Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được sữa. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Những chia sẻ từ Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Mục lục bài viết
Rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Theo Chuyên gia dinh dưỡng, người bị rối loạn tiêu hóa không nên uống sữa. Rất nhiều người có hệ miễn dịch phản ứng lại với lactose – một thành phần có nhiều trong đường sữa. Những trường hợp không dung nạp Lactose, bị hội chứng ruột kích thích hoặc đang bị đầy hơi, khó tiêu không nên uống sữa vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đây là hội chứng khá phổ biến trong cộng đồng, do cơ thể hệ tiêu hóa không bài tiết đủ lượng men tiêu hóa một loại đường trong sữa, gây ra chút khó chịu – phiền hà đường ruột nhưng không nguy hiểm. Nếu tiếp tục uống sữa, có thể bị tiêu chảy, đau bụng và nôn
Nếu sau khi uống sữa (thường xuất hiện sau khoảng 30 phút – 2 giờ, bạn gặp một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sau:
– Đau bụng;
– Buồn nôn/nôn;
– Xình bụng/Đầy hơi/Sôi ruột/Trung tiện nhiều;
– Tiêu phân lỏng/tiêu chảy;
– Đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn…
Những dấu hiệu này là triệu chứng kém dung nạp Lactose do thiếu men tiêu hóa sữa. Tuy tác hại không đáng kể, chỉ là một chút phiền hà, khó chịu đường ruột. Nặng hơn là vài lần tiêu phân loãng, tiêu chảy thoáng qua.
Tuy nhiên, phải ngưng uống sữa vài ngày. Sau đó, nên chọn thực phẩm được chế biến chín kỹ, dễ tiêu hóa… cho đến khi các triệu chứng hết hẳn và cơ thể khỏe mạnh bình thường.
Đọc thêm bài viết Trẻ biếng ăn mẹ phải làm sao: Tại đây
Tình trạng kém dung nạp Lactose là gì?
Là tình trạng đường Lactose trong sữa không được tiêu hóa – hấp thu (Bất dung nạp), hay tiêu hóa – hấp thu không hết (kém dung nạp) trong đường ruột, gây ra những phiền hà – khó chịu, thậm chí rối loạn tiêu hóa cho cá thể uống sữa.
Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa cơ thể khiếm khuyết hay thiếu men Lactase, một loại men chuyên để tiêu hóa đường Lactose như đã đề cập bên trên.
Đọc thêm: So sánh men tiêu hóa và men vi sinh
- Hội chứng kém dung nạp Lactose
Ở người, men Lactase được ruột non tiết ra rất sớm, từ khi còn là thai nhi, và sự bài tiết đạt mức tối ưu tại thời điểm sau sinh. Cùng với vòng đời, men này được ruột non bài tiết giảm dần và thường về mức tối thiểu sau 2 tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ được cai sữa mẹ hợp lý (sau 6 tháng tuổi) và được uống sữa động vật bổ sung thường xuyên, lượng men này vẫn đủ để phục vụ quá trình tiêu hóa hiệu quả.
Một số bệnh và tổn thương đường ruột do do viêm nhiễm vi trùng, virus, phẩu thuật… hay suy dinh dưỡng cũng làm giảm hoạt động bài tiết men Lactase.
Bao nhiêu người bị chứng kém dung nạp Lactose?
Khoảng 65 – 70 % dân số thế giới có tình trạng thiếu men Lactase ở nhiều mức độ. Do yếu tố di truyền, chủng tộc, dinh dưỡng và khả năng chịu đựng của hệ tiêu hóa ở mỗi người mỗi khác, nên không phải ai trong số họ cũng có biểu hiện lâm sàng của kém dung nạp Lactose.
Chứng kém dung nạp Lactose có tỷ lệ cao (>50%) ở cộng đồng Nam Mỹ, Đông Á, Bắc – Tây Phi, đặc biệt ở một số quốc gia châu Á, tỷ lệ này >90%. Khu vực Bắc Âu – Bắc Mỹ và châu Úc, tỷ lệ kém dung nạp Lactose trong cộng đồng rất thấp, khoảng 5-17% tùy quốc gia.
Trường hợp bất dung nạp Lactose bẩm sinh (hoàn toàn không tiêu hóa hấp thu được Lactose) rất hạn hữu, đến nay thế giới chỉ có khoảng 40 trường hợp được báo cáo.
Giải pháp lâu dài rối loạn tiêu hóa do uống sữa
Sau khi khỏe mạnh bình thường, áp dụng giải pháp lâu dài để tập dung nạp Lactose.
– Tập uống sữa (giải mẫn cảm dung nạp Lactose) như sau:
- Uống lượng ít nhất mà không cảm thấy khó chịu mỗi lần uống.
- Uống nhiều lần trong ngày (8 – 10 lần) mỗi lần khoảng 20 – 30ml tùy cá thể.
- Tăng dần lượng uống mỗi lần – mỗi ngày, đến khi đạt khoảng 300 – 600 ml sữa mỗi ngày tùy theo độ tuổi.
- Tuyệt đối không uống sữa lúc sáng sớm chưa ăn sáng, khi đói và tránh uống sữa quá lạnh.
- Rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa
– Kết hợp uống sữa trong bữa ăn, đặc biệt dùng sữa cùng với ngũ cốc và thực phẩm chứa chất xơ tiêu hóa, sẽ hỗ trợ rất tốt tình trạng kém dung nap Lactose.
– Kết hợp bổ sung sữa chua và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, phô mai…
– Bổ sung bộ đôi lợi khuẩn (men vi sinh) và chất xơ tiêu hóa trong khẩu phần hàng ngày.
Rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Đây là những chia sẻ từ Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh. Mong sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn.Theo Alo Bác sĩ
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.