BỊ TIÊU CHẢY NÊN UỐNG GÌ ĐỂ NHANH KHỎI?

Uống nước dừa rất tốt cho người bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh lý đường tiêu hoá mà ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần mắc phải. Và có nhiều người nghĩ rằng bị tiêu chảy thì không nên ăn uống để tránh phải đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn không đúng vì người bị tiêu chảy vẫn nên ăn uống để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng. Vậy bị tiêu chảy nên uống gì, ăn gì để nhanh hồi phục khi điều trị tại nhà? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy khác nhau ở cả người lớn và trẻ em. Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có đến 88% người bị tử vong khi mắc bệnh tiêu chảy là do vệ sinh không sạch sẽ, nguồn nước không an toàn, không đảm bảo vệ sinh. Các bác sĩ cho biết, những nguyên nhân trực tiếp gây ra tiêu chảy là do:

1. Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột

Các loại vi sinh vật có thể kể đến như: vi trùng, virus, ký sinh trùng, nấm,…thông thường, vi sinh vật sẽ đi vào cơ thể trực tiếp thông qua đường ăn uống. Khi chúng ta ăn những thức ăn không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu,…gây ngộ độc. Mầm bệnh bên ngoài đi vào cơ thể kích thích lên các mô tiêu hoá gây viêm nhiễm dẫn đến tiêu chảy.

Bị tiêu chảy do ăn uống không hợp vệ sinh
Bị tiêu chảy do ăn uống không hợp vệ sinh

Ngoài ra, thói quen ăn đồ tái, đồ sống, ăn gỏi không được vệ sinh, xử lý đúng cách hoặc ăn rau tưới bởi nước bẩn, phân tươi không đảm bảo tiêu chuẩn làm tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.

2. Vệ sinh không sạch sẽ

Không gian sống, đồ dùng cá nhân, thân thể,…không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hoá gây nên tiêu chảy.

3. Ngộ độc thực phẩm
Khi sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm độc, gia vị độc hại gây nên các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa để đào thải các loại thức ăn mà cơ thể không dung nạp ra bên ngoài. Có nhiều trường hợp gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây nên tiêu chảy có thể kể đến như: không dung nạp đường, hội chứng ruột kích thích, rối loạn vi sinh đường ruột,…Lúc này người bệnh ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhân viên y tế thì cần chú ý thêm về chế độ ăn uống để cơ thể nhanh hồi phục.

BỊ TIÊU CHẢY NÊN UỐNG GÌ?

1. Tầm quan trọng của việc bù nước khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày bệnh nhân có thể đi ngoài từ 3-5 lần trở lên dưới dạng lỏng hoặc nước. Lúc đó cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải. Nếu không kịp thời bổ sung, người bệnh bị rối loạn điện giải, mất nước dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.

Nên bù nước kịp thời khi bị tiêu chảy
Nên bù nước kịp thời khi bị tiêu chảy

Ngược lại, nếu bệnh nhân được bổ sung nước đúng cách, kịp thời sẽ mang lại những lợi ích cho sức khoẻ như sau:

– Phục hồi nhanh chóng nước và chất điện giải trong cơ thể bị mất do tiêu chảy.

– Có tác dụng tăng sức khỏe hệ tiêu hóa và cầm đi ngoài, giảm số lần đi ngoài hiệu quả.

– Nhanh chóng lấy lại sức khỏe và giảm nguy cơ kiệt sức do tiêu chảy, mất nước.

Khi xác định được bị đau bụng tiêu chảy nên uống gì bạn sẽ có cho mình giải pháp hỗ trợ sức khỏe hiệu quả, rút ngắn thời gian trị bệnh. Vì việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, không chỉ giúp cơ thể hoạt động bình thường mà còn hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tật.

