Mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy! Mẹo phòng ngừa tốt nhất

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hệ thống đường ruột/ hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch của trẻ. Để trẻ lớn lên có thể phát triển được toàn diện cả về thể chất lẫn trí não thì trước tiên mẹ phải bảo vệ hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh. Trong số đó, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những tình trạng thường gặp và là dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất việc hệ tiêu hoá của trẻ đang “mắc bệnh”. Bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ những cách phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ, hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc thất tốt cho con trẻ nhé.

Tiêu chảy là gì? Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

  • Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy (tên gọi khác là Diarrhea) là bệnh lý về hệ tiêu hoá rất thường gặp, và vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi ngoài phân lỏng, có bọt, nhầy hoặc nhớt liên tục (trên 3 lần mỗi ngày). Tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải có trong cơ thể, làm cho trẻ sơ sinh suy kiệt sức khoẻ, tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên làm gì
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do đâu?
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Đối với người trưởng thành thì bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời đã gây ra hậu quả khôn lường. Hơn nữa, trẻ em với hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện thì tiêu chảy có thể gây suy nhược nhanh chóng, thậm chí để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể là suy thận do mất nước quá nhiều trong thời gian ngắn hoặc tiêu chảy cấp,…

Chưa kể đến, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao khi có tác động xấu lên hệ tiêu hoá đường ruột, hạn chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, trẻ sau này dễ biếng ăn, khó phát triển toàn diện, chậm trí tuệ và thể chất.

Xem thêm => 5 điều bố mẹ cần biết khi trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh không giống với chúng ta, chúng không có ngôn ngữ rõ ràng để biểu đạt được, vì vậy các mẹ nên theo dõi những dấu hiệu cơ thể của trẻ, để nhanh chóng nhận biết được trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là như thế nào:

  • Mệt mỏi, thờ ơ, ít vận động hơn ngày thường.
  • Da khô, môi khô, mắt khô
  • Thường khóc giả (khóc không có nước mắt)
  • Mắt trũng, mắt lờ đờ
  • Ít đi tiểu tiện hơn bình thường (không đi tiểu trong vòng 6 giờ)
  • Sốt hoặc hay nôn ói
  • Đau bụng

Các dấu hiệu phân của trẻ:

  • Đi nhiều hơn bình thường
  • Đi phân lỏng, nước
  • Phân có bọt, nhầy hoặc nhớt
  • Màu sắc khác biệt, màu trắng đục hoặc kèm máu
  • Mùi tanh, mùi hôi bất thường

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ?
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hiện nay tuy rất phổ biến, nhưng không dễ để xác định được nguyên nhân chính xác gây ra. Một số nguyên nhân chính thường gây nên tiêu chảy ở trẻ là:

– Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột: đây được xem là nguyên nhân thường xuyên gặp nhất gây nên tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn, vi trùng kí sinh như E.Coli, Shigella, Salmonella, giardia,… có thể xâm nhập từ cơ thể mẹ và vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ, hoặc xâm nhập trực tiếp vào cơ thể trẻ thông qua thực phẩm khác hoặc các vật dụng xung quanh. Nhiễm trùng tiêu hoá gây sốt cao, đau bụng, kèm phân lỏng/ nước,…

– Thay đổi chế độ ăn cho trẻ đột ngột, hoặc chế độ ăn của mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thay đổi đột ngột, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện của trẻ, gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy.

– Dị ứng với sữa công thức hoặc các thành phần có trong sữa: Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, đặc biệt đối với trẻ không sử dụng, không kết hợp cùng sữa mẹ sẽ gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ và dẫn đến tình trạng tiêu chảy, kèm đau bụng.

– Hệ tiêu hoá của trẻ không dung nạp Protein hoặc Lactose: tình trạng này sẽ gây thiếu hụt 1 loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose, khiến cho lactose tích tụ nhiều ở ruột trẻ và gây tiêu chảy haowjc gây ra một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hoá.

– Rối loạn hệ tiêu hoá: Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hoá có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do sữa công thức, thức ăn(bột, cháo) hằng ngày,…những vi khuẩn trong thức ăn gây kích thích ruột của trẻ. Đặc biệt trong thời gian ăn dặm, trẻ có thể bị ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy.

– Trẻ kém hấp thụ: Một số trẻ sơ sinh mắc chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các dưỡng chất còn lại đào thải ra bên ngoài bằng đường phân, phân sẽ có dạng lỏng như nước hoặc có bọt.

Dù nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu chảy cho trẻ thì các mẹ cũng nên chú ý để phát hiện sớm và chăm sóc, điều trị cho trẻ kịp thời.

Xem thêm => Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thế nào cho nhanh khỏi

Những lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì diễn biến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh chóng và rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và chăm sóc, điều trị kịp thời:

  • Đầu tiên, mẹ cần bổ sung đủ nước và các chất điện giải cho trẻ để bù vào phần nước bị mất đi cho tiêu chảy. (Có thể bổ sung bằng sữa mẹ để hỗ trợ hệ tiêu hoá cho trẻ)
  • Đối với trẻ sơ sinh vào độ tuổi và đang ăn dặm thì mẹ cần lưu ý các thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, mềm và dễ tiêu như chuối, ngũ cốc,…
  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, sữa hộp hay các loại nước trái cây vì có thể sẽ gây tiêu chảy nặng hơn.
  • Vệ sinh cho trẻ và người chăm sóc cho trẻ cũng phải vệ sinh tay chân kỹ càng để tránh lây nhiễm.
  • Các vật dụng của trẻ như ti bú, bình sữa, chén bát ăn dặm,… cần được vệ sinh thường xuyên.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc cầm,… nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài và có xu hướng nặng dần thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹo phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Mẹo phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Mẹo phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Phòng ngừa hơn chữa bệnh, sau đây Dược sĩ của chúng tôi mách các mẹ những mẹo để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ:

– Nuôi trẻ bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất để hạn chế các bệnh đường ruột, ức chế vi khuẩn xâm nhập sinh sôi, giảm nhanh tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

– Cải thiện vệ sinh nơi ở và các vật dụng để phòng tránh phát sinh và lây lan mầm bệnh.

– Cho trẻ ăn chín uống sôi, chọn các thực phẩm chất lượng, ở nơi uy tín, an toàn vệ sinh.

– Dọn dẹp phân và rác đúng cách, hợp vệ sinh.

– Kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng của trẻ, ưu tiên chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ.

– Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết, trẻ từ 6 tuần tuổi nên uống vacxin ngăn ngừa tiêu chảy cấp Rotavirus đầy đủ, đúng liệu trình và đúng liều lượng.

– Sử dụng kèm theo các men tiêu hoá để hỗ trợ hệ tiêu hoá cho trẻ. 

Xem thêm => Bí mật dha quan trọng với sự phát triển của trẻ

Tham khảo các loại men tiêu hoá được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ em:

– Lactobacillus

Lactobacillus phù hợp với cả trẻ em và người trưởng thành. Đối với trẻ em thì Lactobacillus hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, đi phân sống

Lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium có trong Lactobacillus giúp ứng chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, bổ sung thêm lợi khuẩn và giúp duy trì hệ tiêu hoá đường ruột khỏe mạnh.

– Menpeptine Drops

Sản phẩm men tiêu hóa Menpeptine đã quá quen thuộc với nhiều khách hàng trên thị trường. Men tiêu hóa Menpeptine được điều chế ở 3 dạng gồm viên nang, dạng gói và dạng siro.

Riêng đối với trẻ em, Menpeptine Drops (dạng siro) rất phù hợp trong việc hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng chướng bụng, đầy hơi, biếng ăn, kém hấp thụ, hay ọc/ trớ sữa,…

Men tiêu hóa Menpeptine Drops có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hoá thức ăn tránh đầy bụng, chướng bụng.

– Pro-Life

Đối với những trẻ em kém tiêu hoá, rối loạn đường ruột, khó tiêu, bị tiêu chảy, hay đi phân sống,… thì nên chọn Pro-Life để hỗ trợ.

Pro-Life có công dụng bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá đường ruột, cải thiện rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy phân sống.

– Usantibiopro Fort

Usantibiopro phù hợp sử dụng trong trường hợp rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đi phân sống, rối loạn nhiễm khuẩn đường ruột,…trẻ biếng ăn, khó tiêu, kém hấp thụ.

Usantibiopro Fort hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá, bổ sung lượng vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng và hỗ trợ cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

– Usantibiopro Ống

Men vi sinh Usantibiopro giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung các lợi khuẩn và vi sinh vật đường ruột.

Phù hợp sử dụng cho cả người trưởng thành lẫn trẻ em. đặt biệt phù hợp sử dụng hỗ trợ cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, tiêu hoá kém, đi ngoài  phân sống,…

Kết luận

Trẻ em cần thời gian để hoàn thiện toàn diện hệ thống tiêu hoá đường ruột, vì vậy việc bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp lên đường ruột là điều vô cùng quan trọng. Sữa mẹ cực kỳ tốt, đặt biệt là trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết trên chia sẻ một ít thông tin về “trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao” và mẹo chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tại nhà.

Hy vọng bài viết trên chia sẻ những thông tin bổ ích cho các mẹ trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ nói chung, và bảo vệ hệ tiêu hoá cho trẻ nói riêng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ với Công ty Mediphar USA tại:

SĐT: 0903893866

Gmail: medipharusa2018@gmail.com

Web: https://medipharusa.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Zalo: https://zalo.me/1897806218696843566

Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết này!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan