Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng bạn có biết rằng có đến 14 các bệnh lý về mắt có thể âm thầm “đánh cắp” thị lực của bạn? Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), năm 2015, ước tính có 253 triệu người bị suy giảm thị lực trên toàn thế giới.
Trong số đó, 36 triệu người bị mù và 217 triệu người khác bị suy giảm thị lực. Bài viết này của Mediphar USA sẽ cung cấp thông tin chi tiết về top 14 bệnh về mắt thường gặp, các dấu hiệu nhận biết sớm và phương pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bạn bảo vệ đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày.
Các bệnh về mắt liên quan tới tật khúc xạ
Tật khúc xạ là một nhóm các vấn đề về thị lực, xảy ra khi hình ảnh không được hội tụ chính xác lên võng mạc, dẫn đến mờ mắt. Các loại tật khúc xạ phổ biến bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực trên toàn cầu, nhưng có thể được điều chỉnh dễ dàng bằng kính thuốc, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

1. Cận thị
Cận thị (Myopia) là một tật khúc xạ phổ biến khiến mắt không thể nhìn rõ các vật ở xa. Nguyên nhân chính là do nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong, khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì đứng trên võng mạc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cận thị đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu và ước tính đến năm 2050, gần 50% dân số thế giới sẽ mắc tật khúc xạ này.
Nguyên nhân gây cận thị:
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị cận thị, con cái có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều mà không nghỉ ngơi hợp lý.
- Thiếu ánh sáng tự nhiên: Trẻ em ít tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời có nguy cơ cận thị cao hơn.
Triệu chứng của cận thị:
- Nhìn xa bị mờ, phải nheo mắt để nhìn rõ.
- Đau đầu, mỏi mắt khi làm việc hoặc học tập trong thời gian dài.
- Hay dụi mắt, chảy nước mắt do căng thẳng mắt.

>>> Tìm hiểu thêm về cận thị
2. Loạn thị
Loạn thị (Astigmatism) là một tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng bất thường, khiến ánh sáng không hội tụ đồng đều lên võng mạc. Điều này dẫn đến hiện tượng nhìn mờ ở cả khoảng cách gần và xa.
Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (National Eye Institute – NEI), loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số thế giới
Nguyên nhân gây loạn thị:
- Do cấu trúc giác mạc không đều: Thay vì có độ cong tròn đều như quả bóng, giác mạc của người loạn thị có độ cong không đồng nhất, giống như mặt của một quả bóng bầu dục.
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ bị loạn thị, con cái có nguy cơ mắc cao hơn.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt: Những tác động này có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc, gây loạn thị.
Triệu chứng của loạn thị:
- Nhìn mờ hoặc méo hình ở mọi khoảng cách.
- Nhức đầu, mỏi mắt khi đọc sách hoặc nhìn màn hình trong thời gian dài.
- Nhìn đôi hoặc chói sáng khi nhìn đèn vào ban đêm.

3. Viễn thị
Viễn thị (Hyperopia) là một tật khúc xạ khiến mắt nhìn rõ các vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn gần. Nguyên nhân chính là do nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc có độ cong quá ít, khiến ánh sáng hội tụ sau võng mạc thay vì đúng trên võng mạc.
Theo Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (American Academy of Ophthalmology – AAO), viễn thị có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, với khoảng 5-10% dân số mắc tật khúc xạ này.
Nguyên nhân gây viễn thị:
- Di truyền: Nếu cha mẹ bị viễn thị, con cái có nguy cơ cao mắc phải.
- Cấu trúc mắt bất thường: Nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá phẳng khiến ánh sáng không hội tụ đúng vị trí.
- Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tác tăng, thể thủy tinh mất dần độ đàn hồi, gây viễn thị tuổi già (presbyopia), thường xuất hiện sau 40 tuổi. [4]
Triệu chứng của viễn thị:
- Nhìn xa rõ nhưng gặp khó khăn khi đọc sách, sử dụng điện thoại hoặc làm việc gần.
- Nhức đầu, mỏi mắt sau khi đọc sách hoặc làm việc trong thời gian dài.
- Dụi mắt thường xuyên do căng thẳng mắt.
Cận thị, loạn thị và viễn thị tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều bất tiện nếu không kiểm soát tốt. Việc bảo vệ mắt ngay từ bây giờ là chìa khóa để duy trì thị lực khỏe mạnh trong tương lai.

Các bệnh liên quan đến giác mạc và kết mạc
4. Viêm giác mạc
Viêm giác mạc (Keratitis) xảy ra khi giác mạc bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Triệu chứng bao gồm đau mắt, đỏ, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực.

Nguyên nhân phổ biến:
- Viêm giác mạc do virus: Do virus herpes simplex (Herpes Simplex Keratitis).
- Viêm giác mạc do vi khuẩn: Thường do Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).
- Viêm giác mạc do nấm: Có thể do nấm Fusarium và nấm Aspergillus gây ra
Điều trị:
Dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm tùy theo nguyên nhân.
5. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc (Conjunctivitis) hay còn gọi là “đau mắt đỏ”, xảy ra khi kết mạc bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng.
Nguyên nhân:
- Viêm kết mạc do virus: Thường do Adenovirus gây ra, rất dễ lây lan (CDC, 2023).
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: Vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).
- Viêm kết mạc dị ứng: Do bụi, phấn hoa, lông động vật.
Điều trị:
Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng virus tùy theo nguyên nhân. Giữ vệ sinh mắt, tránh dụi mắt để hạn chế lây nhiễm.
Sự khác biệt giữa viêm giác mạc và viêm kết mạc
Viêm giác mạc và viêm kết mạc đều là các bệnh lý về mắt phổ biến, nhưng chúng khác nhau về vị trí ảnh hưởng, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng.
Vị trí ảnh hưởng:
- Viêm kết mạc: Là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của kết mạc, màng mỏng và trong suốt bao phủ lòng trắng của mắt và mặt trong của mí mắt.
- Viêm giác mạc: Là tình trạng viêm của giác mạc, lớp mô trong suốt nằm ở phía trước mắt, đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung ánh sáng vào võng mạc.
Triệu chứng:
- Viêm kết mạc: Gồm đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm như có dị vật trong mắt. Thị lực thường không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Viêm giác mạc: Gây đau mắt dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt và cảm giác có vật lạ trong mắt. Thị lực có thể bị suy giảm đáng kể nếu không được điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm tình trạng bị mờ 1 bên mắt trái
Mức độ nghiêm trọng:
- Viêm kết mạc: Thường lành tính và ít gây biến chứng nghiêm trọng.
- Viêm giác mạc: Có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sẹo giác mạc và mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Việc phân biệt chính xác giữa viêm kết mạc và viêm giác mạc là quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe thị lực.

6. Loét giác mạc
Loét giác mạc (Corneal Ulcer) là tình trạng giác mạc bị tổn thương sâu, gây đau rát, chảy nước mắt, đỏ mắt và giảm thị lực nghiêm trọng.
Nguyên nhân phổ biến:
Nhiễm khuẩn do kính áp tròng bẩn hoặc chấn thương mắt không được điều trị. Ngoài ra, còn do nhiễm virus herpes simplex
Điều trị:
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng virus hoặc ghép giác mạc nếu tổn thương quá nghiêm trọng.
7. Hội chứng khô mắt
Khô mắt (Dry Eye Syndrome) xảy ra khi tuyến lệ không sản xuất đủ nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh.
- Nguyên nhân: Tuổi tác, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh, sử dụng máy tính lâu dài. Một số bệnh lý tự miễn như hội chứng Sjögren.
- Điều trị: Sử dụng nước mắt nhân tạo, dùng thuốc điều hòa miễn dịch như Cyclosporine nếu bệnh nặng.

Các bệnh về võng mạc và thần kinh thị giác
Võng mạc và thần kinh thị giác đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải hình ảnh từ mắt đến não. Khi hai bộ phận này bị tổn thương, thị lực có thể bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những bệnh phổ biến liên quan đến võng mạc và thần kinh thị giác.
8. Bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường (Diabetic Retinopathy): Đây là một biến chứng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Xuất hiện với các triệu chứng: nhìn mờ, xuất hiện đốm đen hoặc mất thị lực đột ngột. Bệnh lý diễn biến theo hai giai đoạn.
- Giai đoạn không tăng sinh: Mạch máu bị tổn thương nhẹ, có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
- Giai đoạn tăng sinh: Xuất hiện các mạch máu bất thường có nguy cơ gây xuất huyết và bong võng mạc.
Cách điều trị:
- Kiểm soát đường huyết và huyết áp.
- Laser quang đông để ngăn ngừa xuất huyết võng mạc.
- Tiêm thuốc chống VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) để giảm sự phát triển mạch máu bất thường.
9. Bệnh thoái hóa hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm (Age-related Macular Degeneration – AMD) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương hoàng điểm, phần trung tâm của võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực trung tâm. AMD thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục ở những người trên 50 tuổi.
Dạng bệnh:
- AMD thể khô: Chiếm 80-90% trường hợp, gây mất thị lực dần dần do sự thoái hóa tế bào võng mạc. Một đặc điểm chính của bệnh là sự tích tụ drusen – các cặn lắng màu vàng dưới võng mạc, làm suy giảm chức năng của các tế bào thị giác.
- AMD thể ướt: Xuất hiện mạch máu bất thường dưới hoàng điểm, gây xuất huyết và làm mất thị lực nhanh chóng.

Triệu chứng: giảm thị lực trung tâm của một hoặc hai bên mắt, xuất hiện điểm mù (scotoma). Cảm nhận màu sắc nhạt nhòa hơn bình thường, giảm độ đậm hoặc độ sáng. Khó đọc sách hoặc nhận diện khuôn mặt.
Các yếu tố nguy cơ của AMD bao gồm: tuổi tác cao, hút thuốc lá, di truyền, huyết áp cao và chế độ ăn thiếu chất chống oxy hóa. Để phòng ngừa, nên:
- Bổ sung thực phẩm giàu lutein, zeaxanthin, omega-3.
- Tránh hút thuốc và duy trì huyết áp ổn định.
- Kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm.
10. Bệnh bong võng mạc
Bong võng mạc (Retinal Detachment) xảy ra khi võng mạc bị tách khỏi lớp màng nuôi dưỡng, gây mất thị lực đột ngột nếu không được điều trị kịp thời.
- Triệu chứng: nhìn thấy tia chớp sáng hoặc “ruồi bay” trong tầm nhìn, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
- Nguyên nhân: chấn thương mắt, thoái hóa võng mạc, cận thị nặng.
- Điều trị: phẫu thuật laser hoặc phẫu thuật đặt vòng củng mạc để cố định võng mạc về vị trí ban đầu.

11. Viêm thần kinh thị giác
Viêm thần kinh thị giác (Optic Neuritis) là tình trạng viêm gây tổn thương dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu hình ảnh từ mắt đến não.
Triệu chứng: mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt trong vài ngày. Đau nhức mắt, đặc biệt khi cử động. Nhìn màu sắc bị mờ hoặc biến đổi.
Nguyên nhân:
- Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS): Đây là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm vào myelin – lớp vỏ bảo vệ của các sợi thần kinh trong não và tủy sống. Viêm dây thần kinh thị giác thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của MS.
- Nhiễm trùng: Các tác nhân như virus (ví dụ: Adenovirus, Coxsackievirus, Cytomegalovirus, virus viêm gan, Herpes simplex, varicella zoster) và vi khuẩn (như Treponema pallidum gây bệnh giang mai, Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme, Mycobacterium tuberculosis gây lao) có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác.
- Rối loạn tự miễn khác: Các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, bệnh sarcoidosis và bệnh Behcet có thể liên quan đến viêm dây thần kinh thị giác.
- Yếu tố khác: Sự thiếu hụt vitamin B12, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc sự phát triển của khối u cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Điều trị: dùng corticosteroid để giảm viêm và kiểm soát bệnh nền (ví dụ: điều trị đa xơ cứng).
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị giác là quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Các bệnh lý khác về mắt
Ngoài các bệnh về giác mạc, kết mạc, võng mạc và thần kinh thị giác, mắt còn có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể, cườm nước và lác mắt. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
12. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (Cataract) có tên gọi khác là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể trở nên mờ đục, khiến ánh sáng không thể truyền qua võng mạc một cách rõ ràng, gây suy giảm thị lực. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới.

Nguyên nhân:
- Lão hóa: Thường gặp ở người trên 60 tuổi.
- Tiếp xúc với tia UV: Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Tiểu đường: Đường huyết cao có thể làm thay đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.
- Chấn thương mắt: Các chấn thương hoặc phẫu thuật mắt trước đó có thể gây đục thủy tinh thể.
- Sử dụng thuốc corticosteroid dài hạn
Triệu chứng: nhìn mờ như có màn sương che phủ, nhạy cảm với ánh sáng và chói lóa. Mắt khó nhìn thấy vào ban đêm và trở nên nhạy cảm với màu sắc môi trường xung quanh – màu nhìn nhạt và mờ hơn.
Điều trị:
- Ở giai đoạn nhẹ, có thể điều chỉnh bằng kính hoặc tăng độ sáng khi đọc sách.
- Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp hiệu quả nhất khi bệnh tiến triển nặng.
>>> Tìm hiểu chi phí mổ cườm khô bệnh viện mắt TPHCM
13. Cườm nước
Cườm nước (Glaucoma) là một nhóm bệnh lý làm tổn thương thần kinh thị giác, thường do áp lực nội nhãn tăng cao. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Có hai loại cườm nước:
- Glaucoma góc mở: Phổ biến nhất, tiến triển chậm, thường không có triệu chứng ban đầu.
- Glaucoma góc đóng: Xuất hiện đột ngột, gây đau mắt dữ dội, đỏ mắt, nhức đầu và giảm thị lực nhanh chóng. Đây là trường hợp cấp cứu mắt cần can thiệp ngay lập tức.

Nguyên nhân:
- Tăng áp lực nội nhãn: Do sự mất cân bằng giữa sản xuất và thoát dịch mắt.
- Di truyền: Nếu có người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc glaucoma cao hơn.
- Tuổi tác: Người trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn.
- Bệnh lý liên quan: Tiểu đường, cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ.
Triệu chứng:
- Nhìn mờ, mất thị lực ngoại vi (giảm tầm nhìn hai bên).
- Nhìn thấy quầng sáng quanh nguồn sáng.
- Đau nhức mắt (trong trường hợp glaucoma góc đóng cấp tính).
Điều trị:
- Dùng thuốc nhỏ mắt: giúp giảm áp lực nội nhãn.
- Laser hoặc phẫu thuật: Tạo đường dẫn lưu để cải thiện dòng chảy dịch mắt.
- Theo dõi định kỳ: Vì bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng
>>> Tìm hiểu thêm: Các bệnh về mắt ở người già
14. Lác mắt
Lác mắt (Strabismus) là tình trạng mất cân bằng giữa các cơ vận động nhãn cầu, khiến hai mắt không nhìn về cùng một hướng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây nhược thị (amblyopia) ở trẻ em hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn ở người lớn

