Sữa chua là một trong những loại thực phẩm được khuyên dùng bởi chúng có chứa nhiều men vi sinh và lợi khuẩn tốt cho đường ruột, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hóa có ăn sữa chua được hay không? Loại sữa chua lợi khuẩn nào tốt cho hệ tiêu hóa? Cùng Mediphar USA tìm hiểu chi tiết hơn về các loại sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của người lớn và trẻ em trong bài viết sau.
Sữa chua chứa các thành phần gì?
Trước hết, chúng ta cần phải biết rằng, sữa chua là chế phẩm làm từ sữa – thức uống quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của hầu hết mọi gia đình. Hàm lượng ước tính trong 100g sữa chua sẽ là khoảng 100Kcal, 2,6g lipid, 5,3g protein và 15g chất bột.
Quan trọng hơn hết là một phần protein trong sữa chua sẽ được chuyển hóa thành các acid amin dễ tiêu hóa. Đồng thời thành phần đường bột khi vào cơ thể sẽ thành đường lactose có lợi cho sức khỏe.
Một trong những yếu tố chính để sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa là vì nó có chứa một lượng lớn lợi khuẩn probiotic rất tốt cho đường ruột. Ngoài ra nó còn có vitamin D, DHA, canxi, natri… thiết yếu, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Người bị rối loạn tiêu hóa có ăn sữa chua được không?
Có, sữa chua là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa bởi chúng có chứa men vi sinh và rất nhiều lợi khuẩn tốt giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do đó, sữa chua thường được bổ sung vào thực đơn hàng ngày giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn hơn. Đồng thời, sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Hàm lượng chất xơ cao có trong sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp lợi khuẩn phát triển tốt và tăng nhu động ruột. Từ đó giúp tăng cường quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sữa chua cũng đóng vai trò như một lớp nhầy giúp phủ lên toàn bộ bề mặt của ruột non nhằm bảo vệ và hạn chế các bệnh lý xuất hiện.
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe như nào?
Có thể thấy, sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của người lớn, trẻ em. Không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng mà sữa chua còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
Giảm tình trạng tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em
Trong thành phần của sữa chua chứa các lợi khuẩn thuộc các chủng sinh lactic. Chúng có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhờ vậy mà các lợi khuẩn khi hoạt động sẽ giúp hạn chế sự phát triển, tấn công của các hại khuẩn. Do đó có thể nói sữa chua sẽ giúp giảm nguy cơ rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.

Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Theo nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn sữa chua thì có hệ tiêu hóa tốt hơn hẳn nhóm còn lại. Bởi axit lactic trong sữa chua có độ pH lý tưởng nên sẽ hạn chế sự phát triển của Helicobacter Pylori (HP).
Các vi khuẩn sinh lactic trong sữa chua cũng ức chế sự phát triển của HP giúp hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày hành tá tràng do xoắn khuẩn này gây ra.

Nâng cao sức đề kháng
Tưởng chừng như hệ tiêu hóa và sức đề kháng không liên quan gì đến nhau, nhưng chúng lại có quan hệ mật thiết hơn bạn nghĩ. Lợi khuẩn có sẵn trong sữa chua sẽ góp phần làm tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chính yếu tố này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn

Bảo vệ hệ tiêu hóa
Có một loại đạm trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men sẽ giúp tăng tạo và duy trì lớp dịch nhầy bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhầy này đóng vai trò như một lá chắn giúp tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Hạn chế táo bón
Bên cạnh việc chứa nhiều lợi khuẩn thì sữa chua còn cung cấp chất xơ – chất xúc tác để các lợi khuẩn tồn tại, phát triển. Chất xơ còn giúp tăng nhu động ruột tránh táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Bổ sung các loại dinh dưỡng
Một nguồn thông tin cực kỳ có lợi cho những ai yêu thích loại thực phẩm đến từ sữa này, chính là nó cũng cung cấp các khoáng chất và vitamin cho cơ thể như vitamin D, B12, DHA, canxi, photpho,… Điều này cũng góp phần cho toàn bộ cơ thể cũng như những chức năng khác được hỗ trợ hoạt động tốt hơn trước.

Sữa chua loại nào tốt cho hệ tiêu hóa?
Sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên đối với người bị rối loạn tiêu hóa thì không phải loại sữa chua nào cũng tốt và phù hợp. Việc sử dụng sai loại sữa chua có thể làm cho tình trạng tiêu hóa trở nên tệ hơn, làm giảm khả năng dung nạp dưỡng chất.
Vậy loại sữa chua nào sẽ tốt và phù hợp cho người rối loạn tiêu hóa?
- Sữa chua không đường: là loại sữa chua tốt và được khuyên dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung từ 1 đến 2 hộp/ngày để cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy, buồn nôn,… cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt hơn.
- Sữa chua ít đường, có chứa hoa quả: thường có vị dễ ăn hơn, giúp kích thích được vị giác, tăng khả năng thèm ăn của người bệnh. Tuy nhiên, công dụng sẽ không bằng các loại sữa chua không chứa đường.
▷ Tìm hiểu thêm về: Rối loạn tiêu hóa nên và không nên ăn gì cho nhanh khỏe?
Ăn sữa chua đúng cách cho người bị rối loạn tiêu hóa
Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa chính, đối với người rối loạn tiêu hóa thì khoảng 1 tiếng sau bữa chính là thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ tốt các dưỡng chất có trong sữa chua. Tránh ăn sữa chua khi đói, vì hàm lượng axit trong dịch vị lúc này đang cao, ăn vào có thể làm mất đi các dưỡng chất và vi khuẩn có lợi.
Bên cạnh đó, để ăn sữa chua đúng cách bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau:
- Chỉ nên ăn tối đa 2 hộp/ngày
- Không ăn sữa chua cùng với kem lạnh
- Không ăn sữa chua cùng với các loại thức ăn quá nóng hoặc quá cay, đồ nhiều chất béo và dầu mỡ
- Sữa chua được bảo quản tốt nhất ở 8 độ C, do đó không nên ăn sữa chua đông đá hoặc sữa chua quá loãng.
- Không ăn sữa chua ngay sau khi uống thuốc vì sữa chua có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Chỉ nên ăn sau khi uống thuốc từ 2 đến 3 tiếng.
- Đối với người đang bị viêm họng chỉ nên ăn sữa chua sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 10 phút
- Không nên ăn sữa chua cùng các loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng… Vì trong những món ăn đó sẽ được cho thêm Nitre mà khi chúng kết hợp với Amin trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – chất gây ung thư.
- Không ăn sữa chua khi đang trong giai đoạn uống điều trị bệnh với kháng sinh hay thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh… vì nó có thể làm mất hết lợi khuẩn trong sữa chua.
- Không nên ăn sữa chua với kem vì probiotic trong sữa chua chỉ chịu được nhiệt độ mát khoảng 8 độ C, mà nhiệt độ của kem là 0 độ C sẽ làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn.

Có thể thấy, sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của các người lớn, trẻ em và cả người bị rối loạn tiêu hóa. Việc lựa chọn và ăn sữa chua đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa tốt hơn, kích thích vị giác và làm tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Hy vọng, thông qua bài viết trên của Mediphar USA bạn có thể hiểu hơn về công dụng của loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý, thường xuyên bổ sung men tiêu hóa để tăng cường và hạn chế các bệnh lý về đường tiêu hóa nhé!
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.