Tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Chỉ trong 10 năm trở lại đây, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta tăng lên 211%. Một con số thật đáng báo động. Vậy, bệnh tiểu đường là gì? Liệu đây có phải là một căn bệnh đáng lo ngại? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin này, ngay sau đây.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện chính của bệnh là mức đường trong máu luôn cao.

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

Theo ước tính, đến năm 2030, thế giới sẽ có khoảng hơn 500 triệu người mắc phải căn bệnh này. Chiếm đến 80% gánh nặng về y tế, nhất là đối với các nước ở mức thu nhập trung bình và thấp.

Bởi vì, bệnh lý này dù không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nhưng lại là nguyên nhân trực tiếp, gây ra một số bệnh lý nguy hại như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mù lòa, bệnh về thận… Trong đó, đột quỵ và nhồi máu cơ tim do bệnh tiểu đường là 2 bệnh lý nguy hại nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng người bệnh.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh tiểu đường type 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần được phát hiện và điều trị sớm để gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh, mắt, giảm sức đề kháng dễ nhiễm trùng… Những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường như sau:

– Liên tục thấy khát nước;

– Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;

– Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu

– Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 – 5 lần vào ban ngày và ban đêm;

– Sụt cân bất thường:

– Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;

– Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.

Tuy nhiên cần xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị bệnh tiểu đường sớm.

Phân loại bệnh tiểu đường

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tiểu đường được phân thành 2 loại bệnh chính. Đó là:

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh xuất hiện ở những trường hợp bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Khiến glucose không thể vào trong tế bào để dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao (hay còn gọi là hiện tượng tăng đường huyết).

Thông thường, bệnh tiểu đường tuýp 1 hiếm gặp. Thường xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) hay trẻ em. Chiếm khoảng dưới 10% trong tổng số người mắc bệnh phải bệnh lý này.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Là loại bệnh do cơ thể sản xuất ra insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose (đường). Trong khi Insulin là một hormone giúp cho glucose có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào.

Khi insulin không thể chuyển hóa đường, glucose sẽ tích tụ trong máu, khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao. Từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đây là loại bệnh thường gặp nhất, với hơn 90% số người bệnh trên thế giới mắc phải tuýp này. Hay gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi mắc bệnh. Ngày càng có nhiều người ở lứa tuổi 30 mắc bệnh.

Phân loại bệnh tiểu đường
Phân loại bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiện tại, nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1 thường cao ở các trường hợp sau:

Người thân cùng huyết thống (đặc biệt là mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc phải tiểu đường tuýp 1.

Một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc cao.

Nam giới thường bị tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn nữ giới.

Trẻ em có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai.

Người uống nước chứa nhiều nitrat.

Người không may tiếp xúc với 1 số virus gây hại hệ miễn dịch như: virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella, cytomegalovirus….

Người thiếu Vitamin D và sớm sử dụng sữa bò, sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò. Hoặc ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2

Tương tự tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 trong một số trường hợp vẫn chưa rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, người ta tin rằng, yếu tố về di truyền và môi trường vẫn là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đặc biệt, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất đối với bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng trong thực tế, không phải cá nhân nào mắc tiểu đường tuýp 2 cũng liên quan đến cân nặng.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Vậy, triệu chứng bệnh tiểu đường này là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị sớm bệnh lý này? Sau đây sẽ là một số gợi ý:

Khát nước và đi tiểu thường xuyên

Đột nhiên rất hay khát nước và đi tiểu nhiều. Đó có thể là cảnh báo từ căn bệnh tiểu đường. Bởi, khi mắc bệnh, thận của người bệnh sẽ không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, lượng đường này sẽ tích tụ vào nước tiểu nên người bên sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Đồng thời, khi đó các mô khác bị mất nước, nên sẽ khiến người bệnh khát nước hơn.

Hay bị đói

Insulin chuyển hóa đường thành năng lượng cho tế bào. Do đó, nếu  insulin không làm tốt vai trò này, thì tế bào sẽ không đủ năng lượng cho mọi hoạt động.

Vậy nên, người mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc khát nước thường xuyên, thì còn rất hay cảm thấy đói. Dù đã ăn uống đầy đủ, thậm chí là ăn uống khá nhiều. Nhưng thực tế, việc dung nạp quá nhiều dinh dưỡng, chỉ khiến cho lượng đường trong máu tăng lên mà thôi.

Cân nặng sụt

Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Bởi, như đã nói, khi các tế bào không đủ năng lượng cho hoạt động cơ thể. Thì cơ thể sẽ chủ động đốt cháy mỡ để tạo nên ra năng lượng, phục vụ cơ thể. Khi đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cân nặng.

Thị lực giảm

Khá nhiều người bỏ qua dấu hiệu này, nhưng đây vẫn là một trong những dấu hiệu cơ bản, giúp nhận biết bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của hiện tượng thị lực giảm, mắt mờ là do một loại chất lỏng được hình thành trong tròng mắt khi lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm, khi người bệnh khống chế được đường huyết.

Da sẫm màu và đốm tối màu

Nồng độ insulin trong cơ thể bất thường, cơ thể có thể sẽ xuất hiện những đốm tối màu trên cổ, nách, xương chậu…

Đặc biệt, đối với trường hợp nữ giới có vấn đề về nồng độ insulin do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Thì triệu chứng da sẫm màu, da xuất hiện nhiều đốm tối màu thường xảy ra sớm.

Hơi thở có mùi khó chịu

Song song với việc mất nước, thường xuyên khát nước. Người bệnh đái tháo đường cũng thường gặp tình trạng khô miệng, khiến hơi thở thường có mùi hôi khó chịu. Bởi, khi miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn.

Vết thương chậm lành

Đây có lẽ là một trong những điều khiến người ta lo ngại. Nhất là đối với  những người cao tuổi. Vì bản chất, khi cao tuổi, tế bào da thường phát triển chậm. Việc lành vết thương thường rất chậm. Khi mắc bệnh tiểu đường, thời gian lành vết thương lại càng kéo dài. Rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hay thậm chí là hoại tử vết thương.

Triệu chứng bệnh tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của hiện tượng này, là do tình trạng huyết áp và nồng độ cholesterol cao. Khiến mạch máu người bệnh bị thu hẹp, cản trở quá trình lưu thông máu tới nuôi vết thương, khiến vết thương lâu lành. Đồng thời, do hệ miễn dịch của người bệnh thường kém, nên việc vi khuẩn tấn công, hoại tử, viêm nhiễm vết thương là điều thường gặp.

Tê bì chân tay

Hiện tượng cánh tay, bàn tay, bàn chân tê hoặc thường xuyên có cảm giác châm chích cũng là một dấu hiệu của mắc bệnh tiểu đường. Nhất là đối với các trường hợp mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.

Một số triệu chứng khác

Ngoài ra, trong một số trường hợp, dấu hiệu của bệnh tiểu đường còn có thể là: Buồn nôn hoặc nôn mửa, nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ; ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo, cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi….

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính

Là những biến chứng do lượng đường huyết tăng cao mãn tính. Khiến các hoạt động chuyển hóa của cơ thể bị trì trệ. Dẫn đến một số hệ lụy như:

– Ở mắt: Ngoài việc thị lực người bệnh ngày một suy giảm, thì nặng hơn có thể là dẫn đến mù lòa. Hoặc là một số vấn đề khác ở mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

– Tim mạch: Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất có lẽ phải kể đến các bệnh ở hệ tim mạch. Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, còn một số biến chứng điển hình khác như: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch….

– Hệ thần kinh: Tiểu đường có thể gây tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn phải kể đến các chi. Do đó, người bệnh thường gặp phải tình trạng đau, ngứa, hay mất cảm giác ở tay và chân. Trong đó, mất cảm giác là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng cần được đề phòng. Bởi nó có thể khiến người bệnh mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

Biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường ở hệ thần kinh

– Bệnh về thận: Chức năng thận thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở các trường hợp bệnh tiểu đường. Vì đường trong máu cao gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thận. Khiến chức năng lọc của thận bị suy giảm. Bệnh lý điển hình kèm theo là suy thận.

Bệnh nhiễm trùng: Khi hệ miễn dịch yếu kém sẽ là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. Vậy nên, người mắc phải bệnh lý này, thường gặp phải một số vấn đề về nhiễm trùng như: nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền…

Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng đáng gờm. Nó có thể xảy ra cực nhanh chóng, đột ngột nhưng hậu quả lại rất đáng lo ngại.

Cụ thể các biến chứng đó là: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ… Ở những trường hợp không được cấp cứu  kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, liệt nửa người. Hoặc nặng nề hơn còn có thể dẫn đến tử vong.

Riêng đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn thai kỳ. Còn có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm, nhất là tiền sản giật. Nếu không cứu chữa kịp thời, tiền sản giật do bệnh tiểu đường còn có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến sinh mạng của mẹ và bé.

Điều trị bệnh tiểu đường

Với những biến chứng khôn lường kể trên. Việc phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường là điều không thể nào lơ là được. Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả:

Điều trị bệnh sớm và tuân thủ nguyên tắc điều trị

Hiện nay, việc điều trị, khống chế bệnh tiểu đường, đã không còn quá khó khăn như trước. Bởi, có rất nhiều những phương án khác nhau như: thuốc tây y, đông y, hay thậm chí là chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược….

Tuy nhiên, để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện, người bệnh nhất định phải sớm nhận biết và tiến hành điều trị bệnh đúng phương pháp. Đồng thời, cũng cần nghiêm chỉnh tuân thủ các nguyên tắc điều trong quá trình điều trị bệnh. Để sức khỏe và tỉ lệ đường huyết sớm ổn định.

Điều trị bệnh bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi của người bệnh tiểu đường. Do đó, việc điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Luôn là điều được người ta kể đến khi nói về cách điều trị bệnh lý này.

Vì vậy, ngoài việc tìm đến phương án điều trị bệnh và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thì người bệnh nhất định phải chú ý đến chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường.

Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no. Cũng không nên vận động ngay hay nằm ngay sau khi ăn. Hãy vẫn động nhẹ nhàng sau khi ăn để việc chuyển hóa dinh dưỡng được thuận lợi hơn.

Hãy chia nhỏ các bước ăn trong ngày. Đảm bảo cơ thể đủ năng lượng. Không để xảy ra trường hợp đường huyết quá cao hay quá thấp.

Điều trị bệnh bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Điều trị bệnh bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chú ý hơn về sinh hoạt hàng ngày để điều trị bệnh

Theo các khuyến cáo y tế, việc vận động có liên quan mật thiết đến lượng đường huyết trong máu. Vận động sẽ có những tác động nhất định đối với quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.

Do đó, song song với việc điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một vấn đề về sinh hoạt sau đây:

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên, tránh các bộ môn quá nặng hoặc đi bộ chạy bộ quá lâu.

Ưu tiên lựa chọn các bài thể dục nhẹ như: đi bộ vừa sức, đạp xe, bơi lội….

Không nên mang vác hay lao động quá nặng. Bởi, khi lao động nặng cơ thể sẽ đòi hỏi làm việc nhiều hơn, nhưng tình trạng sức khỏe của người bệnh thường không đáp ứng.

Chú ý trong chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi. Không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức. Hãy giữ cho trạng thái cơ thể được cân bằng.

Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị ? Gợi ý những thực phẩm người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc thường xuyên. Như: yến mạch, hạt kê, hạt vừng, các loại rau xanh, đậu đỗ…

– Nên sử dụng các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…

– Thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ cũng là loại thực phẩm được khuyên dùng. Để đảm bảo đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể.

– Các loại thực phẩm sữa, sữa chua ít đường, dầu oliu, dầu mè, dầu dừa… cũng rất có ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

– Sử dụng các loại đường ăn kiêng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vừa giúp chế độ ăn uống của người bệnh không bị ảnh hưởng, vừa không lo ngại tăng đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thực phẩm không nên ăn

– Các loại thực phẩm giàu tinh bột. Bởi nó có thể chuyển hóa đường. Điển hình như: gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng….

– Thịt mỡ hay phủ tạng động vật, da của gia cầm… cũng là những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên tránh.

– Các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm quá nhiều gia vị cũng nằm trong danh sách thực phẩm cấm kỵ.

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các món chiên xào cũng cần nên hạn chế.

– Không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như sầu riêng, nho, xoài, nhãn…

– Thức ăn quá ngọt hay quá mặn cũng là điều không nên. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết cơ thể.

– Rượu bia, thuốc lá, các loại nước ngọt có ga, các chất gây nghiện khác…. cũng nhất định cần tránh xa.

Tạm kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường. Hi vọng sẽ giúp cho các cá nhân quan tâm có được những thông tin thật sự bổ ích.

Gợi ý giải pháp ăn uống “thả ga” cho người bệnh tiểu đường

Thay vì phải lo lắng mãi triệu chứng của bệnh tiểu đường như thế nào, thì mỗi người hãy chủ động ngăn chặn các triệu chứng từ bệnh lý này. Và giải pháp tối ưu, an toàn nhất hiện nay. Mọi người đừng nên bỏ qua chính là: ĐƯỜNG ĂN KIÊNG MAIZE SLIM của Mediphar USA. Một thương hiệu chuyên về dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín nhất thị trường hiện nay.

Loại đường này được đặc chế từ bắp và chất xơ inulin, được xem là giải pháp tối ưu nhất, giúp thay thế đường cho các trường hợp muốn phòng tránh bệnh tiểu đường, hoặc đang trong giai đoạn điều trị bệnh.

Maize Slim còn hay được gọi là đường bắp, đường ăn kiêng, hay đường không năng lượng. Đây được xem là thế hệ mới của các chất làm ngọt, giúp cho người có nguy cơ và bị tiểu đường, người bị béo phì, những người ăn kiêng phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Đường bắp ăn kiêng Maize Slim
Đường bắp ăn kiêng Maize Slim cho người bị tiểu đường

Do đó, nếu người đang nghi ngờ mắc các triệu chứng bệnh tiểu đường. Hoặc là những người đã mắc phải bệnh lý này, đang trong giai đoạn điều trị. Nhất định phải lưu tâm và chọn lựa đường ăn kiêng Maize Slim. Để giúp quá trình khống chế đường huyết trong máu sớm được ổn định.

Đừng vội rời trang bạn nhé! Nếu nhà thuốc của bạn muốn kinh doanh đường bắp ăn kiêng Maize Slim với giá tốt nhất. Thì hãy liên hệ với Mediphar USA ngay bây giờ để nhận được bảng giá sỉ cùng chiết khấu ưu đãi nhé!

phân phối sỉ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] tiên phải nói đến trường hợp đường huyết không ổn định ở người bị bệnh tiểu đường, trường hợp này gần như phải uống thuốc quanh năm để kiểm soát bệnh. Song, […]

trackback

[…] tiên phải nói đến trường hợp đường huyết không ổn định ở người bị bệnh tiểu đường, trường hợp này gần như phải uống thuốc quanh năm để kiểm soát bệnh. Song, […]

Bài viết liên quan