Những hệ lụy khi bị táo bón lâu ngày? Cách trị không cần dùng thuốc

Táo bón lâu ngày

Mục lục bài viết

Táo bón lâu ngày làm cho ruột già bị suy yếu, dãn ra và có nguy cơ thủng ruột. Nếu chủ quan không được điều trị kịp thời rất dễ lên trĩ, viêm ruột thừa, nặng hơn là ung thư đại tràng. Vì vậy, hãy chữa trị khi bệnh còn đang ở mức nhẹ.

Dấu hiệu của những người bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày được hiểu  là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục.

Muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi. Ở một số người còn có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột.

Những hệ lụy xảy ra khi bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày: Chớ coi thường?

Trẻ bị táo bón thường kèm theo tình trạng trẻ biếng ăn vì không cảm thấy đói, người lớn không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu. Phân tồn trữ lâu ngày ở ruột có thể gây trướng bụng hoặc tắc nghẹt ruột do phân, làm cho tình hình càng thêm xấu.

Phân trong ruột và các chất độc nhiễm vào máu còn gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh khiến cho lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu vô cớ chỉ chờ cơ hội là bùng nổ. Nhiễm độc mãn tính còn làm cho nước da người bệnh trở nên xanh, môi tái, móng tay lợt.

Táo bón được coi là nguyên nhân của bệnh trĩ và sa trực tràng. Táo bón lâu ngày khiến phân trở lên khô cứng quá đáng làm cho vòng thắt ở hậu môn không thể đẩy phân qua được. Nếu cố gắng rặn thì sẽ bị rách hậu môn, chảy máu, lòi trê,…

Người bị táo bón, khi đi cầu phải dùng sức để rặn làm tăng áp lực máu. Đối với người cao tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim mạch thì táo bón rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não.

Táo bón lâu ngày làm cho ruột già bị suy yếu, dãn ra và có nguy cơ thủng ruột. Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột khiến cho người bệnh còn dễ bị mắc các bệnh về ruột thừa.

Cách chữa táo bón lâu ngày không cần dùng thuốc

Hiện nay, không có một loại thuốc trị táo bón nào có thể trị tận gốc được căn bệnh này. Cách chữa táo bón hiệu quả chỉ có thể nhờ vào chế độ ăn uống.

  • Vậy bị táo bón nên ăn gì? Các Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nguồn thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan có đặc tính mềm và dính. Nhờ khả năng hấp thụ nước, trương nở mạnh tạo thành chất dạng gel ở bên trong đường tiêu hóa, nên chất xơ hòa tan sẽ giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển trong đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bậc nhất bao gồm các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, trái cây (như đu đủ, chuối) và trái bơ.
  • Bên cạnh điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bạn nên bổ sung thêm Sorbitol – Đây là một dạng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị táo bón kinh niên. Sử dụng từ 3 – 5 ngày là các triệu chứng táo bón sẽ dần thuyên giảm. Ưu điểm của sản phẩm là không gây ra tác dụng phụ như khi dùng thuốc.
Sorbitol 5G
Sorbitol 5G giúp làm giảm các triệu chứng táo bón, ăn uống khó tiêu
Sorbitol 5g
Chi tiết hơn về Sorbitol 5g

Khi nào cần đến bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

Bón nhiều và kéo dài trên 3 tuần; Bón xen kẽ với tiêu chảy; Đau nhiều vùng hậu môn khi đi tiêu; Trĩ; Nứt hậu môn; Sa trực tràng (còn gọi là lòi con trê); Tiêu ra máu hay có chảy máu vùng hậu môn; Nôn nhiều lần kèm với bón và đau bụng; Có các dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu..

Nếu bạn là nhà thuốc, Phòng khám, Đại lí… muốn tìm nguồn hàng dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán chạy với giá tốt nhất. Thì hãy liên hệ với Mediphar USA ngay bây giờ để nhận được bảng giá sỉ cùng chiết khấu ưu đãi nhé!

phân phối sỉ

    Liên Hệ Mediphar USA



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    Bị táo bón nên ăn gì? 7 thực phẩm người táo bón nên ăn

    Mục lục bài viết Nếu bạn đang thắc mắc bị táo bón nên ăn gì,...

    Thực phẩm cho trẻ ăn dặm khuyên dùng bởi Chuyên gia dinh dưỡng

    Mục lục bài viết Theo Bác sĩ Chuyên khoa I, Nguyễn Thị Ngọc Hương –...

    Giải đáp: Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể phục hồi?

    Mục lục bài viết Khi hệ tiêu hoá bị nhiễm khuẩn, chúng ta sẽ gặp...