COVID-19 – “BÓNG ĐEN” NGẤM NGẦM ĐE DỌA XÃ HỘI

banner covid 19

Cập nhật COVID-19:

Thời gian vừa qua, COVID-19  đã làm lao đao về công việc, cuộc sống thường nhật của hàng triệu người không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Để tự bảo vệ cho mình cũng như những người xung quanh, hãy thật sự hiểu rõ về loại virus này và cùng nhau có chiến đấu qua cơn dịch bệnh nhé! 

Download file tổng hợp: Tại đây

COVID – 19 đáng sợ như thế nào? 

 

báo cáo tình hình covid

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. 

Hiếm gặp hơn, 2019-nCoV có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh nền từ trước (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) dễ bị các triệu chứng nặng khi nhiễm virus này.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính tới ngày 05/02/2020, Virus Corona mới gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) đã lây nhiễm cho 24.597 người và gây tử vong cho 493 người. 

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Nhiều nước đã tuyên bố các biện pháp phòng dịch khác nhau, từ đóng cửa biên giới tới đóng cửa chuyến bay, hạn chế du lịch tới và từ vùng dịch, …

Ở Việt Nam, số người xác nhận nhiễm virus Corona hiện nay đang được khống chế. Con số này rất có thể sẽ còn tăng nhưng mặc dù như vậy thì mức độ phổ biến trong cộng đồng chưa cao. 

Tuy nhiên, với các biện pháp kịp thời và hiệu quả của các cơ quan chức năng và nhận thức tốt của cộng đồng hiện tại, nguy cơ do 2019-nCoV mang lại là không quá lo ngại.

Khả năng lây lan và tỉ lệ tử vong 

 

tình hình covid

Sở dĩ dịch COVID-19 gây ra tâm lý lo sợ là do một loại virus hoàn toàn mới gây ra mà người ta không biết nhiều về nó. Ví dụ, con đường lây bệnh rốt cuộc là lây truyền qua tuyến nước bọt, hay lây truyền qua aerosol (hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác), thậm chí là có thể lây truyền qua phân và nước tiểu hay không? 

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác về việc có bao nhiêu con đường lây lan khác nhau và cần phải đề phòng những gì. Một vấn đề khác là bản thân dịch bệnh này nguy hại như thế nào, rốt cuộc các cách điều trị hiện nay có hiệu quả không? Liệu nó có mang lại di chứng nghiêm trọng hay không? 

Chúng ta có thể nhanh chóng nghiên cứu điều chế vaccine điều trị hay không? Trước một chủng virus hoàn toàn mới, những vấn đề trên là rất khó đoán định. Vì vậy, cần phải giữ thái độ bình tĩnh, an toàn để ứng phó.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh kéo dài đến giai đoạn hiện nay, chúng ta đã nhận thức rõ hơn về virus và không nên dễ dàng rơi vào tình trạng hoảng loạn trước đó. Trước tiên cần phải làm rõ, khi nhìn vào tình hình dịch bệnh ở góc độ y tế cộng đồng, hai chỉ số có tầm quan trọng sống còn là khả năng lây nhiễm và tỉ lệ tử vong. 

Cách riêng các ca lây nhiễm ở Việt Nam được xác nhận là các trường hợp riêng lẻ, bao gồm cả những trường hợp chưa gây lây nhiễm cộng đồng quy mô lớn. So sánh những con số “khủng” trên thế giới, không khó để đưa ra kết luận: tuy đây là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao, nhưng hầu hết các tỉnh của Việt Nam lại có tỷ lệ nhiễm và tử vong rất thấp.

Không nên xem nhẹ kết quả “âm tính” 

 

virus corona

Thời gian vừa qua, nhiều người ồ ạt đi xét nghiệm test nhanh COVID-19 rồi mang tâm lý chủ quan, không tự cách ly 14 ngày khi có kết quả âm tính. Tuy nhiên, cần hiểu đúng về xét nghiệm này để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. 

Vì còn rất nhiều bất cập trong khi test nhanh COVID-19 nên những người có kết quả âm tính tuyệt đối không được chủ quan.

Bạn không được nghĩ rằng mình chắc chắn không mắc COVID-19, mà vẫn phải tuân thủ nghiêm túc việc cách ly đủ 14 ngày. Nên nhớ, việc tự cách ly và theo dõi trong 14 ngày rất quan trọng, nhất khi có khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người xung quanh,  hãy nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang để ngăn giọt bắn; rửa tay để tránh lây từ tiếp xúc, khi bạn chạm phải các bề mặt đồ vật chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng làm cho virus dễ xâm nhập vào cơ thể; cần nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung đông người; luôn cảnh giác phơi nhiễm virus; cần sống chậm lại một chút, tự tiết chế các nhu cầu ăn uống vui chơi nơi công cộng, giảm việc di chuyển ra khỏi nhà nếu không cần thiết để tất cả được an toàn. Bạn có thể làm việc tại nhà với các thiết bị công nghệ thông tin và vẫn mang lại hiệu quả công việc.

