Một trong những loại viêm xoang phổ biến nhất là viêm xoang sàng. Khi mắc bệnh, mọi người có thể cảm thấy đau nhức ở vùng mặt, 2 bên mũi, thậm chí kéo cả lên trên đỉnh đầu. Đáng nói, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế chúng ta nên biết cách nhận biết, điều trị và sinh hoạt hợp lý để phòng và chữa bệnh tốt nhất.
Mục lục bài viết
Viêm xoang sàng là gì? Phân biệt viêm xoang sàng trước và sau
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc lót trong các xoang cạnh mũi do các xoang bị nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus. Tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra và ảnh hưởng đến tất cả các xoang, trong đó có xoang sàng.
Xoang sàng nằm ở dưới trán, giữa 2 mắt, trên hốc mũi. Cấu trúc xoang sàng gồm 4 hốc rỗng thông với nhau, chúng được ngăn với vùng ổ mắt bằng một mảnh xương mỏng. Khi một phần trong xoang sàng bị viêm, các phần còn lại cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm theo.
Nếu chia theo vị trí các hốc xoang, ta sẽ có:
Viêm xoang sàng trước:
Là tình trạng viêm phần xoang nằm giữa xoang trán và xoang mũi. Khi đó, dịch nhầy sẽ hình thành và bị ứ đọng ở hốc mũi, gây đau nhức, ngạt mũi. Tình trạng này có thể diễn ra dai dẳng, gây khó chịu, khó thở cho người bệnh.
Viêm xoang sàng sau:
Là tình trạng viêm xảy ra ở phần xoang nằm ở phía sau gáy, ngay sau xoang sàng trước. Dịch nhầy lúc này sẽ ứ đọng ở vòm họng gây ra cảm giác vướng bận, người bệnh sẽ thường xuyên khạc nhổ để loại bỏ dịch nhầy. Nếu bệnh nặng hơn, viêm xoang sàng sau có thể gây đau nhức lên đến vùng đỉnh đầu, thậm chí ảnh hưởng tới thần kinh thị giác, làm suy giảm thị lực.
Viêm xoang sàng 2 bên:
Là khi viêm cả xoang sàng trước và sau, gây tiết nhiều dịch nhầy, người bệnh sẽ chảy nước mũi, ngạt mũi, có đờm ở họng, đau nhức vùng mặt,…
Triệu chứng của viêm xoang sàng sau và trước
Các triệu chứng khi bạn bị viêm xoang sàng trước, sau khá giống nhau. Ở giai đoạn đầu, khi mới mắc bệnh, các triệu chứng nhẹ xuất hiện thường khó nhận biết và dễ nhầm với một số bệnh hô hấp khác. Đến khi bệnh phát ra thì triệu chứng sẽ rõ rệt và điển hình hơn.
Các dấu hiệu phổ biến để nhận biết bạn đang mắc viêm xoang sàng như:
Hay chảy dịch mũi
Một triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm xoang là chảy nước mũi. Khi mới bị, dịch mũi thường trong suốt, ít đặc hơn. Nhưng khi bệnh nặng hơn, dịch mũi sẽ có màu trắng đục, vàng xanh và có mùi hôi. Nếu dịch nhiều bệnh nhân có thể bị ngạt mũi.
Ngạt mũi
Tùy vào mức độ viêm và lượng dịch nhầy có trong các xoang, bạn có thể chỉ bị ngạt 1 bên hoặc cả 2 bên mũi. Đây là hệ quả khi dịch nhầy chảy từ hốc xoang ra mũi. Việc này làm cho người bệnh khó thở, không ngửi được. Các bạn có thể thấy rõ triệu chứng này khi nằm.
Ngứa họng, có đờm ở họng
Không chỉ chảy ra mũi, dịch nhầy còn chảy xuống cổ họng, ứ đọng tại đây và tạo thành đờm. Khi có đờm, người bệnh thường thấy ngứa, vướng ở cổ họng, muốn ho hoặc khạc nhổ.
Ho, viêm họng
Ngoài phản xạ ho, khạc nhổ đờm thì họng còn có thể bị viêm khi dịch nhầy từ xoang sàng chảy xuống mang theo những yếu tố gây viêm.
Nhức đầu
Cơn đau xuất hiện ở những vùng xoang bị viêm, có thể lan ra cả các vùng xung quanh, lan lên đầu, sau gáy hoặc 2 bên thái dương. Cơn đau có thể xảy ra thường xuyên hoặc thỉnh thoảng và dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi.
Ngoài các triệu chứng thông thường, bệnh viêm xoang sàng còn có thể gây ra một số bệnh ở các vùng liên quan như: viêm các bộ phận ở mắt, suy giảm thị lực, viêm họng hạt, viêm amidan,…
Cách chữa viêm xoang sàng và sinh hoạt giúp giảm nhẹ bệnh
Viêm xoang sàng là một bệnh phức tạp và khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên nếu chọn đúng cách phù hợp, bạn có thể mau giảm bệnh và tránh tái phát. Bệnh nhân có thể kết hợp Tây y, Đông y và các phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng là kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm NSAID nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm, thuốc kháng histamin nhằm giảm kích ứng tại vùng bị viêm, giảm sinh chất nhầy
Một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Đây là phương pháp được áp dụng khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả và bệnh trở nặng theo thời gian.
Một số mẹo làm tại nhà
Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản làm tại nhà nhằm giảm bớt triệu chứng của bệnh, giúp thoải mái, dễ chịu hơn.
Xông hơi bằng thảo dược: Bạn có thể dùng bạc hà, sả, kinh giới, tía tô… nấu nước và dùng để xông hơi chữa viêm xoang sàng. Đây là các thảo dược có tác dụng làm giảm viêm và sát khuẩn hiệu quả. Từ đó, làm giảm dịch nhầy hình thành, giảm triệu chứng ngạt mũi.
Sử dụng mật ong và tỏi: Tỏi và mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tốt. Bạn có thể ép vài tép tỏi tươi, trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Rồi dùng bông thấm dịch và đặt vào mũi khoảng 30 phút.
Dùng gừng tươi chữa viêm xoang sàng: Hãm gừng tươi với nước ấm rồi uống, giúp làm ấm cơ thể, giảm bớt các triệu chứng của viêm xoang.
Người bị viêm xoang sàng kiêng ăn gì?
Để bệnh mau hồi phục và tránh tái phát, người bệnh lưu ý một số thực phẩm không nên sử dụng:
- Đồ lạnh như nước đá, kem,… thực phẩm này sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và kích thích mũi, họng.
- Đồ cay nóng
- Các chất kích thích như đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: vì những thực phẩm này có thể làm tăng độ nhầy của dịch.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe nói chung và có thể làm tăng xuất hiện viêm, kích ứng ở người viêm xoang.
Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ và các thực phẩm có hại cho bệnh
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm tốt cho bản thân như:
- Rau củ quả giàu vitamin C, kẽm và chất xơ; bổ sung thực phẩm có tính chống viêm (như tỏi, gừng,…
- Uống nhiều nước: nhằm bù đắp vào lượng nước bị thoát qua dịch nhầy, đông thời cũng làm nhầy loãng và dễ loại bỏ khỏi cơ thể.
Lời kết
Để điều trị viêm xoang sàng hiệu quả thì bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh tốt và tránh việc tái phát.