Thuốc bổ khớp xương Glucosamin và những điều chưa bao giờ hé lộ

thuốc bổ xương khớp glucosamin

Thuốc bổ khớp xương Glucosamin là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn khi mắc các chứng bệnh về xương khớp. Vậy cần lưu ý những gì khi sử dụng sản phẩm này? Tham khảo ngay bài viết sau để có cách sử dụng phù hợp tránh mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn!

Glucosamin – có thể bạn chưa biết

Hầu như mọi người đều biết Glucosamine là hoạt chất vô cùng cần thiết cho hệ xương khớp. Đây là thành phần tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể con người, đặc biệt là trong chất lỏng xung quanh khớp. 

Glucosamin thuốc bổ xương khớp
Glucosamin – có thể bạn chưa biết

Thế nhưng, có vài điều sau mà phần lớn mọi người chưa từng bao giờ nghe qua sẽ được hé lộ ngay sau đây:

  • Glucosamine được sử dụng trong thực phẩm chức năng thường được lấy từ vỏ của động vật có vỏ. Tuy nhiên, thành phần này không phải lúc nào cũng có nguồn gốc tự nhiên. 
  • Trên thị trường hiện nay đang có 3 dạng glucosamine chủ yếu: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochlorideN-acetyl glucosamine. 
  • Các dạng glucosamine khác nhau thì tác dụng cũng không giống nhau khi được dùng như một chất bổ sung chế độ ăn uống. Tuy nhiên, chỉ có glucosamine sulfate là dạng được ứng dụng nhiều nhất. 
  • Trong các loại thực phẩm chức năng có chứa glucosamine thường có thêm sự góp mặt của các hoạt chất nổi trội là chondroitin sulfate , methylsulfonylmethane (MSM), hoặc sụn cá mập. Sự kết hợp này được cho là sẽ khiến cho hiệu quả của sản phẩm tốt hơn là chỉ dùng glucosamine sulfate một mình. 
  • Glucosamine sulfate là dạng được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh viêm xương khớp. 

Cơ chế hoạt động của Glucosamin

Glucosamine hay glucosamine sulfate nói riêng là một chất hóa học được cơ thể sử dụng để tham gia vào quá trình hình xây dựng gân, dây chằng, sụn và chất lỏng dày bao quanh khớp.

Cơ chế hoạt động của Glucosamin trong bảo vệ khớp

Đối với một cơ thể khỏe mạnh, các khớp được đệm bởi chất lỏng và sụn bao quanh để việc di chuyển, vận động luôn dễ dàng. Ngược lại, ở một số người bị viêm xương khớp, sụn sẽ bị phá vỡ và trở nên mỏng hơn rất nhiều. Điều này dẫn đến sự ma sát khớp nhiều hơn, làm các khớp đau và trở nên cứng. 

Theo các nghiên cứu chuyên môn đã chứng minh rằng việc bổ sung glucosamine có thể làm tăng sụn và chất lỏng xung quanh khớp. Từ đó giúp ngăn ngừa sự phân hủy các chất này, bảo vệ hệ các khớp xương và sụn khỏi những cơn đau nhức.

Có thể lý giải vì sao glucosamine sulfate có thể hoạt động tốt hơn các dạng glucosamine khác như glucosamine hydrochloride hoặc N-acetyl glucosamine bởi hoạt chất sulfate là thành phần không thể thiếu để sản xuất sụn.

Ai không nên dùng Glucosamin? 

Mang thai hoặc cho con bú 

Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được rằng Glucosamin an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú. Vậy nên, các bà mẹ để giữ an toàn tuyệt đối thì nên tránh sử dụng.

Ai không nên sử dụng glucosamin
Mang thai hoặc cho con bú không nên dùng Glucosamin

Bệnh hen suyễn 

Đã từng có một báo cáo nghi ngờ rằng glucosamine có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn. Vậy nên, những người đang mắc chứng bệnh này cần phải thận trọng khi dùng các sản phẩm có chứa glucosamine.

Bệnh tăng nhãn áp

Glucosamine có thể làm tăng áp lực bên trong mắt và làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn đối với ai có bệnh tăng nhãn áp. Nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa Glucosamin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cholesterol cao

Một số nghiên cứu ở bước đầu cho thấy glucosamine có thể làm tăng mức insulin và sau một thời gian có thể dẫn đến tăng mức cholesterol. Để an toàn, hãy theo dõi chặt chẽ chỉ số này của cơ thể nếu đang dùng glucosamine sulfate.

không nên dùng glucosamin
Không nên dùng Glucosamin với người bị Cholesterol cao

Cao huyết áp

Nghiên cứu ban đầu cho thấy glucosamine sulfate có thể làm tăng mức insulin trong cơ thể. Chỉ số insulin tăng sẽ kéo theo huyết áp cũng tăng. Để an toàn, hãy theo dõi huyết áp của bạn chặt chẽ nếu bạn dùng glucosamine sulfate và bị huyết áp cao.

Dị ứng với động vật có vỏ

Glucosamine trong các thực phẩm chức năng được sản xuất từ ​​vỏ tôm, tôm hùm và cua. Có một số người đã xuất hiện phản ứng dị ứng sau khi sử dụng chất bổ sung glucosamine. 

Vậy nên, nếu bạn bị dị ứng động vật có vỏ, hãy thật cẩn trọng trước khi sử dụng chất này nhé! 

động vật có vỏ
Dị ứng với động vật có vỏ

Phẫu thuật

Glucosamine sulfate có thể ảnh hưởng ít nhiều đến lượng đường trong máu và cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, nếu bạn có lịch phẫu thuật thì hãy ngưng dùng sản phẩm có chứa glucosamine sulfate ít nhất 2 tuần.

Glucosamin 500 – Bán chạy Top 1 năm 2021 

Đau nhức xương khớp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì vẫn nên hỗ trợ sự dẻo dai của cơ thể thông qua thuốc bổ xương khớp. 

glucosamin 500
Glucosamin 500 – Bán chạy Top 1 năm 2021

Nếu bạn đang loay hoay không biết nên chọn thực phẩm chức năng bổ xương khớp nào tốt nhất để cải thiện tình trạng đau nhức và phòng ngừa chúng quay trở lại thì Glucosamin 500 của Mediphar USA chinh là sự lựa chọn hoàn hảo. 

Glucosamin 500 là sản phẩm hàng đầu triệt tiêu các cơn đau nhức xương khớp và thoái hóa đĩa đệm một cách nhanh chóng chi trong 10 ngày.

Với thành phần 100% từ thiên nhiên, hoàn toàn lành tính và an toàn cho sức khỏe sẽ giúp những người cao tuổi, thường xuyên lao động nặng, … phục hồi đặc độ linh hoạt – đàn hồi của sụn khớp. 

Bên cạnh đó ngăn chặn quá trình thoái hóa tự nhiên của khớp, tránh tình trạng khô khớp và ngăn chặn các cơn đau triệu đau hay viêm quay trở lại.

Liên hệ ngay đến Mediphar USA để trải nghiệm sản phẩm tốt nhất này, giúp bạn giải quyết tình trạng đau nhức hiệu quả nhất.  

LỜI KẾT

Thuốc bổ khớp xương Glucosamin chính là “chìa khóa vàng” cho những ai đang phải chịu đựng những cơn đau nhức trong một khoảng thời gian dài. Chỉ cần chọn đúng sản phẩm và kiên trì sử dụng đúng cách, một cơ thể khỏe mạnh sẽ nhanh chóng quay trở lại với bạn. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan