Với hơn 5,5% dân số trong độ tuổi từ 20 – 79 tuổi tại Việt Nam mắc phải. Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng. Bởi, bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Mà thậm chí, những biến chứng nguy hại của bệnh lý này, còn có thể cướp đi cả sinh mạng người bệnh. Vậy, vấn đề đặt ra là “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này, ngay sau đây bạn nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường), thuộc nhóm bệnh lý nội khoa do do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Bệnh lý này vẫn đang là gánh nặng của ngành y tế và toàn xã hội bởi số người mắc bệnh không ngừng gia tăng mỗi năm.
Giới chuyên môn phân chia bệnh lý này thành 3 dạng bệnh chính. Gồm:
- Tiểu đường tuýp 1 (thường xuất hiện đầu tiên ở trẻ em hoặc ở người trẻ tuổi)
- Tiểu đường tuýp 2 (thường gặp nhất)
- Bệnh tiểu đường thai kỳ.
Dù không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng những biến của bệnh tiểu đường thật sự rất khôn lường. Đặc biệt, đối với các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh lý này có thể dẫn đến biến chứng mù lòa, bệnh thận, bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Đây được xem là những nỗi ám ảnh của bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2
- Đi tiểu nhiều: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã ảnh hưởng vào đường tiết niệu.
- Hay bị khát, khô miệng: Việc tiểu nhiều khiến người bệnh luôn cảm thấy khát nước để bù lại lượng nước đã mất
- Thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói: Khi nồng độ insulin cao làm tăng kích thích cảm giác đói và muốn ăn
- Bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Tăng hoặc giảm cân bất thường nhưng không rõ nguyên nhân, là dấu hiệu bạn có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Đau hoặc tê bàn tay, chân: Dấu hiệu dễ nhận thấy với những bị tiểu đường type 2 là cảm giác tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, làm người bệnh có cảm giác như kiến bò.
- Lâu lành vết thương: Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm cho các vết nhiễm trùng, vết thương khó lành hơn so với người bình thường.
- Nhìn mờ: Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường type 2 không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt.
- Mảng da tối màu: Đây là dấu hiệu của kháng insulin, những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn sẽ xuất hiện trên cơ thể.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Vậy, bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi khiến không ít các bệnh nhân này quan tâm.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Vì trong thực tế, bệnh tiểu đường vẫn có thể khống chế một cách hiệu quả. Khi người bệnh kiên trì thực hiện biện pháp điều trị đúng đắn.
Cụ thể hơn, việc điều trị bệnh tiểu đường, tức là việc khống chế lượng đường huyết trong cơ thể. Để làm được điều đó, thì ngoài việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị, người bệnh còn phải thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến lượng đường huyết trong cơ thể mọi người.
Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
Để không phải lo lắng bệnh tiểu đường type 2 có chữa khỏi được không, bạn cần theo dõi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh tiểu đường không, nếu có một trong những dấu hiệu trên, cần phải:
Sớm tìm đến bác sĩ
Để phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn. Người bệnh tiểu đường nhất định phải thăm khám và điều trị bệnh sớm. Lúc này, các cơ sở y tế chuyên khoa, vẫn là giải pháp tối ưu nhất.
Kiểm soát đường bằng chế độ dinh dưỡng
Để tránh tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao, người bệnh nhất định phải chú ý về chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây tăng đường huyết là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Một số loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường như: Gạo lứt, Các loại hạt, đậu đỗ, các loại rau xanh, các loại hoa quả ít ngọt, sữa không đường, sữa dành cho người đái tháo đường, đường bắp ăn kiêng….
Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm như sữa, thịt, cá và các chất béo có lợi, có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu mè, dầu dừa.
Chú ý hơn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Để ổn định đường huyết, hỗ trợ bệnh tiểu đường sớm chữa khỏi, người bệnh cần:
- Thường xuyên luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe.
- Tránh mang vác nặng, làm việc quá sức.
- Tránh thức quá khuya
Lời kết
Nếu thực hiện nghiêm túc những lưu ý kể trên. Chắc chắn rằng, mối lo ngại về bệnh tiểu đường có chữa được không sẽ không còn là ám ảnh của người bệnh.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.