Nguyên nhân:
- Di truyền: Nếu cha mẹ bị lác, con cái có nguy cơ cao hơn.
- Tổn thương dây thần kinh hoặc não bộ: Do bại não, chấn thương đầu.
- Bất thường về khúc xạ: Cận thị, viễn thị nặng có thể dẫn đến lác mắt.
- Các bệnh lý khác: Hội chứng Down, chấn thương mắt, nhược cơ
Triệu chứng:
- Hai mắt không đồng bộ, có thể thấy rõ khi nhìn thẳng.
- Nhìn đôi (diplopia), khó tập trung.
- Cúi đầu hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
Điều trị:
- Kính mắt hoặc kính áp tròng: Điều chỉnh khúc xạ nếu nguyên nhân do cận thị hoặc viễn thị.
- Bịt mắt hoặc sử dụng kính lăng kính: Giúp mắt yếu hơn hoạt động tốt hơn.
- Tập luyện mắt: Một số bài tập giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa hai mắt.
- Phẫu thuật chỉnh cơ mắt: Cân bằng lại các cơ để giúp hai mắt nhìn đúng hướng.
Bí quyết chăm sóc mắt hiệu quả
- Nghỉ ngơi hợp lý: Áp dụng quy tắc 20-20-20, chớp mắt thường xuyên, dùng kính chống ánh sáng xanh khi làm việc với màn hình.
- Bảo vệ mắt trước ánh nắng: Đeo kính râm UV400, đội mũ rộng vành, tránh ra ngoài vào khung giờ nắng gắt.
- Vệ sinh và giữ ẩm mắt: Dùng nước mắt nhân tạo, không dụi mắt, vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày.
- Khám mắt định kỳ: Dưới 40 tuổi nên khám 2 năm/lần, trên 40 tuổi hoặc có nguy cơ cao nên khám hàng năm.
- Tập luyện mắt: Nhìn xa – gần, massage nhẹ, xoay mắt để giảm căng thẳng.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung vitamin A (cà rốt, khoai lang), vitamin C & vitamin E (cam, hạnh nhân), omega-3 (cá hồi, hạt chia), lutein & zeaxanthin (rau xanh) để bảo vệ mắt.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý và các biện pháp chăm sóc mắt, nếu bạn không có nhiều thời gian, có thể sử dụng viên uống dầu gấc để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Sản phẩm Dầu Gấc Vina của Mediphar USA với hàm lượng cao Beta-caroten (tiền vitamin A) và Alpha-tocopherol (tiền vitamin E), giúp bổ sung dưỡng chất cho mắt hiệu quả.

Ngoài ra, còn có các dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ mắt, cải thiện thị lực và tăng cường sức khỏe toàn diện. Được chiết xuất từ gấc nguyên chất, dầu gấc Vina không chỉ hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, khô mắt, mỏi mắt mà còn giúp làm đẹp da, tăng cường đề kháng một cách tự nhiên.
Với công nghệ sản xuất tiên tiến và nguồn nguyên liệu an toàn, không chất bảo quản, Dầu Gấc Vina là lựa chọn lý tưởng để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Hãy bổ sung Dầu Gấc Vina vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có đôi mắt sáng khỏe và cơ thể tràn đầy năng lượng!
>>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm Dầu Gấc Vina
Kết luận
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Các bệnh về mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc duy trì thói quen chăm sóc mắt đúng cách, kết hợp khám mắt định kỳ, chế độ ăn uống lành mạnh và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại sẽ giúp bạn giữ được thị lực tốt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tài liệu tham khảo:
- World Health Organization – World report on vision Executive Summary. Retrieved from https://www.who.int/docs/default-source/documents/publications/world-report-on-vision-accessible-executive-summary.pdf
- Nearsightedness: What Is Myopia? Retrived from https://www.aao.org/eye-health/diseases/myopia-nearsightedness
- Astigmatism Explained: Causes, Diagnosis, Treatment. Retrieved from https://www.aao.org/eye-health/astigmatism
- Farsightedness: What Is Hyperopia? Retrived from https://www.aao.org/eye-health/diseases/hyperopia-farsightedness
- What Is a Corneal Ulcer (Keratitis)? Retrived from https://www.aao.org/eye-health/diseases/corneal-ulcer
- Pink eye (conjunctivitis). Retrived from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355
- Corneal Ulcer. Cleveland Clinic. Retrived from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22524-corneal-ulcer
- Why Is Dry Eye So Difficult to Treat? Retrieved from https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/fix-dry-eye-treatment-eyedrops
- At a glance: Diabetic Retinopathy. National Eye Institute. Retrieved from https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy
- Nerve regrowth in sight. National Eye Institute. Retrived from https://www.nei.nih.gov/about/news-and-events/news/nerve-regrowth-sight
>>> Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan:
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.