Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thay vì lạm dụng thuốc Tây, nhiều người hiện nay có xu hướng tìm đến các bài thuốc dân gian với nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và dễ áp dụng tại nhà. . Cùng theo dõi để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho bạn và gia đình nhé!
Đầy hơi chướng bụng khó tiêu: Triệu chứng và nguyên nhân
Đầy hơi chướng bụng khó tiêu là tình trạng khí bị tích tụ trong đường tiêu hóa, khiến vùng bụng trở nên căng tức, khó chịu, có cảm giác no dù ăn không nhiều. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc khi tiêu thụ thực phẩm khó tiêu.
Triệu chứng:
Một số triệu chứng dễ nhận thấy khi bị chướng bụng đầy hơi khó tiêu gồm:
- Cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng bụng, ợ hơi liên tục
- Cảm giác đầy, nặng bụng sau khi ăn
- Bụng phát ra tiếng sôi “ọc ọc” bất thường
- Có thể kèm theo buồn nôn, xì hơi nhiều hoặc đau bụng âm ỉ
Những biểu hiện này thường khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân thường gặp:
Tình trạng đầy hơi khó tiêu có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý do thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý. Cụ thể:
- Ăn uống không điều độ, tiêu thụ quá nhiều tinh bột, đạm, chất béo khiến hệ tiêu hóa bị quá tải.
- Thói quen uống nhiều bia rượu, ăn thực phẩm cay nóng, nhai không kỹ, sử dụng chất kích thích hay nằm ngay sau khi ăn… đều là những yếu tố làm tăng áp lực lên đường ruột, cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu.
- Một số bệnh lý: Căng thẳng kéo dài, nhiễm khuẩn ruột non, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, táo bón, các bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tắc ruột, viêm đại tràng, …
- Lạm dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột – các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh mẽ. Sự mất cân bằng này khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và thậm chí là rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Tóm lại, tình trạng đầy hơi chướng bụng chủ yếu do rối loạn tiêu hóa, ăn uống không hợp lý hoặc do stress. Tuy nhiên, nếu kéo dài kèm theo đau bụng, buồn nôn, sụt cân hoặc đi ngoài bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…. Bạn nên theo dõi sát và đi khám nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày.
>>> Xem thêm về tình trạng đầy hơi chướng bụng
Tổng hợp 12 bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu tại nhà
1. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng gừng tươi
Công dụng: Gừng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại. Gừng chứa gingerol và shogaol – các hoạt chất có tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giúp làm dịu lớp niêm mạc tiêu hoá đang bị kích ứng, giảm khó chịu ở đường tiêu hoá. Sử dụng gừng giúp kích thích nhu động ruột nhẹ nhàng, tăng cường lưu thông khí trong hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, gừng còn giúp chống nôn, buồn nôn hiệu quả.

Cách làm:
- Thái vài lát gừng tươi, cho vào nước nóng, đậy kín 10 phút rồi uống như trà.
- Có thể sử dụng thêm muối hoặc mật ong để tăng tác dụng.
- Uống trước hoặc sau bữa ăn 20–30 phút.
Lưu ý:
- Không nên dùng gừng nếu đang bị loét dạ dày nặng hoặc sốt cao.
- Tránh dùng quá nhiều gừng vì có thể gây nóng trong.
2. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng lá bạc hà
Công dụng: Lá bạc hà giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị và enzyme tiêu hóa. Lá bạc hà còn chứa menthol – hoạt chất giúp thư giãn cơ dạ dày, giảm cảm giác đau và tức bụng do co thắt đường ruột. Bạc hà còn hỗ trợ giảm đau bụng, chống buồn nôn và làm dịu hệ tiêu hóa nhanh chóng.

Cách làm:
- Dùng 5–7 lá bạc hà tươi (hoặc 1 thìa lá khô)
- Hãm lá bạc hà với 200ml nước sôi trong 10 phút
- Uống sau bữa ăn, ngày 2 lần
Lưu ý:
- Không dùng cho người trào ngược dạ dày thực quản nặng do có thể làm tăng triệu chứng ợ hơi.
3. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng tỏi nướng
Công dụng: Tỏi là một kháng sinh tự nhiên với hoạt chất chính là allicin, có tác dụng:
- Tỏi có tính ấm, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, và đặc biệt là kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu.
- Ngoài ra, tỏi còn kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, tăng cường phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Theo Đông y: Tỏi giúp loại bỏ khí ứ trệ, làm ấm bụng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, nhất là trong các trường hợp đầy hơi do lạnh bụng.
- Tỏi nướng làm dịu bớt vị hăng, dễ sử dụng hơn so với tỏi sống.

