Mục lục bài viết
- 1 Khi nào bạn bị chẩn đoán là sưng khớp gối?
- 2 Các giải pháp phòng và điều trị sưng đầu gối tại nhà
- 2.1 Mang miếng đệm đầu gối hoặc dùng băng nén
- 2.2 Không gập đầu gối và ngồi xổm quá lâu
- 2.3 Hạn chế những bộ môn thể thao phải sử dụng đầu gối nhiều
- 2.4 Chườm đá lên vùng khớp gối sưng
- 2.5 Dùng thuốc giảm đau không cần theo toa
- 2.6 Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng xương khớp
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sưng khớp gối, gây đau nhức và vận động khó khăn. Đừng quá lo lắng vì bạn có thể xử lý bằng các liệu pháp điều trị tại nhà.
Khi nào bạn bị chẩn đoán là sưng khớp gối?
Sưng khớp gối là tình trạng đầu gối của bạn bị sưng hơn so với đầu gối bên kia. Đó có thể là sự sưng phồng quanh xương bánh chè hoặc quanh đầu gối. Ngoài ra, tình trạng sưng đầu gối còn có thể xảy ra ở đằng sau đầu gối – một dấu hiệu của u nang bao hoạt dịch. Bạn có thể dễ dàng so sánh 2 bên đầu gối của mình để phát hiện sự bất thường.
Thông thường, hiện tượng sưng đầu gối sẽ đi cùng với biểu hiện đỏ và ấm ở vùng đầu gối. Khi gập và duỗi thẳng chân người bệnh thường cảm thấy khó khăn, đau nhức khó chịu. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy áp lực đè nặng sau khi thử dồn trọng lượng cơ thể lên chân bị đau và bước đi.
Các giải pháp phòng và điều trị sưng đầu gối tại nhà
-
Mang miếng đệm đầu gối hoặc dùng băng nén
Nếu phải thường xuyên phải quỳ gối để làm vườn, làm việc nhà hoặc cúng kính… có thể mang miếng đệm đầu gối. Giải pháp này có thể giúp bạn hạn chế những tác động lên phần sụn khớp, phòng chứng sưng đầu gối hiệu quả. Ngoài ra, trong lúc làm việc, hãy thường xuyên dành thời gian khoảng 10 – 20 giây để giải lao đầu gối. Bằng cách đứng lên và duỗi thẳng chân sau đó để chân trở về vị trí ban đầu.
Để giảm sưng phồng cho đầu gối, hãy thử dùng băng nén quấn đầu gối lại. Cẩn thận đừng quấn quá chặt khiến đầu gối bị tê, ngứa, hoặc đổi màu kỳ lạ.
-
Không gập đầu gối và ngồi xổm quá lâu
Nếu muốn ngăn ngừa tình trạng sưng đầu gối, hãy tránh những tác động lặp đi lặp lại có sử dụng đầu gối trong thời gian dài.
-
Hạn chế những bộ môn thể thao phải sử dụng đầu gối nhiều
Những môn thể thao như chạy đua, trượt tuyết, lướt ván, bóng rổ… đều có tác động mạnh đến đầu gối. Cho đến khi đầu gối lành lại hoàn toàn, hãy ở yên và càng ít đi lại càng tốt. Nếu thấy đau, dùng nạng để duỗi thẳng chân hoặc để dồn trọng lượng cơ thể lên.
-
Chườm đá lên vùng khớp gối sưng
Bạn có thể bọc đá lạnh vào một miếng vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng đầu gối bị sưng. Chỉ khoảng 10 – 20 phút mỗi lần, ngày 3 lần vùng sưng sẽ được cải thiện rõ rệt. Tránh chườm nóng và tránh cho vùng khớp sưng tiếp xúc với hơi nóng.
-
Dùng thuốc giảm đau không cần theo toa
Một số loại thuốc kháng viêm như naproxen, aspirin, acetaminophen, ibuprofen… có thể giúp đầu gối giảm sưng, viêm hiệu quả.
Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ.
-
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng xương khớp
Một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp trên thị trường chứa dưỡng chất giúp bạn cải thiện tình trạng đau khớp, viêm khớp hiệu quả. Ngoài ra, các sản phẩm như Glucosamine 1500 còn giúp xương khỏe mạnh, cứng cáp, hạn chế những tổn thương từ bên ngoài.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc gần nhà hoặc mua online tại đây. Tuy nhiên, hãy tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia để có hướng sử dụng phù hợp.