Những biến chứng sức khỏe mà virus COVID-19 gây ra? 

biến chứng covid 19

 

  • Virus trực tiếp gây tổn thương

Ngay từ đầu, các nghiên cứu đã thấy khi vào cơ thể người, nCoV gắn với một thụ thể đặc hiệu có trong mô phổi. Cơ chế này giống hệt như “chìa khóa gặp ổ khóa”, cho phép virus chui thẳng vào tế bào. Virus “cướp” luôn bộ máy hoạt động của tế bào chủ, khiến tế bào chủ phải làm thêm nhiều bản sao virus. Đến một lúc virus chiếm trọn, làm tế bào cạn kiệt đến chết.

Trong lúc đó, hệ miễn dịch nhận ra cơ thể có nhiễm trùng, lập tức phát động một cuộc tấn công vào cả virus lẫn tế bào mang virus. Nếu số lượng tế bào chết của một cơ quan (thí dụ thận) là quá lớn, cơ quan ấy không thể vận hành được nữa. 

Người ta ngờ rằng ngoài phổi, nCoV còn có thể gây tổn hại nhiều cơ quan khác, cũng theo cơ chế “chiếm đoạt” và buộc hệ miễn dịch phải “tàn sát” như trên.

  • Viêm phổi 

Đợt dịch này diễn ra quá ào ạt, các nhà khoa học vẫn còn đang tìm hiểu mối quan hệ giữa nCoV và viêm phổi trước khi đưa ra một báo cáo thật chính xác đến không ai bắt bẻ được. Trong lúc đó, bài báo đề xuất ta nên học hỏi lại từ các trường hợp viêm phổi trong cúm thông thường do influenza.

Influenza là một virus gây cúm mùa. Thường sau khi nhiễm influenza, người ta sẽ sốt, sổ mũi, ho và nhiều người sau đó viêm phổi, được coi là một nhiễm trùng thứ phát. 

Người ta cho rằng đó là do virus influenza làm yếu cơ chế bảo vệ thông thường của phổi, khiến các vi khuẩn khác có thể ăn theo mà tràn vào, nhân rộng. Điều này đặc biệt đúng với trẻ nhỏ, người già yếu hoặc những người có hệ miễn dịch vốn ọp ẹp sẵn.

Cúm mùa do influenza không quá nghiêm trọng, nhưng viêm phổi thứ phát do vi khuẩn sau đó mới là đáng sợ. Trong số bệnh nhân cúm nặng nhập viện rồi viêm phổi, có đến 10% tử vong, so với tỉ lệ tử vong 2% của người cúm nặng mà không viêm phổi. 

nCoV có vẻ đã gây viêm phổi theo hai cách: một là virus chiếm lấy mô phổi như đã nói ở trên, và hai là thông qua nhiễm tiếp một vi khuẩn khác. Tuy nhiên, cách đầu có vẻ phổ biến hơn.

  • Nhiễm trùng huyết

Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng gặp ở nhiều loại nhiễm trùng.

Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch trong cơ thể phát động một chiến dịch chống trả tác nhân gây bệnh. Nhưng đôi lúc hệ miễn dịch đánh mạnh quá khiến chính các nội tạng bị tổn hại và suy sụp. Đây là điều vẫn xảy ra trong nhiễm trùng huyết.

Mặc dù các báo cáo ban đầu cho thấy khoảng 11% bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán nặng là có nhiễm trùng huyết với suy đa tạng, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa xác định chính xác trong viêm phổi Vũ Hán, việc nội tạng bị tổn hại là do virus trực tiếp gây ra hoặc do hệ miễn dịch phản ứng quá đà.

Hiện tại chưa có thuốc men hay can thiệp đặc hiệu nào cho tình trạng này ở viêm phổi Vũ Hán. Người ta đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau, nhưng số người tử vong vẫn tiếp tục mỗi ngày.

  • Biến chứng khi nằm bệnh viện

Cuối cùng, bệnh nhân cần được chăm sóc ở bệnh viên có thể gặp phải biến chứng. Đó là nhiễm khuẩn từ các ngả khác nhau (truyền dịch, tiêm thuốc, đặt thông tiểu), rồi viêm phổi, loét do nằm lâu…

Các nghiên cứu cho thấy có 10% bệnh nhân nằm viện bị nhiễm khuẩn thứ phát, và 5% bị loét do nằm, đặc biệt là những bệnh nhân già yếu hoặc cử động kém, mặc cho các bệnh viện đã cố gắng hết sức trong khử trùng thiết bị, vệ sinh phòng ốc để ngăn biến chứng.

Các triệu chứng khi mắc COVID-19

 

các triệu chứng covid 19

Những người mắc bệnh COVID-19 đã có một loạt các triệu chứng được báo cáo – từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Những người có các triệu chứng này có thể nhiễm COVID-19:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Khi nào cần đến tìm đến bác sĩ gấp? 

 

đề phòng covid

Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  • Môi hoặc mặt xanh tái

Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng quý vị đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.

Đâu là sự khác nhau giữa Bệnh Cúm (Cúm) và COVID-19?

 

khác nhau giữa cúm và covid

Bệnh Cúm (Cúm) và COVID-19 đều là các bệnh hô hấp truyền nhiễm nhưng do các loại vi-rút khác nhau gây ra. COVID-19 là do nhiễm vi-rút Corona chủng mới (gọi là SARS-CoV-2) còn cúm là do nhiễm các vi-rút cúm.

Có một số điểm khác biệt chính giữa bệnh cúm và COVID-19. COVID-19 dường như dễ lây lan hơn bệnh cúm và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người. Mọi người cũng có thể mắc bệnh trong thời gian dài hơn trước khi xuất hiện các triệu chứng và có thể gây lây nhiễm lâu hơn. 

Một điểm khác biệt quan trọng khác là bệnh cúm đã có vắc-xin phòng bệnh. Hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa COVID-19. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh là tránh tiếp xúc với vi-rút. Các thông tin khác về sự khác nhau giữa bệnh cúm và COVID-19 được trình bày trong các phần khác nhau bên dưới.

Bởi vì cúm và COVID-19 có một số các triệu chứng tương tự nhau nên có thể khó để phân biệt hai loại bệnh này chỉ dựa trên triệu chứng, do đó có thể cần thực hiện xét nghiệm để giúp xác nhận chẩn đoán bệnh. Cúm và COVID-19 có thể có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa hai loại bệnh này vẫn có một số sự khác biệt quan trọng.

Mặc dù thông tin được cập nhật mỗi ngày nhưng có nhiều điều về chúng ta vẫn chưa biết về COVID-19 và vi-rút gây ra căn bệnh này. Trang này so sánh COVID-19 và bệnh cúm, dựa trên thông tin có sẵn tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Cần làm gì nếu bị bệnh? 

cần làm gì khi bị covid

 

Ở nhà trừ khi cần được chăm sóc y tế

  • Ở nhà Hầu hết mọi người mắc COVID-19 bị bệnh nhẹ và có thể hồi phục tại nhà mà không cần chăm sóc y tế. Đừng rời khỏi nhà của quý vị, ngoại trừ khi cần sự chăm sóc y tế. Đừng đến các khu vực công cộng.
  • Chăm sóc bản thân. Nghỉ ngơi và uống nước thường xuyên. Dùng các loại thuốc không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen, để giúp quý vị cảm thấy tốt hơn.
  • Giữ liên lạc với bác sĩ của quý vị. Gọi điện trước khi đến khám bệnh. Phải tìm sự chăm sóc y tế nếu quý vị bị khó thở, hoặc có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu, hoặc nếu quý vị nghĩ đó là một trường hợp cần cấp cứu.
  • Tránh dùng giao thông công cộng, đi chung xe hoặc taxi.

Tách bản thân khỏi những người khác

Cố gắng ở trong phòng riêng và tránh xa người khác và thú cưng trong nhà quý vị càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, quý vị nên sử dụng phòng vệ sinh riêng. Nếu quý vị cần ở gần người khác hoặc động vật trong hoặc ngoài nhà, hãy đeo khẩu trang.

Thông báo cho những người liên hệ thân thiết với quý vị biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19. Người nhiễm bệnh có thể lây lan COVID-19 bắt đầu 48 giờ (hoặc 2 ngày) trước khi người đó có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có xét nghiệm dương tính. Bằng việc thông báo cho những người liên hệ thân thiết với quý vị biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, quý vị đang giúp bảo vệ mọi người.

  • Có hướng dẫn bổ sung cho những người sinh sống trong những khu vực ở gần nhau và nhà ở chung.
  • Xem COVID-19 và động vật nếu quý vị có thắc mắc về thú nuôi.
  • Nếu quý vị được chẩn đoán nhiễm COVID-19, nhân viên từ sở y tế có thể gọi cho quý vị. Trả lời cuộc gọi để giúp làm chậm sự lây lan.

Theo dõi các triệu chứng của bản thân

  • Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, ho hoặc các triệu chứng khác.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sở y tế địa phương. Cơ quan y tế địa phương sẽ đưa ra hướng dẫn cách kiểm tra các triệu chứng của quý vị và báo cáo thông tin.

Gọi điện trước khi đến gặp bác sĩ 

  • Hãy gọi điện trước. Có thể hoãn hoặc thực hiện buổi khám định kỳ qua điện thoại hoặc dịch vụ y tế từ xa.
  • Nếu quý vị có một cuộc hẹn khám bệnh không thể hoãn lại, hãy gọi đến văn phòng bác sĩ của quý vị để thông báo cho họ quý vị đã mắc hoặc có thể mắc COVID-19. Việc này sẽ giúp phòng khám bảo vệ bản thân họ và các bệnh nhân khác.

Nếu bị bệnh, hãy đeo khẩu trang che mũi và miệng

  • Nên đeo khẩu trang che mũi và miệng nếu quý vị phải ở gần người khác hoặc động vật kể cả thú cưng (dù là ở trong nhà).
  • Không cần đeo khẩu trang nếu quý vị ở một mình. Nếu quý vị không thể đeo khẩu trang (ví dụ vì gặp vấn đề khi thở), hãy che miệng khi ho và hắt hơi theo một số cách khác. Cố gắng đứng cách xa người khác ít nhất là 6 feet, tương đương 2 mét. Điều này sẽ giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị.
  • Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất kỳ ai bị khó thở, hoặc bất kỳ ai không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi quý vị ho hoặc hắt hơi.
  • Vất khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có lót bao rác.
  • Rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.

Rửa tay thường xuyên

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; đi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
  • Sử dụng dung dịch sát trùng tay nếu không có sẵn nước và xà phòng. Sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn ít nhất 60%, phủ kín tất cả các bề mặt của bàn tay và chà xát tay với nhau cho đến khi cảm thấy khô.
  • Xà phòng và nước là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là khi tay bẩn rõ ràng.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch
  • Lời Khuyên về Rửa Tay

Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân

  • Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn hoặc bộ trải giường với người khác trong nhà quý vị.
  • Rửa kỹ các đồ dùng này sau khi sử dụng bằng xà phòng và nước hoặc cho vào máy rửa chén.

Làm sạch tất cả các bề mặt “hay chạm vào” hàng ngày

  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong “phòng bệnh” và phòng vệ sinh; đeo găng tay dùng một lần. Để người khác làm sạch và khử trùng các bề mặt ở những khu vực chung, nhưng quý vị nên tự làm sạch phòng ngủ và phòng vệ sinh của mình, nếu có thể.
  • Nếu một người chăm sóc hoặc người khác cần làm sạch và khử trùng phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh của người bệnh, họ nên làm việc này chỉ khi cần thiết. Người chăm sóc/người khác nên đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần trước khi vệ sinh. Họ nên chờ càng lâu càng tốt sau khi người bệnh đã sử dụng phòng vệ sinh, trước khi bước vào để làm sạch và sử dụng phòng vệ sinh.
  • Làm sạch và khử trùng các khu vực có thể có máu, phân hoặc chất dịch cơ thể trên đó.
  • Sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng dùng trong gia đình. Làm sạch khu vực hoặc vật dụng bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa khác nếu bị bẩn. Sau đó, sử dụng chất khử trùng gia dụng.
  • Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn trên nhãn để đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả. Nhiều sản phẩm khuyên giữ cho bề mặt ẩm ướt trong vài phút để đảm bảo tiêu diệt vi trùng. 
  • Nhiều sản phẩm cũng khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa như đeo găng tay và đảm bảo quý vị có thông gió tốt trong quá trình sử dụng các sản phẩm này.

9 cách phòng tránh dịch COVID-19 

Cách phòng tránh covid 19

 

  1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
  2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
  3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
  4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
  5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
  6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
  7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
  8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
  9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Hãy bảo vệ bản thân và cả cộng đồng bằng việc nâng cao ý thức, chung tay đẩy lùi virus COVID-19. Thông qua các kiến thức sẵn có và áp dụng những phương pháp phòng chống, tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát và trở nên khả quan hơn. 

NGUỒN THAM KHẢO: 

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dich-2019-ncov/thong-tin-suc-khoe/virus-corona-chung-moi-gay-dich-o-vu-han-co-thuc-su-qua-dang-so/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dich-2019-ncov/tu-van-bac-si/2019-ncov-nguy-hiem-nhu-nao/

https://baoquocte.vn/covid-19-co-dang-so-hon-sars-109627.html

https://ncov.moh.gov.vn/-/vi-sao-test-nhanh-covid-am-tinh-van-khong-uoc-chu-quan-

https://tuoitre.vn/vi-sao-virus-corona-lan-nay-dang-so-20200213114426175.htm

https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html

https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/steps-when-sick.html

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan