các quy trình bảo mật thông tin và quản lý rủi ro.
- Cung cấp nền tảng cho các tiêu chuẩn khác: Là cơ sở cho các tiêu chuẩn như ISO/IEC 27001 và ISO/IEC 27002.
Lợi ích của ISO 27000
- Bảo vệ thông tin quan trọng: Giúp các tổ chức bảo vệ thông tin quan trọng của mình, bao gồm dữ liệu khách hàng, thông tin tài chính và dữ liệu nhạy cảm.
- Tuân thủ pháp lý: Đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin trong các ngành công nghiệp và khu vực pháp lý khác nhau.
- Tăng cường uy tín: Tổ chức có chứng nhận ISO 27001 (hoặc các tiêu chuẩn liên quan) được coi là đáng tin cậy trong việc bảo vệ thông tin.
- Cải thiện quản lý rủi ro: Giảm thiểu rủi ro từ các mối đe dọa an ninh mạng và đảm bảo an toàn thông tin trong mọi tình huống.
Tiêu chuẩn ISO 17025
ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế về yêu cầu đối với năng lực của các phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn, nhằm đảm bảo rằng các phòng thí nghiệm có khả năng thực hiện thử nghiệm và hiệu chuẩn với độ chính xác cao. Đây là tiêu chuẩn quan trọng trong việc công nhận phòng thí nghiệm, giúp đảm bảo chất lượng và sự tin cậy của kết quả thử nghiệm.
Các phiên bản
- ISO/IEC 17025:1999 – Phiên bản đầu tiên, phát hành năm 1999, quy định yêu cầu về năng lực và chất lượng cho phòng thí nghiệm.
- ISO/IEC 17025:2005 – Phiên bản cập nhật, phát hành năm 2005, nhấn mạnh vào quản lý chất lượng và cải tiến liên tục.
- ISO/IEC 17025:2017 – Phiên bản hiện tại, phát hành năm 2017, áp dụng cấu trúc cấp cao (HLS), yêu cầu quản lý rủi ro và tương thích với các tiêu chuẩn khác.
Nội dung chính của ISO 17025
- Quản lý chất lượng: Các phòng thí nghiệm cần phải có một hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng, giúp đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác trong tất cả các thử nghiệm và hiệu chuẩn.
- Năng lực kỹ thuật: Phòng thí nghiệm phải có nhân viên đủ năng lực, thiết bị phù hợp và quy trình thử nghiệm chính xác để cung cấp kết quả đáng tin cậy.
- Công tác quản lý tài liệu: Phòng thí nghiệm cần có hệ thống tài liệu đầy đủ, bao gồm phương pháp thử nghiệm, quy trình vận hành, và các báo cáo kết quả thử nghiệm.
- Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả: Các thử nghiệm phải được thực hiện trong môi trường kiểm soát và có các biện pháp kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả.
- Cải tiến liên tục: Phòng thí nghiệm cần phải liên tục đánh giá và cải tiến các quy trình và phương pháp thử nghiệm để duy trì chất lượng.
Lợi ích của ISO 17025
- Đảm bảo kết quả chính xác: ISO 17025 giúp phòng thí nghiệm đảm bảo kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn chính xác và tin cậy.
- Tăng cường niềm tin của khách hàng: Chứng nhận ISO 17025 giúp các phòng thí nghiệm xây dựng uy tín và tăng cường niềm tin từ khách hàng và đối tác.
- Phù hợp với yêu cầu quốc tế: ISO 17025 giúp các phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quốc tế về chất lượng và năng lực kỹ thuật.
- Cải tiến quy trình: Việc tuân thủ tiêu chuẩn giúp phòng thí nghiệm cải tiến quy trình thử nghiệm và hiệu chuẩn, từ đó tăng hiệu quả và giảm thiểu sai sót.
Ngoài các tiêu chuẩn phổ biến này, ISO còn có nhiều tiêu chuẩn khác như ISO 50000 – Hệ thống quản lý năng lượng, ISO 31000 – Quản lý rủi ro, ISO 37001 – Quản lý phòng chống hối lộ, ISO 19011 – Hướng dẫn về kiểm toán hệ thống quản lý, ISO 45000 – Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp…
Một doanh nghiệp cần sở hữu bao nhiêu chứng nhận ISO?
Thông thường, một công ty hoặc nhà máy sẽ không đạt hết tất cả các chứng nhận ISO mà chỉ lựa chọn các tiêu chuẩn ISO phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Việc áp dụng các chứng nhận ISO phụ thuộc vào ngành nghề, mục tiêu, quy mô và các yếu tố chiến lược của doanh nghiệp.
Mỗi ngành sẽ có các tiêu chuẩn ISO khác nhau. Trên thực tế, các công ty thường lựa chọn các tiêu chuẩn quan trọng nhất cho họ trước. Ví dụ, một nhà máy sản xuất có thể bắt đầu với ISO 9001 và ISO 14001, vì đây là những chứng nhận cơ bản và có tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tuân thủ quy định pháp lý.
Sau đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư thêm các chứng nhận khác phù hợp với mục đích kinh doanh. Chẳng hạn, công ty sản xuất thực phẩm sẽ cần chứng nhận ISO 22000 (an toàn thực phẩm), công ty cung cấp dịch vụ phần mềm có thể cần ISO 27001 (quản lý an toàn thông tin),…
Lời kết
Tiêu chuẩn ISO là tiền đề đặt ra cho hầu hết các doanh nghiệp muốn duy trì sự phát triển và nâng cao năng lực nội bộ. Chính vì thế để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Mediphar USA cũng không ngừng cải tiến và cập nhật các tiêu chuẩn mới, bằng chứng là chúng tôi đã được cấp các chứng nhận như ISO 22000:2018, ISO 9001: 2015 và ISO 13485:2016 trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và gia công thực phẩm chức năng.
Giấy chứng nhận ISO 9001: 2015
Giấy chứng nhận ISO 22000:2018
Giấy chứng nhận ISO 13485:2016
Những chứng nhận này không chỉ khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng cao mà còn đảm bảo quy trình quản lý, sản xuất, và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, hiệu quả và bền vững. (Xem thêm về hồ sơ pháp lý của Mediphar USA)
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi iso là gì và những tiêu chuẩn phổ biến ở nước ta hiện nay. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0903 893 866 để được giải đáp.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.