Cách làm:
- Lấy 1–2 củ tỏi khô, nướng nguyên vỏ cho đến khi thơm, vỏ cháy nhẹ
- Bóc vỏ, nghiền nhuyễn và ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm
- Có thể dùng sau bữa ăn hoặc khi xuất hiện tình trạng chướng bụng
Lưu ý:
- Không dùng tỏi khi có bệnh lý viêm loét dạ dày nặng
4. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu từ hạt thì là
Công dụng: Hạt thì là có thành phần tinh dầu anethole, fenchone, estragole có khả năng:
- Chống co thắt và chống viêm, giúp giảm tình trạng chướng bụng, đau âm ỉ và rối loạn tiêu hóa chức năng.
- Hỗ trợ bài khí, giảm sản xuất khí sinh học trong ruột do men lên men vi khuẩn.
- Kích thích bài tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa chất béo – một yếu tố gây đầy hơi sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Cách làm:
- Hãm 1 thìa hạt thì là với nước sôi trong 10 phút, uống như trà
Lưu ý:
- Không nên dùng lượng lớn hạt thì là trong thời gian dài.
>>> Xem thêm các cách xì hơi khi đầy bụng theo mẹo dân giantại nhà
5. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi bằng nước chanh pha mật ong ấm
Công dụng:
- Nước chanh có tác dụng kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị và enzym pepsin, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, làm sạch đường ruột, hạn chế tình trạng thức ăn lên men gây sinh hơi.
- Mật ong chứa enzym tự nhiên như amylase hỗ trợ quá trình phân giải tinh bột và đường đôi trong ruột non. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ tiêu , đặc biệt trong trường hợp đầy hơi kèm theo viêm nhẹ đường tiêu hóa.

Cách làm:
- Vắt nửa quả chanh + 1 thìa mật ong vào 200ml nước ấm (~40°C), uống vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn
Lưu ý:
- Không dùng cho người có bệnh dạ dày, trào ngược nặng
6. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng từ ngải cứu
Công dụng:
- Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu vùng bụng, làm ấm tỳ vị, giúp giảm chướng hơi và đau bụng do lạnh
- Trà ngải cứu kích thích giải phóng dịch tiêu hóa, có thể giúp làm giảm đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa

Cách làm:
- Có thể dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô, sắc lấy nước uống
Lưu ý:
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu
7. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng lá tía tô
Công dụng: Tía tô có thành phần perillaldehyde và limonene – là những hoạt chất có tác dụng:
- Kích thích tiết dịch tiêu hóa, từ đó thúc đẩy tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa sinh hơi.
- Kháng khuẩn, kháng viêm nhẹ, giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
- Kết hợp lá tía tô với lá bạc hà giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.

Cách làm:
- Dùng lá tía tô đất tươi hoặc khô để pha trà.
- Uống 1–2 lần/ngày, nhất là vào buổi tối giúp dễ ngủ.
Lưu ý:
- Người huyết áp thấp không nên dùng quá thường xuyên.
>>> Tìm hiểu thêm đầy bụng nên ăn gì
8. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng rễ cây khổ sâm
Công dụng: Khổ sâm có vị đắng, tính hàn, rễ cây được phơi khô làm nguyên liệu hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài, tiêu hóa kém. Khổ sâm giúp chống co thắt, chống viêm đường tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp viêm ruột nhẹ.

Cách làm:
- Sắc 10–15g rễ khổ sâm khô với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Có thể kết hợp rễ khổ sâm với cam thảo để giảm vị đắng.
Lưu ý:
- Tránh dùng khi đang có tiêu chảy do lạnh.
9. Bài thuốc chữa đầy hơi chướng bụng tại nhà bằng hoa cúc La Mã
Công dụng: Hoa cúc La Mã hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy và đau dạ dày. Chúng giúp loại bỏ khí, giảm đầy hơi, làm dịu dạ dày và thư giãn các cơ trơn cần thiết cho chuyển động của ruột.

Cách làm:
- Hãm 1–2 thìa hoa cúc khô với 200ml nước sôi trong 10 phút.
- Nên uống trà hoa cúc sau ăn 30 phút, trước khi đi ngủ nửa tiếng.
- Có thể dùng sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ, đạm động vật giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Lưu ý:
- Không dùng cho trà hoa cúc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
10. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu bằng rễ cây đương quy
Công dụng: Đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, thường dùng để bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu vùng bụng, từ đó hỗ trợ giảm đau bụng, chướng hơi do khí huyết kém lưu thông. Ngoài ra, đương quy có tác dụng nhuận tràng thông tiện, dùng trong trường hợp đau bụng do tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau sinh bị táo bón.

Cách làm:
- Dùng 10g đương quy khô, sắc nước uống mỗi ngày.
Lưu ý:
- Không nên dùng cho người bị tiêu chảy thể hàn hoặc phụ nữ đang hành kinh nhiều.
11. Bài thuốc dân gian chữa chướng bụng khó tiêu bằng trần bì
Công dụng: Trần bì là vỏ quả quýt chín, phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, kiện tỳ, điều hòa tiêu hóa, cầm nôn, hóa đờm. Trần bì thường được dùng trong các bài thuốc trị đầy bụng, ợ hơi, chán ăn, tiêu hóa chậm hoặc ho nhiều đờm.

Cách làm 1:
- Xé vài miếng trần bì khô, rửa sạch bằng nước ấm. Hãm với nước sôi trong 15–20 phút, uống khi còn nóng, bỏ bã.
- Tác dụng: Làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, giảm ợ hơi và đầy trướng nhẹ sau bữa ăn.
Cách làm 2:
- Trần bì 10g, gừng khô 4g, cam thảo 4g, đại táo 2 quả. Đem sắc kỹ với 500ml nước còn 250ml, chia 2 lần uống.
- Tác dụng: Bổ trung ích khí, giảm tức ngực, trị đầy hơi lâu ngày, cơ thể mệt mỏi sau ốm.
Lưu ý:
Không dùng nếu có triệu chứng nhiệt (nóng trong, táo bón, miệng khô, lưỡi đỏ)
12. Bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng bằng Chỉ thực – Chỉ xác
Công dụng: Chỉ thực – Chỉ xác là quả phơi khô của các cây thuộc họ cam quýt. Chỉ thực là quả non, nhỏ, được thu hái khi còn xanh; trong khi đó, chỉ xác là quả gần chín, thường to hơn, thường được bổ đôi để phơi khô nhanh. Cả hai vị thuốc này đều có vị đắng, hơi chua, tính hơi hàn, có tác dụng tiêu tích trệ, hành khí, trừ đờm, lợi tiểu, chữa đầy bụng, trướng hơi, tiêu hóa kém.

Cách làm 1:
- Chỉ xác 10g, đu đủ xanh khô 30g, gừng khô 6g. Đem sắc với 600ml nước, đun cạn còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, đặc biệt hiệu quả với người ăn không tiêu hoặc bị chướng bụng sau bữa ăn.
Cách làm 2:
- Chỉ thực 8g, trần bì 8g, hậu phác 6g, mộc hương 6g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Tác dụng: Giúp hành khí, giảm đau bụng do đầy hơi, tiêu chướng, ngừa táo bón nhẹ do tích trệ khí.
Lưu ý:
- Phụ nữ có thai nên tránh dùng
- Không dùng cho người có tỳ vị hư yếu (bụng hay lạnh, tiêu chảy kéo dài)
Một số câu hỏi thường gặp về bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu
Trẻ em có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng khó tiêu được không?
Một số bài thuốc dân gian như nước lá tía tô, nước gừng, tỏi nướng… có thể áp dụng cho trẻ nhỏ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý dùng thảo dược mà chưa có tư vấn của bác sĩ. Nếu trẻ bị đầy hơi chướng bụng khó tiêu kéo dài, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Uống thuốc tây hay sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đầy hơi chướng bụng tốt hơn?
Việc uống thuốc tây sẽ có tác dụng nhanh, thường dùng trong trường hợp đầy hơi nặng hoặc do nguyên nhân bệnh lý rõ ràng. Trong khi đó, các bài thuốc dân gian thiên về hỗ trợ lâu dài, an toàn hơn với những trường hợp nhẹ. Có thể sử dụng một trong hai phương pháp tùy vào tình trạng đầy hơi chướng bụng của người bệnh, đồng thời nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, tránh tự ý lạm dụng hoặc dùng sai cách.
Có nên uống men tiêu hóa khi bị chướng bụng?
Men tiêu hóa có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn nếu tình trạng đầy bụng do thiếu enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài, cơ thể có thể giảm tiết enzyme tự nhiên dẫn đến nhiều hậu quả khác. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt với người già, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh lý tiêu hóa mãn tính.
Khi nào tình trạng đầy hơi chướng bụng khó tiêu nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đến cơ sở y tế nếu bị đầy hơi chướng bụng kéo dài trên 3 ngày kèm theo các dấu hiệu như:
- Đau bụng dữ dội hoặc liên tục
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt, đi ngoài ra máu hoặc có phân đen
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
Kết luận
. Dù áp dụng phương pháp nào, điều quan trọng là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng và lắng nghe cơ thể. Nếu tình trạng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn điều trị kịp thời và đúng cách.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.