Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng xuất huyết từ các bộ phận của hệ tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng,… Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,… thậm chí là tử vong. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Xuất huyết tiêu hóa trên là gì?
Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng xuất huyết có nguồn gốc từ dạ dày, thực tràng và tá tràng. Nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa trên là do viêm dạ dày, tổn thương ổ loét dạ dày nhằm tổn thương mạch máu. Chảy máu do viêm loét dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ 20% các trường hợp loét dạ dày, tá tràng.
Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm tỷ lệ 80% của xuất huyết đường tiêu hoá trên. Chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ khoảng 20% các trường hợp loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, xuất huyết tiêu hoá trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hoá dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và tử vong.
2. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên
2.1. Xuất huyết tiêu hoá trên do loét dạ dày, tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết tiêu hóa trên khi lớp viêm và loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng sâu gây vỡ mạch máu đến các lớp sâu hơn.
Đa số các trường hợp chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ gây chảy máu ở mức độ nhẹ và ít tái phát. Tuy nhiên, một số trường hợp điều trị không tốt có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm và cần lập tức cầm máu ngay.
Biến chứng xuất huyết do viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp ở người cao tuổi. Việc này thường liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc aspirin, clopidogrel hay thuốc kháng viêm không steroid trong một thời gian dài.
Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng thường được chẩn đoán bằng nội soi, cho phép quan sát chi tiết tình trạng chảy máu như: máu chảy thành tia, máu chảy âm ỉ, máu cục hay có vệt máu đen do máu ở ổ loét. Ngoài nội soi kiểm soát chảy máu, bệnh nhân cần điều trị tích cực với thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng sinh diệt trừ khuẩn HP.
2.2. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên
Hầu hết việc tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa chủ yếu xuất phát từ bệnh xơ gan, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên. Xơ gan do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do xơ gan tự nhiễm, viêm gan B tiến triển thành xơ gan.
Hậu quả dẫn đến làm tăng tĩnh mạch cửa làm giảm tĩnh mạch thực quản và có thể làm giãn tĩnh mạch phình vị.
Xuất huyết tiêu hóa trên diễn ra khi các tĩnh mạch này phình lớn dẫn đến vỡ¸ thường gây chảy máu nghiêm trọng và ồ ạt. Kết hợp với bệnh lý ở gan và rối loạn động máu, xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguy hiểm hơn và khó cầm máu.
2.3. Một số nguyên nhân khác ít gặp của xuất huyết tiêu hoá trên
- Viêm loét trợt dạ dày
- Viêm loét trợt thực quản
- Tổn thương Dieulafoy (do một động mạch nhỏ giãn to ngoằn ngoèo ở lớp dưới niêm của dạ dày, tại bất cứ vị trí nào trong dạ dày, bị ăn mòn và chảy máu).
- Hội chứng Mallory–Weiss
- Tổn thương Dieulafoy do một động mạch nhỏ giãn to ngoằn ngoèo ở lớp dưới niêm của dạ dày, tại bất cứ vị trí nào trong dạ dày, bị ăn mòn và chảy máu
- Dị sản mạch máu của dạ dày.
- Viêm dạ dày cấp do tâm trạng căng thẳng – stress, trầm cảm.
3. Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên
3.1. Nôn ra máu
Một dấu hiệu dễ nhận biết là bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi, máu cục lẫn thức ăn và dịch dạ dày. Phụ thuộc vào nguyên nhân mà số lượng máu nôn ra nhiều hay ít. Nôn ra máu nhiều và liên tục là triệu chứng xuất huyết ồ ạt, không tự dừng và cần can thiệp đến việc cầm máu.
Ngoài ra, nôn do chảy máu cam và ho ra máu hay ăn tiết canh cũng tương tự như xuất huyết tiêu hóa trên nên bệnh nhân cần phân biệt rõ ràng.
3.2. Đi ngoài phân đen
Xuất huyết tiêu hóa trên có thể không gây nôn ra máu mà máu theo thức ăn ra ngoài cùng phân, khiến phân có màu đen như bã cà phê, mùi khắm. Nếu chảy máu nhiều, phân thường loãng và có màu đỏ do máu tươi xen lẫn. Nếu máu chảy ít, phân thường vẫn thành khuôn nhưng có màu đen do máu như nhựa đường, dính và mùi khắm.
Triệu chứng này có thể nhầm lẫn do dùng thuốc Bismuth hay sắt, vì thế bệnh nhân cần xác định rõ ràng khi bắt gặp các dấu hiệu này.
3.3. Mất máu
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể không bị mất nhiều máu, triệu chứng không rõ ràng, tình trạng xuất huyết trên diễn ra nhẹ. Nếu mất quá nhiều máu, xuất huyết âm ỉ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như: niêm mạc nhợt, mạch nhanh khó bắt, tụt huyết áp, da xanh tái, hoa mắt, chóng mặt,…. thậm chí là mất ý thức, hôn mê sâu. Trong trường hợp này, người bệnh cần cẩn trọng.
3.4. Triệu chứng khác
Xuất huyết tiêu hóa trên còn có thể gặp các triệu chứng dưới đây bởi tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể sau:
- Xuất huyết tiêu hóa trên do khối u ác tính: ăn nhanh no, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
- Xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: vàng da, tuần hoàn bàng hệ, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…
- Bên cạnh đó, xuất huyết tiêu hóa trên có thể do viêm loét dạ dày, tá tràng: buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị,…
Bệnh nhân cần lưu ý rằng khi xuất hiện xuất huyết tiêu hóa trên thường kèm theo dấu hiệu sốt cao, đặc biệt là khi mất nhiều máu.
>>> Tham khảo ngay: Xuất huyết tiêu hóa dưới – Triệu chứng và cách phòng ngừa
4. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Truyền máu và hồi sức
- Cầm máu ngay
- Xử lý nguyên nhân để tránh tái phát
Đối với trường hợp chảy máu nhẹ
- Nghỉ ngơi, ăn nhẹ
- Theo dõi các chuẩn đoán về lâm sàng và các xét nghiệm hàng ngày
- Chẩn đoán nguyên nhân: nội soi dạ dày tá tràng, siêu âm bụng, chụp dạ dày uống baryt
Đối với trường hợp chảy máu vừa và nặng
- Nằm đầu thấp
- Tiến hành làm các xét nghiệm huyết học
- Truyền dịch và truyền máu
- Dùng thuốc cầm máu
- Nếu khó thở, bệnh nhân được thở oxy
- Theo dõi tình trạng chảy máu bằng cách đặt ống thông dạ dày
4.2. Điều trị theo nguyên nhân
- Điều trị nội khoa
- Điều trị bằng phương pháp nội soi: Áp dụng trong các trường hợp xuất huyết do loét dạ dày tá tràng. Chích hoặc clip cầm máu hiện là phương pháp đang được áp dụng điều trị nhiều nhất hiện nay.
- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp điều trị bắt buộc trong xuất huyết tiêu hoá kèm theo thủng ổ loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá kèm hẹp môn vị, hành tá tràng.
5. Cách phòng ngừa nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên
Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên bằng một số phương pháp sau:
- Đối với trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau hoặc aspirin thì cần dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để tránh loét dạ dày – tá tràng.
- Đối với trường hợp nhiễm dạ dày – tá tràng do nhiễm H. pylori: H.pylori là một loại vi khuẩn thường lây qua đường ăn uống nên mỗi chúng ta cần ăn uống hợp vệ sinh để ngăn ngừa phòng chống bệnh này. H. pylori là vi khuẩn thường lây qua đường ăn uống nên mỗi chúng ta cần ăn uống hợp vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể. Nếu bị nhiễm vi khuẩn H. pylori cần tuân thủ các biện pháp điều trị để mau chóng khỏi bệnh, thuốc hấp thụ vào cơ thể nhanh chóng.
Trên đây là những tất tần tật những thông tin về xuất huyết tiêu hóa trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ thì liên hệ ngay qua số điện thoại 0903893866 để được Mediphar USA tư vấn ngay nhé!
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.