Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ ăn cho trẻ béo phì chính là bước đầu tiên để giúp con em mình siết chặt lại cân nặng. Điều này hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của những đứa trẻ. Vậy cụ thể cần phải cho chúng ăn như thế nào và ăn những gì trong giai đoạn giảm cân này?
Chế độ ăn cho trẻ béo phì tính theo calo như thế nào?
Trẻ em bình thường cần một lượng calo nhất định mỗi ngày để sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày. Cụ thể như sau:
Đối với nhóm các bé trai thường xuyên ưa thích vận động vừa phải nên tiêu thụ khoảng:
- Từ 6 – 8 tuổi : 1.600 calo mỗi ngày
- Từ 9 – 10 tuổi : 1.800 calo mỗi ngày
- Từ 11 – 13 tuổi : 2.200 calo mỗi ngày
- Từ 14 – 17 tuổi : 2.400 đến 2.800 mỗi ngày
Đối với những bé gái hoạt động vừa phải thì tiêu tốn khoảng:
- Từ 7 – 9 tuổi : 1.600 calo mỗi ngày
- Từ 10 – 11 tuổi : 1.800 calo mỗi ngày
- Từ 12 – 17 tuổi : 2.000 calo mỗi ngày
Những con số trên đây chỉ là mức trung bình ước tính nói chung. Tùy vào một số trường hợp khác nhau cũng như ảnh hưởng của môi trường xung quanh thì trẻ có thể sẽ cần nhiều calo hơn hoặc ít calo hơn trong một ngày.
Xem thêm => Uống hoa đậu biếc tươi có lợi ích gì và 10 công dụng vốn có
Tìm hiểu về năng lượng dự trữ và chất béo
Khi trẻ em tiêu thụ nhiều thức ăn và calo hơn mức năng lượng cần thiết, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo để dự trữ.
Ngược lại, nếu tiêu thụ ít calo hơn mức năng lượng cần thiết, chất béo trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để tạo ra lượng calo cần thiết.
Đó chính là sự liên quan mật thiết và cơ chế hoạt động của năng lượng và chất béo trong cơ thể phải làm việc mỗi ngày.
Cha mẹ có thể nghĩ về mối quan hệ của chúng theo công thức như sau:
Năng lượng được lưu trữ ( hay còn gọi là chất béo) = Năng lượng trong cơ thể – Năng lượng được sử dụng
Điều này có nghĩa rằng, một đứa trẻ muốn giảm cân thì cần phải ăn ít calo hơn mỗi ngày hoặc hoạt động nhiều hơn để cơ thể chúng sử dụng một lượng calo lớn hơn để cung cấp năng lượng cần thiết.
Từ đó, chất béo trong cơ thể cũng sẽ được đốt cháy và chuyển hóa thành năng lượng, dẫn đến giảm cân nhanh và hiệu quả nhất.
Và cũng chứng minh cho việc muốn kiểm soát tốt cân nặng cho bé là phải kết hợp giữa ăn kiêng và tập thể dục một cách bền vững và lành mạnh.
Xem thêm => 5 điều về bệnh viêm tụy cấp mà bạn cần lưu ý
Gợi ý chế độ ăn cho trẻ béo phì theo nhóm thực phẩm
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những món ăn sau đây để áp dụng vào những bữa ăn cho bé hằng ngày như sau:
Nhóm ngũ cốc
- 1 lát bánh mì vào buổi sáng
- 1/2 chén cơm chín hoặc mì ống vào buổi trưa
- 1/2 cốc ngũ cốc nấu chín cho bữa xế
- 30g ngũ cốc ăn liền cho buổi xế
Nhóm rau
- 1/2 chén rau sống hoặc nấu chín băm nhỏ trong mỗi bữa ăn
- 1 chén rau sống mỗi ngày
Nhóm trái cây
- 1 miếng trái cây hoặc dưa cho bữa xế
- 3/4 cốc nước trái cây hằng ngày
- 1/2 cốc trái cây đóng hộp mỗi ngày
- 1/4 cốc trái cây khô trong mỗi bữa ăn
Nhóm sữa
- 1 cốc sữa hoặc sữa chua ít béo hoặc không béo hằng ngày vào buổi xế
- 60g pho mát ăn dặm
Nhóm thịt
- 60 – 90g thịt nạc nấu chín, thịt gia cầm hoặc cá cho bữa chính
- 1/2 chén đậu khô nấu chín, hoặc 1 quả trứng cho bữa trưa
Nhóm chất béo và chất ngọt
- Hạn chế calo từ thực phẩm có chứa quá nhiều đường, chất béo xấu như nước ngọt có gas, kẹo bánh, thức ăn nhanh, …. Thay vào đó, hãy chọn đường ăn kiêng để thay thế như Maize Slim Pro của Mediphar USA chính là gợi ý hoàn toàn lý tưởng cho mẹ khi nấu ăn hằng ngày. Sản phẩm không những giúp bé hạn chế hấp thu chất béo mà còn cung cấp thêm chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
Nên và không nên làm gì khi thực hiện giảm cân cho bé trong ăn uống?
- Không nên dự trữ những thức ăn có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng hơn trong gia đình để giúp trẻ hiểu rằng đồ ngọt và đồ ăn nhiều chất béo là những thực phẩm không cần thiết.
- Không nên tập cho bé thói quen ăn bữa chính hoặc đồ ăn nhẹ và vừa xem TV. Ăn trước TV hay màn hình điện thoại có thể khiến bé khó chú ý đến cảm giác no và có thể dẫn đến ăn quá nhiều.
- Không nên uống quá nhiều nước trái cây dù chứa calo nhưng nó vẫn ít chất dinh dưỡng hơn ăn trực tiếp trái cây tươi.
- Nên cho con bạn tham gia vào việc lập kế hoạch, mua sắm và chuẩn bị bữa ăn chung hằng ngày của gia đình. Từ đó dễ dàng tìm hiểu sở thích ăn uống của trẻ, tận dụng việc truyền đạt các kiến thức về dinh dưỡng và khuyến khích trẻ thử nhiều loại thức ăn hơn để đỡ nhàm chán.
- Nên cho bé ăn những bữa ăn nhẹ lành mạnh vào những thời điểm cụ thể. Các bà mẹ có thể tham khảo hai nhóm thực phẩm tiêu biểu như hạt nêm táo và bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
- Nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì bằng cách dung nạp trái cây, rau, ngũ cốc, ngũ cốc ít đường, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc và các loại thịt thay thế.
- Nên khuyến khích hoặc tốt nhất là cùng bé tham gia vào các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, đi bộ đường dài, bơi lội và các trò chơi vận động, …
- Chỉ nên giới hạn thời gian trẻ xem ti vi, chơi điện tử trên máy vi tính từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày không chỉ tốt cho việc giảm cân mà còn cả trí tuệ và mắt của bé.
LỜI KẾT
Cha mẹ cần phải quyết liệt thực hiện chế độ ăn cho trẻ béo phì càng sớm càng tốt để mau chóng lấy lại một vóc dáng cân đối cho trẻ. Và hơn hết ổn định lại sức khỏe để giúp bé nhà bạn không còn phải lo sợ những căn bệnh do thừa cân gây nên nữa.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://medipharusa.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany
Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.