Tiêu hóa là một trong những quá trình sinh học quan trọng của cơ thể, giữ vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe toàn diện. Hiểu rõ về hệ tiêu hóa không chỉ giúp bạn bảo vệ và cải thiện hoạt động của cơ quan này mà còn phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý liên quan.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng, Mediphar USA đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa chất lượng cao như Menpeptine. Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn sâu rộng, Mediphar USA sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về hệ tiêu hóa, cách thức hoạt động, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa được hiểu là quá trình phân giải thức ăn thành các phần nhỏ hơn giúp việc hấp thụ vào máu diễn ra dễ dàng. Quá trình này được chia thành hai dạng gồm:
- Tiêu hóa cơ học: Diễn ra trong miệng và dạ dày, bao gồm các hoạt động như nhai, nghiền, nhào trộn và co bóp để chuyển thức ăn thành các mảnh nhỏ hơn.
- Tiêu hóa hóa học: Diễn ra tại tất cả các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Các enzyme và dịch tiêu hóa có trong nước bọt và dịch mật của gan sẽ phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Từ đó, cơ thể sẽ hấp thụ thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các cơ quan chính của hệ tiêu hóa, được gọi chung là đường tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan này nhận sự hỗ trợ từ tuyến tụy, túi mật và gan.
Tại sao tiêu hóa lại quan trọng đối với cơ thể?
Quá trình tiêu hóa giữ vai trò vô cùng quan trọng vì cơ thể cần chất dinh dưỡng từ thức ăn và nước để duy trì hoạt động bình thường và phát triển. Trong đó, protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nước là những dưỡng chất cần thiết nhất.
Hệ tiêu hóa giúp phân giải chất dinh dưỡng thành các phần nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng chúng như nguồn năng lượng, hỗ trợ quá trình hình thành và sửa chữa tế bào. Cụ thể:
- Protein sẽ phân giải thành axit amin.
- Chất béo sẽ phân giải thành axit béo và glycerol.
- Carbohydrate sẽ phân giải để tạo thành đường đơn.
Quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra thế nào?
Mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa đóng vai trò trong việc di chuyển thức ăn và chất lỏng qua đường tiêu hóa, phân chia chúng thành các phần nhỏ hơn. Sau đó, cơ thể có thể hấp thụ và chuyển chất dinh dưỡng đến nơi cần thiết.
Ruột già hấp thụ nước và các sản phẩm chất thải từ quá trình tiêu hóa, biến chúng thành phân. Các dây thần kinh và hormone giữ vai trò kiểm soát quá trình tiêu hóa.
Quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra như sau:
Cơ quan | Chuyển động | Dịch tiêu hóa | Quá trình tiêu hóa |
Khoang miệng |
|
|
|
Thực quản |
|
|
|
Dạ dày |
|
|
|
Ruột non |
|
|
|
Tuyến tụy |
|
|
|
Gan |
|
|
|
Ruột già |
|
|
|
Tìm hiểu quá trình thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa
Sau khi biết được tiêu hóa là gì, cùng tìm hiểu quá trình thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa để có được cái nhìn tổng quan nhất.
Theo các chuyên gia, thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa theo nguyên lý nhu động. Các cơ quan lớn và rỗng trong đường tiêu hóa chứa một lớp cơ linh hoạt cho phép chúng thực hiện các chuyển động. Những chuyển động này đẩy thức ăn và chất lỏng qua hệ tiêu hóa và trộn chúng. Cơ phía sau thức ăn co lại và đẩy thức ăn về phía trước, trong khi cơ phía trước giãn ra để thức ăn tiếp tục di chuyển.
- Miệng: Thức ăn sẽ di chuyển vào miệng và lưỡi đẩy thức ăn xuống cổ họng. Một vạt môi nhỏ được gọi là nắp thanh quản sẽ gập trên khí quản giúp đưa thức ăn vào thực quản và ngăn ngừa việc nghẹn.
- Thực quản: Quá trình tiêu hóa tại thực quản sẽ diễn ra hoàn toàn tự động. Các tín hiệu từ não được chuyển đến cơ của thực quản và quá trình nhu động bắt đầu.
- Cơ vòng thực quản dưới: Khi thức ăn di chuyển đến cuối thực quản, một vòng thắt hình tròn được gọi là cơ vòng thực quản dưới sẽ giãn ra giúp thức ăn đi vào dạ dày. Cơ thắt thực quản dưới này thường đóng lại, ngăn không cho ăn và dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Dạ dày: Tại đây, cơ của dạ dày sẽ trộn thức ăn và chất lỏng với dịch tiêu hóa. Dạ dày sẽ từ từ chuyển dưỡng chất vào ruột non.
- Ruột non: Các cơ của ruột non giữ vai trò trộn thức ăn với dịch tiêu hóa từ tuyến tụy, gan và ruột. Hỗn hợp này được đưa về phía trước để tiếp tục tiêu hóa. Các thành của ruột non sẽ hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng tiêu hóa vào máu. Khi nhu động diễn ra, các chất thải của quá trình tiêu hóa di chuyển vào ruột già
- Ruột già: Giữ vai trò hấp thụ nước và biến chất thải từ chất lỏng thành phân. Sau đó, nhu động ruột giúp di chuyển phân vào trực tràng.
- Trực tràng: Bộ phận này nằm dưới ruột già có tác dụng lưu trữ phân cho đến khi cơ quan này đẩy phân ra ngoài hậu môn.
Xem thêm: Giải phẫu ổ bụng: Khám phá cấu trúc và chức năng các cơ quan quan trọng
Hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành những phần nhỏ hơn như thế nào?
Các cơ quan tiêu hóa chia nhỏ thức ăn bằng cách sử dụng chuyển động bao gồm nhai, bóp và trộn với sự hỗ trợ của dịch tiêu hóa bao gồm axit dạ dày, mật và enzyme.
- Miệng: Khi nhai, quá trình tiêu hóa chính thức bắt đầu trong miệng. Các tuyến nước bọt tạo ra nước bọt làm ẩm thức ăn để nó di chuyển dễ dàng hơn qua thực quản vào dạ dày. Ngoài ra, trong nước bọt cũng có chứa một loại enzyme giữ nhiệm vụ phân hủy tinh bột trong thức ăn.
- Thực quản: Vai trò của thực quản trong hệ tiêu hóa là gì? Sau khi nuốt, sự nhu động sẽ đẩy thức ăn xuống thực quản để di chuyển vào dạ dày.
- Dạ dày: Các tuyến trong niêm mạc dạ dày tạo ra axit dạ dày và các enzym hỗ trợ phân hủy thức ăn. Cơ dạ dày giữ vai trò trộn thức ăn với các loại dịch tiêu hóa này.
- Tụy: Giúp tạo ra dịch tiêu hóa có chứa các enzym phân hủy tinh bột carbohydrate, chất béo và protein. Ngoài ra, tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa vào ruột non thông qua các ống nhỏ (Thường được gọi là nhú tá tràng hay ống tụy).
- Gan: Tạo ra dịch tiêu hóa gọi là mật giúp tiêu hóa chất béo và một số vitamin. Các ống dẫn mật sẽ di chuyển dịch mật từ gan đến túi mật để lưu trữ hoặc đến ruột non để sử dụng.
- Túi mật: Giữ vai trò dự trữ dịch mật giữa các bữa ăn. Khi ăn, túi mực sẽ được làm đầy và điều tiết lượng dịch mật vào ống mật tới ruột non.
- Ruột non: Tạo ra dịch tiêu hóa kết hợp với dịch mật và dịch tụy để hoàn thành quá trình phân hủy protein, tinh bột và chất béo. Tại đây có một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra một số enzyme cần thiết để tiêu hóa tinh bột. Ruột non vận chuyển nước từ máu vào đường tiêu hóa vừa giúp phân hủy thức ăn, vừa hấp thụ nước với các chất dinh dưỡng khác.
- Ruột già: Vi khuẩn trong ruột già giúp phân hủy các chất dinh dưỡng còn lại để tạo ra vitamin K. Cuối cùng, các chất thải của quá trình tiêu hóa sẽ trở thành phân.
Cơ thể hấp thụ thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
Thức ăn được tiêu hóa được hấp thụ như sau:
- Ruột non sẽ hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
- Hệ tuần hoàn vận chuyển dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể để sử dụng hoặc lưu trữ.
- Các tế bào chuyên dụng trong cơ thể sẽ giúp các chất dinh dưỡng hấp thụ qua niêm mạc ruột vào máu.
- Máu giúp vận chuyển các loại đường đơn, axit amin, glycerol, một số vitamin và muối đến gan.
- Gan là nơi lưu trữ, xử lý và cung cấp chất dinh dưỡng cho phần còn lại của cơ thể khi cần thiết.
Hệ bạch huyết là một mạng lưới các mạch máu mang tế bào bạch cầu và tế bào lympho hay bạch huyết bào đi khắp cơ thể để chống lại nhiễm trùng, hấp thụ axit béo và vitamin. Cơ thể sử dụng đường, axit amin, axit béo, glycerol để tổng hợp các dưỡng chất cần thiết phục vụ cho quá trình tạo năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hóa như thế nào?
Hormone và dây thần kinh hoạt động cùng nhau để giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa. Các tín hiệu được truyền qua lại giữa ống tiêu hóa và não của bạn.
Nội tiết tố
Các tế bào niêm mạc dạ dày và ruột non tạo ra và giải phóng các hormone giúp kiểm soát các hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả. Các hormone này cho cơ thể bạn biết khi nào cần tạo ra dịch tiêu hóa và gửi tín hiệu đến não cho biết bạn đói hoặc no. Tuyến tụy cũng tạo ra các hormone quan trọng đối với quá trình tiêu hóa.
Hệ thần kinh
Cơ thể người có các dây thần kinh kết nối hệ thần kinh trung ương—não và tủy sống với hệ tiêu hóa và kiểm soát một số chức năng tiêu hóa. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thức ăn, não của bạn sẽ gửi tín hiệu kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
Hệ tiêu hóa cũng có một hệ thống thần kinh ruột bao gồm các dây thần kinh bên trong thành đường tiêu hóa. Khi thức ăn được vận chuyển dọc đường tiêu hóa, các dây thần kinh của hệ thần kinh ruột sẽ giải phóng một số chất giúp kích thích hoặc kìm hãm quá trình vận chuyển thức ăn và sản xuất dịch tiêu hóa. Các dây thần kinh gửi tín hiệu giúp kiểm soát quá trình co bóp và giãn cơ để đẩy thức ăn qua ruột.
Hướng dẫn cách cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo việc ăn ngon và hấp thu dưỡng chất hiệu quả mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật. Vậy các cách nên áp dụng để giúp cải thiện hệ tiêu hóa là gì?:
- Uống nước thường xuyên: Bạn nên chú ý uống nước đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón. Thời điểm tốt nhất để uống nước là trước hoặc sau bữa chính khoảng 60 phút. Tránh uống nước trực tiếp trước, trong hoặc sau bữa ăn. Điều này sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn ở người.
- Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống: Chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp đảm bảo quá trình đại tiện diễn ra đều đặn. Để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn nên kết hợp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt thay vì thực phẩm chế biến sẵn. Ưu tiên sử dụng thịt gia cầm hơn thịt đỏ, hạn chế đường và thực phẩm chứa chất bảo quản.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu quá mức, thức khuya và ngủ ít. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và lưu ý uống thuốc sau khi ăn.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể tăng nguy cơ táo bón, tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.
- Sử dụng men tiêu hóa: Giúp cải thiện quá trình phân giải thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, Men tiêu hóa giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý liên quan Hiện nay, men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA là một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Với các thành phần tự nhiên như Papain (từ đu đủ) và Bromelain (từ dứa), sản phẩm giúp bổ sung enzyme tiêu hóa, tăng cường quá trình tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do tiêu hóa kém.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ tiêu hóa và cách chăm sóc để duy trì sức khỏe toàn diện. Một chế độ ăn uống cân đối, luyện tập thường xuyên kết hợp với việc sử dụng men tiêu hóa chất lượng như Menpeptine sẽ là giải pháp tối ưu để cải thiện chức năng tiêu hóa, mang lại cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Hãy bắt đầu chăm sóc hệ tiêu hóa của bạn ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe lâu dài!
Tài liệu tham khảo:
- Physiology, Digestion: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544242/
- Your Digestive System & How it Works: https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/digestive-system-how-it-works#whyis
- Cách nào giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh?: https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-giup-tang-cuong-suc-khoe-duong-ruot-cho-he-tieu-hoa-khoe-manh-16923031708263481.htm
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.