Mục lục bài viết
Vì sao tóc bị rụng hàng loạt sau nhiễm COVID-19: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một số triệu chứng được cho là “tàn dư” còn sót lại sau nhiễm vi-rút đã được ghi nhận, chẳng hạn như: đau nhức cơ thể, suy nhược, ho, khó thở, da khô, chảy nước mắt và phát ban,… Tóc bị rụng nhiều cũng có thể là một triệu chứng phức tạp do chính vi-rút gây ra. Theo các tài liệu, hiện tượng rụng tóc sau nhiễm được ghi nhận ngày càng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng quá lo lắng! Hãy đọc bài viết để có thêm kiến thức và phương pháp điều trị cho cơ thể sớm hồi phục.
Đọc thêm: https://medipharusa.com/thuoc-moc-toc.html
Nguyên nhân nào gây rụng tóc sau nhiễm COVID-19?
Tóc rụng là hiện tượng tự nhiên xảy ra với tất cả mọi người. Thông thường một người có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày do nhiều nguyên nhân tác động, như: di truyền, căng thẳng, chế độ ăn uống kém, dùng dầu gội – tẩy, chất lượng nước,… Đồng thời, lượng tóc mọc lại sẽ bù vào số tóc đã rụng.
Tuy nhiên, những gì bệnh nhân COVID-19 trải qua rất khác và dữ dội hơn. Rụng tóc sau COVID-19 được phân loại là ‘telogen effluvium’ – một hiện tượng “sốc phản vệ” khi cơ thể bị căng thẳng và xuất hiện chứng viêm nhiễm đột ngột trong một thời gian tương đối dài (từ 14-21 ngày), dẫn đến rụng tóc.
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, “telogen effluvium” có thể khiến một người mất tới 300-400 sợi tóc mỗi ngày, lượng tóc mất đi gấp 3-4 lần so với thông thường.
Trên thực tế có rất nhiều bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mà còn tác động mạnh lên mái tóc và khiến tình trạng sợi tóc yếu, rụng từng mảng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.
Tương tự, virus SARS-COV-2 có tác động nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể, như gan, thận, phổi,… và có thể dẫn đến các tác dụng phụ về lâu dài. Tình trạng viêm và nhiễm trùng cấp tính có thể làm gián đoạn sự phát triển của các nang tóc trên da đầu và do đó đẩy tóc vào giai đoạn ‘chết’, khiến bạn rụng tóc kéo dài.
Người nhiễm COVID-19 sau hồi phục thường vẫn mang tâm lý căng thẳng (đặc biệt với bệnh nhân nặng), khả năng miễn dịch yếu hơn (do cơ thể cần nhiều thời gian phục hồi các tổn thương do virus gây ra), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng (cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và tổn thương quan trọng nếu không được chăm sóc), là những lý do có thể dẫn đến chứng rụng tóc như một hậu quả sau COVID-19.
Đặc biệt nhất, sự suy giảm hàm lượng Vitamin B12 và Vitamin D, những chất rất quan trọng đối với sức khỏe tốt của tóc và da cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều.
Nội dung liên quan cách mọc tóc nhanh: https://medipharusa.com/cach-moc-toc-nhanh-cho-nam.html
Tình trạng rụng tóc sau nhiễm COVID-19 thường gặp ở đối tượng nào?
Theo một số nghiên cứu, vấn đề tóc rụng thường gặp ở những người đã từng mắc COVID-19 mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, vì họ có khả năng bị virus tấn công mạnh hơn.
Những người bị triệu chứng nhẹ có thể không gặp phải vấn đề này hoặc hồi phục nhanh chóng, trong khi một số khác có thể chịu tình trạng tóc rụng hàng loạt nhiều tháng sau khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Bất kỳ sự mất cân bằng nào trong hệ thống miễn dịch đều có thể gây ra tình trạng rối loạn và rụng tóc. Sau nhiễm COVID-19, khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút và cần thời gian để phục hồi, điều này dẫn đến tình trạng rụng tóc có thể xảy ra.
Rụng tóc sau nhiễm COVID-19 thường sẽ xảy ra sau một hoặc hai tháng khi bệnh nhân khỏi bệnh. Tình trạng này diễn ra kéo dài, có thể rụng mạnh và giảm dần, rồi biến mất hoàn toàn sau 6-9 tháng.
Trong quá trình điều trị và cách ly, nếu bệnh nhân không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cũng khiến cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, khiến sợi tóc dễ gãy, khô xơ.
Biện pháp nào giúp giảm rụng tóc sau nhiễm COVID-19
Để có một mái tóc khỏe đẹp và ngăn ngừa rụng tóc, chúng ta thường được khuyên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh. Các yếu tố trên đều cần thiết để xây dựng một sức khỏe bền bỉ. Tuy nhiên với người bị rụng tóc sau COVID-19 thì cần lưu ý nhiều hơn:
- Thứ nhất, nếu một bệnh nhân đã bình phục vẫn tiếp tục có biểu hiện rụng tóc và ngày càng nghiêm trọng sau khi áp dụng chế độ sống lành mạnh, thì nên thăm khám tại bệnh viện, trung tâm y tế chuyên nghiệp để biết rõ nguyên nhân và thực hiện liệu pháp phù hợp.
- Với những người gặp tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, nên bổ sung thêm biotin và các loại axit amin vào khẩu phần ăn, như: gan, cá hồi, hạt chia, rau củ, ngũ cốc,… có thể dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hàm lượng biotin cao, omega-3, omega-6, vitamin E, vitamin C, D,…. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm bổ trợ.
Ngoài các khuyến nghị về chế độ ăn uống, bạn nên thực hiện những thay đổi sau để đối phó và quản lý biến chứng căng thẳng theo cách: tốt hơn
- Sử dụng dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, không hóa chất (paraben, sulfate).
- Hạn chế việc dùng các sản phẩm dưỡng gây kích thích da đầu hay đổ dầu.
- Sử dụng lược răng thưa không gây kích ứng các nang tóc
- Chăm sóc da đầu bằng chế độ ăn uống đủ chất và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Biotin Collagen 30 – Sản phẩm bổ sung dưỡng chất giúp tóc khỏe mạnh
Việc bổ sung viên uống biotin collagen hiện nay đã được nhiều người sử dụng và đánh giá cao về khả năng hỗ trợ chữa rụng tóc hiệu quả. Một sản phẩm uy tín được nhiều chuyên gia đánh giá cao là viên uống Biotin Collagen 30 của thương hiệu Mediphar USA. Sản phẩm chứa hàm lượng collagen peptide và biotin cao, giúp nuôi dưỡng tóc, móng khỏe mạnh, đồng thời mang lại làn da trắng sáng, đẩy lùi lão hóa.
Chăm sóc tóc là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và lắng nghe nhu cầu của cơ thể, chính vì thế từ bây giờ bạn hãy thực hiện một kế hoạch nuôi dưỡng mái tóc của mình để sớm đạt hiệu quả như mong muốn.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://medipharusa.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany
Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250
======================================================
Có thể bạn quan tâm:
=> Bệnh viêm gan B có lây không? => Phát hiện nhanh dấu hiệu của bệnh ruột thừa => Viêm xoang sàng là gì và 3 điều cần lưu ý trong cách điều trị viêm xoang