Lactobacillus là một nhóm vi khuẩn có lợi, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và miễn dịch của con người. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại. Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ giúp bạn hiểu rõ Lactobacillus là gì, những lợi ích sức khỏe mà nhóm lợi khuẩn này mang lại cũng như cách bổ sung Lactobacillus hiệu quả để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Tìm hiểu về Lactobacillus
Lactobacillus là gì?
Lactobacillus là một nhóm vi khuẩn có lợi thuộc họ Firmicutes, có hình que, không tạo bào tử và thuộc loại vi khuẩn gram dương. Chúng có khả năng sống trong môi trường ít oxy (kỵ khí tùy nghi). Điểm đặc trưng của Lactobacillus là chúng chuyển hóa carbohydrate thành axit lactic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

Có thể tìm thấy Lactobacillus ở đâu?
Lactobacillus thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men từ sữa, chẳng hạn như sữa chua và các loại thức uống lên men. Những thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi khuẩn. Nhờ vào thành phần carbohydrate, protein và chất béo có trong sữa, Lactobacillus được bảo vệ khỏi môi trường khắc nghiệt của hệ tiêu hóa, giúp chúng đến được ruột và phát huy tác dụng.
Vì vậy, mỗi khi bạn thưởng thức sữa chua hay các sản phẩm sữa lên men, hãy nhớ rằng bạn đang bổ sung những lợi khuẩn quan trọng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột!

>>> Xem chi tiết thông tin men vi sinh là gì
Lợi ích sức khỏe của Lactobacillus
Giúp giảm tiêu chảy
Lactobacillus đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn này có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.
Các chuyên gia cho rằng Lactobacillus hoạt động bằng cách bổ sung lợi khuẩn và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp giảm tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Một nghiên cứu đã chỉ ra so với nhóm dùng giả dược (thuốc không chứa hoạt chất điều trị), trẻ em được bổ sung Lactobacillus có thời gian tiêu chảy ngắn hơn đáng kể.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo
Lactobacillus có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng phụ khoa như viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) và nhiễm nấm Candida.
Việc bổ sung Lactobacillus hằng ngày giúp duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, từ đó giảm nguy cơ mắc BV. Ngoài ra, Lactobacillus còn có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Candida albicans – tác nhân gây nhiễm nấm âm đạo, đặc biệt là sau khi điều trị bằng thuốc. Điều này được cho là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của chủng lợi khuẩn này đối với sức khỏe.

Hỗ trợ cải thiện mức cholesterol
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về vai trò của Lactobacillus trong việc duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy Lactobacillus có thể làm giảm lượng cholesterol hấp thụ từ chế độ ăn uống, góp phần vào việc hạ cholesterol trong máu.
Ngoài ra, lợi khuẩn này còn được chứng minh có hiệu quả hơn so với một số chủng probiotic khác trong việc giảm tổng lượng cholesterol.
Giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy Lactobacillus có thể giúp giảm đau bụng và làm dịu các triệu chứng ở bệnh nhân mắc IBS.

Hỗ trợ hệ miễn dịch
Lactobacillus có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Lợi khuẩn này có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách củng cố hàng rào bảo vệ đường ruột và kích thích hoạt động của tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây hại.
Cách bổ sung Lactobacillus
Bạn có thể bổ sung Lactobacillus thông qua các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua hoặc các loại đồ uống lên men. Đây là cách đơn giản và an toàn để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể.
Ngoài ra, Lactobacillus cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung, bao gồm viên nang, viên nhai, bột, đồ uống probiotic và thậm chí cả viên đặt âm đạo (dạng bào chế dành cho các trường hợp cần cân bằng hệ vi khuẩn vùng kín).
Một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung Lactobacillus có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng trong bữa ăn hoặc ngay trước bữa ăn.

Liều lượng phù hợp để bổ sung Lactobacillus
Liều lượng bổ sung Lactobacillus có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và mục đích sử dụng. Đối với người lớn, chủng Lactobacillus acidophilus (chủng thường được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất của phân nhóm này) thường được sử dụng bằng đường uống, đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại probiotic khác, với liều lên đến 60 tỷ CFU/ngày trong thời gian tối đa 6 tháng.
Đối với trẻ em, Lactobacillus acidophilus cũng thường được bổ sung qua đường uống, nhưng với liều thấp hơn, tối đa với 30 tỷ CFU/ngày và trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng.
Tuy nhiên, nhu cầu lợi khuẩn của mỗi người có thể khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và mục đích sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bổ sung Lactobacillus với liều lượng cao hoặc với mong muốn sử dụng lâu dài.
Tác dụng phụ (ADR) có thể gặp khi bổ sung Lactobacillus
Mặc dù Lactobacillus được xem là an toàn với hầu hết trường hợp sử dụng, nhưng việc bổ sung lợi khuẩn này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường gặp với ảnh hưởng nhẹ bao gồm:
- Đầy hơi, chướng bụng do sự thay đổi cân bằng vi sinh trong đường ruột.
- Khí trong ruột, điều này gây nên cảm giác khó chịu nhẹ.
- Tăng dịch tiết ở âm đạo (khi sử dụng lợi khuẩn dưới dạng viên đặt âm đạo).
Trong một số trường hợp hiếm gặp, Lactobacillus có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Các vấn đề có thể bao gồm nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng lớp màng trong tim (viêm nội tâm mạc), đặc biệt ở những người có van tim bị tổn thương.

Vì vậy, sự trao đổi cũng như cung cấp thông tin của người bệnh cho chuyên gia y tế được cho là cần thiết, đối với mọi trường hợp trước khi quyết định bắt đầu sử dụng điều trị, bao gồm cả lợi khuẩn tưởng chừng như vô hại! Bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để phòng tránh các trường hợp các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Tương tác thuốc tiềm năng
Dù cho Lactobacillus là một loại vi khuẩn có lợi, kháng sinh vẫn có thể cho tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn dùng kháng sinh cùng lúc với Lactobacillus, trong trường hợp này thì hiệu quả của lợi khuẩn có thể bị giảm đi đáng kể.
Để tránh tình trạng này, bạn nên uống Lactobacillus ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng kháng sinh. Điều này giúp lợi khuẩn có đủ thời gian để phát triển trong đường ruột mà không bị kháng sinh tiêu diệt.

Lưu ý khi sử dụng Lactobacillus ở một số đối tượng
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Một số nghiên cứu ghi nhận trường hợp hiếm gặp trong đó probiotics gây nhiễm trùng máu ở những người có hệ miễn dịch kém. Nếu bạn đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Lactobacillus hoặc bất kỳ loại probiotic nào.
- Người có van tim bị tổn thương: Dù rất hiếm, nhưng một số trường hợp probiotics gây nhiễm trùng lớp màng trong tim và van tim đã được ghi nhận. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về van tim, đặc biệt là trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hoặc phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng Lactobacillus và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.

Tóm lại, Lactobacillus là một loại lợi khuẩn quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, cải thiện hội chứng ruột kích thích đến tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Bạn có thể bổ sung Lactobacillus thông qua thực phẩm tự nhiên như sữa chua hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các yếu tố như liều lượng phù hợp, tác dụng phụ tiềm ẩn và tương tác với thuốc trong quá trình sử dụng.
Mediphar USA tự hào giới thiệu sản phẩm Lactobacillus giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Sản phẩm này được phát triển dựa trên nghiên cứu chuyên sâu và cam kết chất lượng với thành phần Lactobacillus đạt chuẩn, an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng bổ sung lợi khuẩn qua sản phẩm này để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề tiêu hóa khó chịu.

>>> Xem chi tiết sản phẩm Lactobacillus
Với hơn 150 sản phẩm bổ sung sức khỏe chất lượng được phân phối trên toàn quốc, Mediphar USA không ngừng nỗ lực mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người tiêu dùng. Để tìm hiểu thêm về Lactobacillus và cách sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Tài liệu tham khảo:
- Lactobacillus spp. for Gastrointestinal Health: Current and Future Perspectives – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9019120/
- What is Lactobacillus? – Source: https://www.dairy.com.au/dairy-matters/you-ask-we-answer/what-is-lactobacillus
- What Is Lactobacillus Acidophilus? – Source: https://www.health.com/lactobacillus-acidophilus-8622038
- Lactobacillus Acidophilus – Uses, Side Effects, and More – Source: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-790/lactobacillus-acidophilus
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.