2. Bị tiêu chảy nên uống gì, ăn gì?

Bị tiêu chảy uống gì để nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người khi cơ thể đang ở trong giai đoạn nhạy cảm. Bạn dễ bị nôn ói, đau bụng, ỉtiêu chảy nếu ăn uống không đúng cách sẽ làm tình trạng thêm nặng và cơ thể càng thêm mệt mỏi. Sau đây là những loại nước nên uống khi bị tiêu chảy:

2.1. Uống nhiều nước lọc

Người lớn bị tiêu chảy có thể uống nhiều nước lọc, khoảng 8 ly mỗi ngày tương đương 2,5 – 3 lít. Nên uống từng ngụm nhỏ để nước thẩm thấu từ từ qua thành ruột non. Bạn nên uống nước ấm hoặc nước lọc bình thường, không nên uống nước đá lạnh sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá. Bạn cũng có thể uống nước khoáng chứa ion thay cho nước lọc.

2.2. Uống trà gừng

Gừng được xem là bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá hiệu quả. Gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, kháng viêm, giảm đau. Nếu bị tiêu chảy liên tục, có thể uống trà gừng để giúp bù nước, điện giải đã mất trong cơ thể.

2.3. Uống trà vỏ cảm

Vỏ cam là một vị thuốc được dùng trong đông y chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Trong vỏ cam có chứa lượng chất xơ cao giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, trong vỏ cam còn chứa hàm lượng Pectin có tác dụng kích thích gia tăng và sản xuất lợi khuẩn đường ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng,…

2.4. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn, giảm đau mà còn là một phương pháp bù nước khi bị tiêu chảy. Hoa cúc có dược tính lành tổn thương dạ dày, giúp kháng khuẩn, giảm đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy nếu bạn chưa biết bị tiêu chảy bị tiêu chảy uống gì thì đây là loại nước uống mà bạn có thể bổ sung sung lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy nên uống trà hoa cúc
Bị tiêu chảy nên uống trà hoa cúc

2.5 Uống Oresol

Khi bị tiêu chảy, loại nước mà bất kỳ người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều nên uống đó là dung dịch bù nước, điện giải Oresol. Đây là phương pháp phòng ngừa biến chứng ở người bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy nên uống gì để nhanh khỏi
Bị tiêu chảy nên uống gì để nhanh khỏi

Bị tiêu chảy nên uống Oresol bù nước và điện giải

Lưu ý: Cần pha Oresol đúng theo thể tích nước được hướng dẫn ngoài bao bì sản phẩm vì nếu pha đậm đặc sẽ gây tác dụng ngược, mất nước trầm trọng hơn hay còn gọi là mất nước ưu trương.

Dung dịch Oresol nếu đã pha quá 24h sẽ không được sử dụng mà cần loại bỏ để pha lại nước mới. Người trưởng thành có thể uống Oresol theo nhu cầu, còn trẻ em dưới 24 tháng nên uống 50-100ml sau mỗi lần trẻ nôn hoặc trẻ tiêu chảy. Đối với trẻ em từ 24 tháng sau mỗi lần nôn hoặc tiêu chảy nên cho uống 100-200ml Oresol.

2.6. Uống nước gạo rang hoặc cháo loãng

Những loại nước từ gạo rang hay cháo loãng có chứa tinh bột vừa bù nước và cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm tăng co bóp dạ dày và hoạt động nhiều. Tuy nhiên khi bị tiêu chảy, bạn không nên cho quá nhiều muối hoặc đường vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

2.7. Uống nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải (natri, kali, canxi và magiê) và carbohydrate,… Vì vậy, nếu bạn chưa biết bị tiêu chảy uống gì thì nước dừa là một giải pháp hữu ích lúc này. Người bị tiêu chảy có thể uống nước dừa tươi nhiều lần trong ngày để hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bạn không cần thêm đường hay bất kỳ gì khác vì trong nước dừa đã có vị ngọt tự nhiên và muối khoáng đầy đủ.

Uống nước dừa rất tốt cho người bị tiêu chảy
Bị tiêu chảy nên uống gì?

2.8. Uống nước cam mật ong

Nước cam vừa giúp tăng đề kháng vừa cải thiện tình trạng mất nước do tiêu chảy. Trong cam có chứa nhiều vitamin vitamin C, vitamin B9 rất tốt cho sức khỏe. Còn mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và cũng giàu dinh dưỡng không kém. Vì vậy uống nước cam mật ong sẽ giúp giảm tiêu chảy rõ rệt.

2.9. Uống trà lá ổi

Theo đông y, lá ổi có tác dụng giúp làm săn niêm mạc ruột và giảm tiết dịch dạ dày, hỗ trợ kháng khuẩn. Khi uống trà lá ổi sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng.

Hướng dẫn: Dùng một nắm lá hoặc búp ổi non, rửa sạch, sắc nhỏ lửa với 2 bát nước (sắc khoảng 15 phút), sau đó để nguội và uống. Có thể cho thêm một muỗng mật ong giúp dễ uống. Người bệnh có thể uống trà lá ổi 2-3 lần trong ngày cho đến khi giảm hẳn triệu chứng tiêu chảy.

NGƯỜI BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG NÊN UỐNG GÌ?

Tình trạng tiêu chảy và mất nước có thể nặng hơn nếu người bệnh không biết bị đau bụng tiêu chảy nên uống gì và ăn gì hợp lý. Nhằm tránh nguy cơ tiêu chảy nặng hơn, người bệnh cần kiêng uống những loại sau đây:

Không uống sữa chứa Lactose: khi bị tiêu chảy, enzym tiêu hoá đường lactose trong cơ thể bị giảm nên khi uống sữa có chứa lactose bạn dễ bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn. Hoặc một số người bị dị ứng với đạm trong sữa cũng có thể bị tiêu chảy khi uống.

Bị tiêu chảy không nên uống nước ngọt có ga
Bị tiêu chảy không nên uống nước ngọt có ga

Không uống nước ngọt, đồ uống có ga, cà phê: Thành phần Cafein trong nước ngọt, đồ uống có ga và cà phê gây kích thích hệ thần kinh đại tràng, làm tăng nhu động ruột và làm cho quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa trở nên bất thường gây rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng hơn.

LƯU Ý GÌ KHI ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ?

Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, nôn ói có thể sẽ làm cho người bệnh trở nên mất nước rất nhanh. Vì vậy, vấn đề bị đau bụng tiêu chảy nên uống gì là rất quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua. Sau đây là một số lưu ý khi bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì để nhanh khỏi:

+ Cần có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn không nên ăn quá nhiều nhưng cũng không nên bỏ bữa. Nên ăn những món thanh đạm, ít dầu mỡ như cháo thịt nạc, thịt gà, cháo trắng, cháo cà rốt, súp rau củ,…dễ tiêu hoá. Hạn chế đồ ăn tanh, đồ sống, tái, đồ hộp, đồ ăn nhanh, đồ muối chua,…

Bị tiêu chảy nên ăn cháo loãng
Bị tiêu chảy nên ăn cháo loãng

+ Người bệnh tiêu chảy nên uống nhiều nước ấm hoặc uống nước lọc bình thường, tránh uống nước đá lạnh khi bị tiêu chảy vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá và đường ruột lúc này.

+ Sau mỗi lần đi ngoài ra dạng nước hoặc lỏng, người bệnh nên uống dung dịch oresol để bù nước điện giải theo liều lượng chỉ định đúng với cân nặng (khoảng 5 – 10ml/kg cân nặng).

+ Nếu dùng thuốc kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ hoặc tư vấn của dược sĩ. Đặc biệt là trẻ em bị tiêu chảy, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc vì hệ tiêu hoá của bé còn chưa phát triển hoàn thiện.

+ Dụng cụ chế biến món ăn và chén bát phải được rửa, vệ sinh sạch sẽ vì hệ tiêu hoá của người bệnh lúc này còn yếu. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn để tránh vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hoá;

+ Người bệnh tiêu chảy nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc tốn sức khi cơ thể còn yếu.

Như vậy bị tiêu chảy nên uống gì, ăn gì là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung nước và điện giải ở người bệnh tiêu chảy đúng cách sẽ giúp cho người bệnh nhanh hồi phục. Hi vọng những thông tin trình bày trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì. Nếu bạn còn có vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 090 389 38 66 hoặc nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/menpeptine để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

  •         Hotline: 0903.893.866
  •         Email: medipharusa2018@gmail.com
  •         Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCt5xvivamrdoj2KZbu9fNpw

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan